Nước Nga hôm qua, nước Nga hôm nay


Cậu bảo: Cũng không xa



- Nước Nga?


-  Ờ nước ấy


Và há mồm khoan khoái


Lão ngồi mơ nước Nga…


Tố Hữu Lão đầy tớ 6-1938





Những hình ảnh 
nước Nga hôm nay, vốn đã thường
xuyên đi về trong tâm trí chúng ta, lại  được tô đậm nhân sự kiện xảy ra ở Ukraina từ 3-2014.




“Hình như bên đó chủ nghĩa cộng sản không
chết, nay ở họ đang là chủ nghĩa Stalin không đảng”—một người tôi quen đã đoán như vậy. 


Một người khác nói một câu vu vơ, sau cũng thấy có vẻ rơi vào khái quát non, nhưng vẫn cả
quyết là chắc đúng đến 50%.. Cái câu buột miệng của anh ấy là “Khi một dân tộc
đã dính vào chủ nghĩa này thì không bao giờ rời khỏi nó được nữa, không bao giờ
trở lại như một dân tộc bình thường ”.





Tôi nghe thấy hoang mang, không dám tin mà cũng không có cách gì bác
bỏ…


Chỉ có điều chắc là đang có một tình trạng suy đồi của xã hội và con người,
và tất cả bắt nguồn từ lịch sử.


 Những bài báo nước ngoài mấy năm nay tôi đọc
được, đã ghi chép vào nhật ký, và gộp lại dưới đây, đều thống nhất ở cái ý đó.




   27-2-09


  Ghi rải rác từ các bản dịch trên  Bản tin
tham khảo
của TTXVN


- Ở đó, những
người đang đóng vai trò chi phối xã hội là KGB cũ và mới. Họ chỉ có một khuôn mặt. Muốn có một xã hội ổn định. Tất cả
làm theo cấp trên. Không ai có chuyên môn gì cả.


--Tham nhũng
không chỉ là căn bệnh xã hội mà là cách điều hành xã hội. Nghĩa là chính
quyền dùng tham nhũng để điều hành.


-  Nông dân phá sản. Sau khi nông trường giải tán,
họ làm riêng. Nhưng không có kỹ thuật vốn liếng. Một ít thành phẩm lương thực -
thực phẩm làm ra bị bọn con buôn trên thành phố trả quá rẻ. Họ không làm ăn gì
nữa. Các thành phố tràn ngập thực phẩm nước ngoài. Các quan chức rất thích nhập khẩu vì bằng cách đó họ được dùng những hàng nước ngoài loại hảo hạng. 


Rất nhiều người nông thôn
bỏ lên thành phố kiếm ăn bằng những nghề tệ hại nhất.


-- Dân sống
trong tăm tối. 60-70% đàn ông nghiện rượu và chết mòn trong rượu.  





Trước đó tôi đã đọc một bài của các nhà
nghiên cứu Trung quốc-- họ bảo căn bản xã hội Nga đang co lại trong khi xã hội
Trung quốc hướng ra thế giới. 





 9-6-09


 Lại một mẩu tin có liên quan đến nước Nga. Một
người phương Tây viết:

Một trong những người thầy Nga của tôi, một nữ giáo sư ngôn ngữ học, khi được
tôi hỏi “theo bà, đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của Liên
Xô?”, đã viết trong thư trả lời tôi như sau:


“Sự suy đồi đạo đức, có lẽ vậy. Y như thời kì
cuối của Đế quốc La-mã, nếu anh từng quan tâm đến.


Vào thời gian cuối của Liên Xô, xã hội xô-viết
giống như một cái thùng sắt tây rỗng tuếch.


 Quân đội
thì vẫn còn một chút nanh vuốt nào đấy, nhưng mọi thứ khác đều đã thành vô dụng
và nhạt thếch.


 Nạn nhũng
lạm lây lan như dịch hạch, trở thành nguồn sống và môi trường sống cho mọi người.
Trọn một thế hệ đã sinh ra, được dưỡng dục và trưởng thành trong đó.


Cuối cùng thì điều không tránh khỏi là, chỉ cần
một cú chọc bất kể theo hướng nào, cũng sẽ khiến cái vỏ rỗng kia bẹp dúm vào
trong.


Không ai biết chắc sai hỏng bắt đầu từ đâu. Có
thể là từ những năm tháng sơ khởi đẫm máu của chế độ: thói độc đoán và lạm dụng
bạo lực đã in hằn vào dân chúng tình cảm bất tín và căm ghét chính quyền…”





2-2010


Một bài trong đợt kỷ niệm bức tường Berlin
nói về sự chuyển biến của Đông Âu


 Ba Lan,
Hungary, Litva xây dựng lại đất nước của họ từ bên trong, tạo lập một tầng lớp
tinh hoa mới, tự trả giá cho các sai lầm của mình để đạt được thành công.


  Tác giả không nói rõ,
nhưng hàm ý nước Nga chưa biết làm kiểu đó.


 

Quan niệm về chiến tranh  

Nhà phê bình trẻ Lidija Dovletkireeva ( Nga) khi phân tích nhiều cuốn sách viết
về chiến tranh do các nhà văn Chesnia và Nga viết, đã rút ra kết luận rất đáng
chú ý:


 "Chính
những cuộc chiến tranh gần đây đã dẫn người đương thời đến ý niệm về sự cần
thiết quý báu của hòa bình, đã hướng dẫn người ta trong việc lựa chọn sự ưu
tiên không phải là chiến thắng một kẻ thù nào đó mà là khắc phục chiến tranh
theo đúng nghĩa của nó vì cuộc sống sáng tạo thanh bình
".





 Câu này tôi đọc được từ  bài viết về văn học Nga hôm nay của tác giả  Sergei Filatov trên  Báo Văn.


Bài phê bình có
đoạn viết tiếp:

“ Những vấn đề của ngày hôm nay vốn
gắn liền với quá khứ của chúng ta, với cuộc sống tinh thần của chúng ta, và với
những ưu thế giả tạo, vốn ngăn cản việc tạo ra ở trong nước bầu không khí đạo
đức lành mạnh.

Không một nước nào trên thế giới lại
bị bao bọc bằng những huyền thoại đầy mâu thuẫn trong lịch sử như nước Nga. Và
không một dân tộc nào trên thế giới lại được đánh giá một cách rất khác nhau
như dân tộc Nga.


 Một trong
những nguyên nhân, như N. Berdjaev đã nhận xét, là do tính phân cực của tính
cách Nga mà trong đó những nét đối lập được kết hợp với nhau một cách kỳ lạ
- lòng nhân hậu với tính tàn bạo, sự tinh tế của tâm hồn và chất thô lỗ, lòng
yêu chuộng tự do với sự chuyên chế độc tài, sự tự ti với tính ngạo mạn dân tộc
và chủ nghĩa Sôvanh.”






 Trên
Le monde diplomatique tháng 10-2010
có bài 
Nước Nga - một xã hội không công dân   


Từ
Bản tin tham khảo của TTXVN, tôi đọc
được bản dịch trong đó thích nhất mấy ý :

Quái gở dưới nhiều khía cạnh, chế độ hiện nay điều khiển một đất nước
tự do một cách ngược đời”.

Đó là một sự pha trộn giữa “hầu như là Liên Xô “ và “phương Tây giả hiệu”.




Một nhà sử học kết luận ”người ta cuối cùng cũng cảm thấy có được tự do ở một
nước triệt để không tuân theo những tiêu chuẩn dân chủ”. Nhưng đó là thứ tự do
không dây dưa gì với quan niệm tự do phổ biến trên thế giới





7-2-11


   Băng giá tận trong cốt lõi
tên một bài viết trên báo Economist Anh, TTXVN dịch ra tiếng Việt. Đọc
vào bắt gặp vài ý.


 Nước Nga
hiện có một nhà nước không chỉ trắng trợn coi thường pháp luật vì lợi ích của
riêng mình mà còn gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho bộ máy hành chính quan liêu
rằng hành động này giờ đây được tán thành
.





Hiện nhà nước đó  được coi một như tài sản
không được đầu tư, yếu kém, và người ta đang tư hữu hóa nó.  Ranh giới
giữa các doanh nghiệp quan trọng nhất  và các quan chức chính phủ đi
từ mập mờ đến không tồn tại. 


Thanh
niên  thích có môt công việc trong chính phủ, hoặc một công ti nhà
nước, hơn là một doanh nghiệp tư nhân.


Hối lộ là một  thị trường lớn, giá trị của
nó tăng đến 300 tỷ USD, hoặc 20% GDP.





12-10-11


 Nước Nga sau 2011 ra
sao? Sau đây là bài của Ju. Afanasiev Nước
Nga đã đến hồi cáo chung
được viết từ mấy năm trước, nay nhân kỷ niệm 20
năm Liên xô sụp đổ đọc lại thấy hay quá nên tôi chép lại vào đây.





  Mở đầu là câu hỏi Chúng ta không phải là nô
lệ sao?
Tác giả cho biết nay là lúc những người cầm quyền chỉ coi Nhà nước
Nga là phương tiện để trộm cắp. Những người cầm quyền ấy giống như những kẻ
chiếm đóng, một lũ mọi rợ.


  Hư vô
về luật pháp. Vô luân. Nomenkluctura
--bộ máy quan liêu -- thao túng tất cả.


Nhìn
đất nước thấy trống rỗng. Hướng về chính phủ thấy trống rỗng. Hướng về nhân dân
trống rỗng hơn. Cảm tưởng mình như kẻ mất trí.


Người
ta vẫn nói Nhà nước và nhân dân là một. Nhưng dưới góc nhìn duy lý, nay nhà
nước không phải nhà nước, nhân dân không phải nhân dân.





Nhân
dân đang khổ đau, một thứ nỗi khổ mà, nói như N.M.Karamzin, chỉ những kẻ đê mạt mới chịu đựng nổi”. Họ hiện nguyên hình là một đám đông vô ý thức, sẵn
sàng bạo loạn. Một thứ điên rồ đáng sợ, đáng buồn, đáng tởm nữa
.
Thỉnh thoảng vùng lên rồi họ lại nhanh chóng trở về cuộc sống tối tăm.


Sức
lực quần chúng bị bóp nặn bằng bạo lực. Tình trạng ngột ngạt bao trùm. Sự trì trệ
là đặc thù tính cách Nga.





Nước
Nga từ xưa vốn thay đổi như theo đường vòng. Xây dựng chủ nghĩa xã hội = xoá bỏ
nhân tố con người. Nay vẫn tiếp tục làm biến dạng con người.


Trước
thế kỷ XX, nhân dân có tự tổ chức thành một cộng đồng. Từ cách mạng, phá bỏ.
Quá trình tự tổ chức xã hội chỉ còn là quá trình phớt lờ cấm đoán, tội phạm,
tham nhũng.


Cách
mạng 1917 làm sống dậy những điều tồi tệ nhất: bản năng thú vật, tính ích kỷ
.
Sau 10-91 chẳng có điều gì xảy ra. Chính quyền, toà án, giáo dục … tất cả vẫn như
cũ. Mọi thành viên trong xã hội chỉ bị chi phối bởi quyền lợi vật chất và cố
gắng tồn tại.





Sau
1991 người ta đi bầu cho Yeltsin. Họ không thể có những hành động có ý thức của
những con người được tổ chức về mặt xã hội.


Họ
vẫn là những đám đông nhu cầu như nhau, suy nghĩ giống nhau, gào lên những điều
giống nhau, tạo nên những tấm phông, mà nhảy múa trên sân khấu là những con chuột
của lịch sử.


 Sự khốn nạn đang đi từ cực kỳ tệ hại sang tệ hại hơn.


 Yeltsin – Putin không làm gì để cải tạo “truyền thống”. Người ta
buộc phải dùng đến cái từ hoang dã
nếu muốn miêu tả sự quay trở lại của một quá khứ chuyên chế lạc hậu. Lịch sử
nhiều thế kỷ của Nga, lịch sử thời xô viết cùng lúc hiện diện.





Nhà
nước phường hội, nhà nước thân hữu hôm nay chẳng qua là một thứ quái thai
hậu xô viết
. Nó đang quay về quá khứ, tức trở về nơi mà mọi thứ đều bị nhà
nước đè bẹp, không có chỗ cho xã hội công dân, không có chỗ cho luật pháp.


Sự
chấp nhận các định chế kinh tế thị trường một cách hời hợt có tạo ra vẻ ngoài
hiện đại trùm lên bộ máy quản lý chính trị. Sau đó tất cả lại tự phát. Đây là
xã hội lý tưởng của bọn mediocre (
bọn tầm thường ).




Trí
thức vốn có nghĩa tổng số những nhân vật có sự tìm tòi mở đường trong lĩnh vực
của mình.  Sự tìm tòi đó thành mẫu cho kẻ
khác noi theo mà sống. 
Khái
niệm giới
elite – tức giới tinh hoa--
liên quan đến khái niệm hiện đại hoá - phát triển. 


Ở nước Nga hiện nay trí thức
chân chính thực sự đứng bên lề, vì đất nước từ trên xuống không có cái nhu cầu
hiện đại hoá đó. Tri thức (thực thụ) ngày nay sống khép kín.


Nga
luôn luôn hướng về quá khứ. Nước Nga không có chỗ cho người thích sống tích cực
và độc lập. Sự tự khám phá bản thân -- sự tự nhận thức --  là bất khả thi


Chế độ quyền uy thao túng
tất cả. Đàn áp đã làm tê liệt mọi ý tưởng đổi mới.


Trong
lịch sử những người có học ở Nga --kể cả người tự do -- nếu muốn tồn tại, cũng
chỉ có việc là góp phần củng cố quyền lực nhà nước. Chính quyền họ tôn phò đó
là chính quyền chuyên chế. 


Từ thế kỷ XV, nước Nga  đã chỉ lo mở rộng đế chế hơn là tự do cho xã
hội.


Thời
xô viết tiếp tục mà nay cũng vậy. Thậm chí có nhiều khía cạnh nay còn tệ hại
hơn các thế kỷ trước.


 11-11


  Nhân
có phóng viên  hỏi xem nên nghĩ sao về
tình trạng thi hoa hậu hiện thời, tôi muốn trở lại với những ý tưởng của một nhà
văn hóa Nga là Sergei Averintsev về một hướng phát triển của đời sống tinh thần
nước Nga sau 1991:





  Những sai lầm của quá khứ, kết quả của những
nhà tư tưởng đáng giá hồi  cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, đã bị truất ngôi cùng với những hệ tư tưởng cực quyền. Việc
truy tìm gốc rễ của cái xấu ở thời xa xưa trong lịch sử tư tưởng đang được theo
đuổi ráo riết.


  Tuy nhiên vẫn còn những lý do để lo
âu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhận ra những dấu hiệu của một chủ nghĩa khóai lạc rất phàm tục.





  Ở một nước còn rất thiếu hàng hóa
như nước Nga, cái chủ nghĩa khoái lạc này càng trở nên dữ dội vì người ta đã bị
bỏ khát quá dài và giờ đây đuổi theo khoái lạc bao nhiêu cũng luôn luôn cảm
thấy chưa thỏa.





 Thứ đến là là sự biến mất tăm của
nền văn hóa
với đặc trưng là ý thức liêm sỉ hoặc thói quen biết xấu hổ.


  Và cuối cùng  là sự xuất hiện một chủ nghĩa phi lý hẩu lốn, pha trộn nháo nhào các giá trị tư bản chủ nghĩa và mác xít.


 Rồi một thứ nữa, không phải là dung
hợp càng không phải tổng hòa, mà chẳng qua là một sự nhập cục cơ học cả Ford,
Freud, lẫn Marx trong cùng một cấp độ, trong một thế giới không thượng đế.





 Dục năng ( libido) đang
xâm chiếm đời sống, không phải chỉ là một thứ dục năng nhục thể mà – lạ thay  --  cứ
như là máy móc đang trở nên đầy thèm khát hoặc bản chất con người đang biến
dạng để trở nên máy móc
vậy.


  Ngày nay ở nước Nga thật khó nói đến một ý
thức biết xấu hổ.





  Kể cũng cần thiết là việc người ta sổ toẹt cả
một loạt quy phạm phẩm hạnh giả dối mà trước đây người ta áp đặt cho họ. Nhưng
rồi người ta đi tới đâu ?


 Cũng có thể nói là  con người trở lại với
một tình trạng trống trơ của trẻ con, nhưng đó chỉ là bề ngoài, những đứa trẻ
con này đã bị làm hỏng để trở nên thối rữa tự bên trong
.





Đã đành những quy phạm ứng xử thời xô viết
chỉ là biếm họa của một thứ văn hóa liêm sỉ đích thực. Nhưng từ bỏ nó, không
phải là người ta tới được sự cao thượng về tâm hồn. Thay thế vào đó, chỉ là
những lệch lạc mới, chẳng hạn thói đạo đức giả và nhất là xu thế chạy theo
khoái lạc tầm thường mà người ta tưởng là biểu trưng của tự do.


 Trong trường hợp này phải nói bản chất tự
nhiên của con người cũng bị đe dọa.


      


   


 Bên Nga sắp bầu cửVừa thấy có những cuộc biểu tình phản đối thì lại có ngay những cuộc biểu tình  khác, đông hơn vui vẻ hơn,  ủng hộ PutinDo ông Putin tổ chứccố nhiênMột ông hiệu trưởng nói rằng ông được lệnh phải huy động các giáo viên tham gianếu không sẽ mất việc.


 Nay thì người ta có thể chế ra tất cả các thứ hàng giảvà thứ hàng giả chính trị  cấp quốc gia như thế này  phổ biến  nhiều nước. Nga chỉ đẩy nó đến đỉnh điểm.

Nhớ một lần họp báonhân có tin Putin đã có tới 40 tỉ đôla  gửi ngân hàng. 

Một phóng viên phương Tây hỏi:

-- Nghe nói ngài giàu lắm phải không?

 thì được tổng thống trả lời:

-- Vâng tôi rất giầu, đó là giầu tình yêu của nhân dân Nga với tôi!





Phát điên Dân Nga nói về Putin sau vụ bầu cử
:"Chính phủ của ông ta tệ hại, tòa án là những con rối, những kẻ chuyên áp
hình phạt thì khoác áo cảnh sát, các ủy ban bầu cử đã xếp sẵn kết quả và những
người trong guồng máy của ông ta thì nắm giữ những vị trí quan trọng nhất, béo
bở nhất - tất cả những thứ đó khiến chúng tôi phát điên!"




 Sự
tưởng tượng chỉ huy cuộc sống
  Nhà
phê bình lịch sử Ian Ratchinski nhận định về cặp lãnh đạo nước Nga
Putin-Medvedev: “Dù họ không ủng hộ tư
tưởng cộng sản, nhưng hai ông vẫn quản lý đất nước theo kiểu chế độ Xô Viết,
giống như các lãnh đạo Liên Xô cũ chỉ dựa trên các báo cáo ngụy tạo của cơ quan
mật để ra quyết định. Họ luôn sống trong một thế giới tưởng tượng
.


 


2-12





Một định nghĩa về cách mạng 1917


 Bác
sĩ Zhivago, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Boris Pasternak
 có lần nói với bạn gái:


“Cô
thử nghĩ xem cái thời đại chúng ta thật là lạ lùng. Và cô với tôi đang phải
sống trong đó. Thật ngàn năm một thuở mới lại xẩy ra những chuyện điên rồ như
thế này. Cô có thấy cả nước Nga như mất nóc --  tôi và cô, tất cả những
người như chúng ta đang sống ngoài trời. Không còn ai kiểm soát chúng ta. 


Tự do!
Đúng là tự do thực chứ không phải những lời rỗng tuếch, nhưng đó là một thứ tự
do ngoài mọi sự chờ đợi của chúng ta, tự do vì tình cờ vì ngộ nhận.”


Tôi
ngờ rằng lẽ ra  tác giả đã viết thêm …”tự do vô chính phủ, tự do làm khổ
nhau hành hạ nhau.“  


  
 


 Từ
những biến thiên kiểu ấy, hôm nay nước Nga rơi vào tình cảnh thế nào?


  Có
hai chi tiết đáng nhớ  từ các bài báo rải rác tôi đã đọc.


  Một
là về các vùng quê, thấy rất nhiều người đàn ông say rượu, có khi tất cả đàn
ông trong làng say rượu. Còn đàn bà thì dạy nhau để làm sao bán được thân mình
cho những người giầu có.


  Và
thứ hai, nếu ngày xưa, các phương tiện truyền thông chuyên môn đóng vai giảng
đạo thì nay ngược lại. Xem ti-vi, dân không phải nghe dậy bảo là hãy sống như
thế này thế nọ nữa. Trong khi tha hồ lê lết trong cực khổ, giờ đây họ toàn được
nghe những điều họ muốn nghe, những lời nịnh nọt rằng nước Nga thuộc loại cường
quốc dắt dẫn thế giới, người dân Nga đang sống cực kỳ hạnh phúc.





Ngay từ năm 1970, Andrei Amalrik, một trí thức xô - viết lưu vong đã tiên đoán - trong một chuyên luận mỏng nhan đề Liệu Liên Xô có tồn tại được đến năm
1984?(
 lấy tứ từ tên gọi tác phẩm 1984 của George Orwell) - rằng xã hội toàn
trị xô-viết phát triển theo xu thế tích tụ chóng vánh các mâu thuẫn bất khả
giải:

“Có một nhân tố mạnh mẽ sẽ cản phá mọi cơ hội cải tổ [xã hội xô-viết] một
cách hoà bình, một nhân tố sẽ tác động tiêu cực đến mọi tầm mức của xã hội, đó
việc chế độ tự đặt bản thân nó và xã hội vào một sự cô lập cùng cực.



Sự cô lập này không chỉ chia rẽ chế độ với xã hội hay chia rẽ mọi bộ phận
của xã hội với nhau, mà còn đặt đất nước vào tình thế bị cô lập tột độ khỏi
phần còn lại của thế giới.

 Sự cô lập này bao trùm lên tất cả: từ
đám quan chức lưu manh cho đến những giai tầng thấp nhất của xã hội - một bức
tranh siêu thực quái dị
 về xã hội xô-viết, về vị trí của nó và các bộ phận của
nó trong thế giới. Tình trạng này càng kéo dài, sự tan rã bất khả cưỡng sẽ đến
càng chóng vánh một khi [chế độ] phải đương đầu với hiện thực.

(…)



"Bất cứ một nhà nước nào tập trung một cách khiên cưỡng quá nhiều sức lực vào
việc kiểm soát các công dân của nó về cả thể xác lẫn tinh thần sẽ không thể tồn
tại lâu dài.” [Andrei Amalrik, Will the Soviet Union Survive until 1984?,
Harper & Row 1970]




25-3 -12


  
giải chế độ tân phong kiến ở Nga
là tên bài viết của
một nhà khoa học Nga Vladislav Inozemtsev in  trên báo Mỹ . Có mấy ý đáng nhớ:






-- Chế độ hôm nay sẽ
chẳng phát triển giống nước nào. Nó chỉ là nó. Gọi nó là chế độ tân phong
kiến vì nguyên tắc của nó rất đơn giản, dưới lo cống nạp và trên chấp nhận.


--  Hy vọng vào sự thay đổi của chế độ hôm nay là
một điều hão huyền. Vì nó được sự đồng thuận của nhiều người, kể cả những người
bị thua thiệt nhưng đã quá mệt mỏi trong quá khứ.




Tham nhũng không phải là một lỗi hệ thống mà
chỉ là nguyên tắc cơ bản của các hoạt động bình thường.





-- Bộ máy quan chức
được tổ chức theo lối phi chuyên nghiệp hóa. Nó yếu kém một cách đột biến so với thời xô viết.


 Nhưng do đó, nó lại đánh thức cái phần kém cỏi
non nớt hoang dại vô văn hóa và rất tàn bạo vốn đầy rẫy trong mọi xó xỉnh của
nước Nga. Nó thu hút được rất nhiều người trẻ tuổi đang khao khát một chỗ đứng
dưới ánh mặt trời.





 Đám người hạ lưu này dám làm tất cả những gì những người có tiền và có quyền đòi hỏi. 
Họ lấp đầy bộ máy hành chính và bộ máy sức mạnh.


 Ngày càng thắng thế và tự tin, họ  tự trang bị cho mình đủ thứ danh hiệu giáo sư
viện sĩ  v. v.. Họ khiến cho những tầng
lớp ưu tú ngày càng trở nên thiểu số, tức ngày càng teo tóp bất lực.




 Mỗi năm có khoảng 40.000—45.000 chuyên gia trẻ
tuổi có tài đổ ra nước ngoài. Hiện có khoảng 3.000.000 công dân Nga  sống ở các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Nước Nga hôm qua, nước Nga hôm nay  Nước Nga hôm qua, nước Nga hôm nay Reviewed by Phạm Thu Hương on 06:47 Rating: 5

Không có nhận xét nào: