GiadinhNet - Nhiều phụ nữ sau nhiều năm lấy chồng đến khi hôn nhân đứt gánh, phải đối mặt với sự thật: Tay trắng ra khỏi nhà.
Nhiều phụ nữ sau hàng chục năm lấy chồng, sinh con đẻ cái, chăm lo cho nhà chồng… đến khi hôn nhân đứt gánh, đã phải đối mặt với sự thật cay đắng: Tay trắng ra khỏi nhà…
21 năm và số 0 tròn trĩnh
Chị Lê Thị Vân Anh, trú tại nhà 110 G6A, khu tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội là một trong những phụ nữ điển hình cho việc phải tay trắng sau ly hôn. Theo lời kể của chị Vân Anh, năm 1990 chị lấy chồng. Anh Trung - chồng chị là công nhân nhưng về sau này thất nghiệp. Hơn thế, bệnh tật khiến đôi chân không thể đi lại được bình thường nên anh Trung cũng không đỡ đần được vợ cả về mặt kinh tế lẫn việc gia đình.
Vẫn theo chị Vân Anh, có lẽ vì không có công ăn việc làm nên anh Trung sa vào bài bạc. Tiền bạc, tài sản cứ thế đội nón ra đi khiến chị Vân Anh rất buồn. Chị đã khuyên nhủ anh nhiều, thậm chí còn tổ chức cuộc họp gia đình hai bên để khuyên giải anh nhưng đều bất thành.
Ngày tháng cũng trôi qua, hai đứa con gái cũng lớn, ngoan ngoãn, chị Vân Anh xem đó như niềm an ủi lớn nhất của đời mình. Vì vậy mỗi khi tiền mất, xe “chạy” ra hiệu cầm đồ, chị lại tự xoay sở và an ủi mình: "Thôi của đi thay người!".
Cũng bởi hai chữ "vì con" nên chị cứ nhẫn nhịn hết năm này sang năm khác, những mong sẽ có một cái hậu tốt đẹp. Nhưng rồi bỗng một ngày, chị nhận được đơn ly hôn của chồng. Tòa án nhân dân quận Ba Đình là nơi thụ đơn và đưa ra xét xử vào ngày 25/3/2011.
Tài sản đáng kể nhất sau ly hôn là ngôi nhà đang ở nhưng lại đứng tên sở hữu của bố mẹ chồng. Vậy là sau phiên xử ly hôn, chị thành người vô gia cư. Cùng chịu cảnh không nhà với mẹ là hai đứa con đang tuổi lớn (một cháu sinh năm 1991, một cháu sinh năm 1995) vì cả hai tự nguyện sống cùng mẹ. Vì lý do này, chị đã viết đơn kháng án, mong tòa phúc thẩm sẽ xét tới hoàn cảnh của ba mẹ con, cũng như mong nhà chồng sẽ nghĩ đến công sức mà 21 năm qua chị đã bỏ ra cho gia đình, con cái.
Chị Vân Anh hy vọng phiên tòa phúc thẩm sẽ xem xét tới hoàn cảnh của 3 mẹ con chị.
Công sức dã tràng
Phụ nữ sau ly hôn rơi vào tình cảnh không nhà không cửa tương đối phổ biến, chủ yếu là do thứ tài sản lớn nhất là ngôi nhà lại không thuộc sở hữu của vợ chồng. Về mặt pháp lý, trong những trường hợp này, không có điều luật nào để bảo vệ họ, mà chủ yếu phụ thuộc vào sự "tử tế" của người chồng. Có người muốn ly hôn đã quyết định đưa cho vợ một khoản tiền lớn, gọi là tiền "bù đắp tuổi thanh xuân", để vợ con có nhà để ở. Tuy nhiên, không phải người chồng nào cũng làm được như vậy. - Luật sư Trần Chí Thanh, Văn phòng Luật sư Tâm Đức - Hà Nội
Chị Đậu Thị Ngọc Dung, 41 tuổi, ở đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội cũng đang đứng trước nguy cơ không nhà không cửa sau ly hôn. Trong bản tự khai gửi Tòa án nhân dân quận Ba Đình, chị Dung viết: "Tôi phải một mình gánh vác cuộc sống gia đình, lo toan chuyện con cái học hành. Đồng lương thu nhập của hai vợ chồng không đủ nên tôi đã phải bươn chải, nhờ bố mẹ đẻ, anh chị bên tôi giúp... Thương con, tôi âm thầm chịu đựng để các con tôi không bị ảnh hưởng. Tôi không nghĩ đến ly hôn vì các con tôi không muốn bố mẹ chia tay".Mặc dù không muốn ly hôn nhưng vì anh Định, chồng chị nhất quyết ly hôn nên chị Dung đành phải chấp nhận. Chị viết đơn gửi đến Tòa: "Nếu ly hôn, tôi xin nhờ Tòa giải quyết và bảo vệ cho quyền lợi của tôi trong suốt thời gian tôi kết hôn. Từ khi lấy nhau, chồng tôi không có bất cứ tài sản nào ngoài ngôi nhà đứng tên mẹ chồng tôi hiện chúng tôi đang ở. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nuôi con ăn học, gây dựng gia đình đều do tôi gánh vác. Những khoản chi tiêu đó đã theo năm tháng tôi không thể tính hết được".
Đặc biệt, chị Dung cho biết, trong quá trình chung sống, chị đã bỏ ra hàng chục cây vàng để sửa chữa và nâng cấp nhà (4 lần sửa). Tuy nhiên, số vàng mà chị đã bỏ ra sửa nhà không có giấy tờ nên khi xét xử, tòa án đã không tính đến. Nhà không đứng tên vợ chồng, tài sản và tiện nghi trong nhà lại không đáng giá bao nhiêu, số tiền của mà chị bỏ ra sửa nhà thì không có giấy tờ gì chứng minh, công sức nuôi con ăn học, gánh vác gia đình thì càng không thể tính được... Với tất cả những lý do đó, chị Dung cũng rơi vào tình trạng không nhà không cửa sau 20 năm lập gia đình.
Về mặt pháp lý, ai cũng hiểu, ở vào hoàn cảnh của chị Vân Anh và chị Dung thì phải chấp nhận "trắng tay" khi ly hôn. Tuy nhiên có những điều dù không được ghi trong bản án nhưng là có thật, đó là công sức của người vợ bỏ ra sau bao năm chung sống, vun đắp, xây dựng gia đình. Trước ngày lên xe hoa, người phụ nữ tưởng như có tất cả: Sự trong trắng, tình yêu, người chồng và một gia đình như ước nguyện.
Giờ đến lúc “tình cạn, nghĩa tan”, những người phụ nữ lại trở về điểm xuất phát, nhưng có điều khác là trở về với hai bàn tay trắng.
Thật đáng buồn thay!
Lâm Vũ
http://giadinh.net.vn/20110502040641...sau-ly-hon.htm
Đứng tên anh chồng nhưng chắc vẫn phải có giấy tờ mua bán chứ nhỉ? Bạn cứ lưu lại tất cả các giấy tờ này làm bằng chứng khi ra tòa. Tuy nhiên đó là những bằng chứng yếu nhưng có còn hơn k0. Có lần tớ đi vắng, chồng tớ cũng mua đất vẫn để tên anh chồng, về nhà là tớ đòi chồng bán ngay lập tức, tớ phải dọa là nếu k0 đồng ý bán ngay thì tớ sẽ đến gặp VC ông anh yêu cầu cả 2 ký tên xác nhận là tài sản của VC người em.
Nếu các bạn ở chung với BMC, nhà của BMC, 2 VC k0 có vốn riêng, nhất là con dâu lại dành hết thời gian để chăm sóc chồng con, BMC, thay vì dành thời gian củng cố nghề nghiệp, địa vị XH của mình, thì ra đi với 2 bàn tay trắng là chắc chắn. Vì bản thân 2 VC đã chẳng có tài sản gì chung rồi, lấy đâu ra mà con dâu được chia phần. Có lẽ tiêu chí ở riêng là đầu tiên và quan trọng nhất đối với tớ khi lấy chồng.
Tay trắng sau ly hôn
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
00:43
Rating:
Không có nhận xét nào: