http://www.webtretho.com/forum/f26/ra-cong-vien-xem-tay-day-con-896874/
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để 'không nổi khùng khi chơi với con', làm sao để không nổi cáu khi dạy con học. Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 - 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói ¨No! No!¨ (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình. Đặc biệt, mẹ ¨Tây¨ cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và ¨miệt mài¨ giải thích cho những câu hỏi ¨tại sao không¨ của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con. Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ ¨No! No!¨ luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do ¨No! No!¨ ấy. Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như : ¨Con chơi chung với bạn đi¨, ¨Con giúp bạn xúc cát đi¨, ¨Con cảm ơn bạn đi¨… luôn được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc theo nhóm tốt hơn người Việt. Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết! Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của ¨Tây¨ và của người Việt. Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé. Với bé ¨Tây¨, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không cho mượn, bé phải ¨chấp nhận¨, không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa giải với nhau. Hào phóng lời khen với trẻ! Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng, sợ con không có ý chí phấn đấu nên ¨hà tiện¨ lời khen với con, thậm chí còn dùng cách ¨khích tướng¨ bằng cách chê bai để trẻ ¨bực mình¨ mà phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ ¨Tây¨ lại cực kỳ ¨hào phóng¨ lời khen với trẻ. Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu ¨rất tốt¨, ¨rất giỏi¨, ¨rất ngoan¨. Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt. Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động chưa đúng dù cũng rất nhỏ. Nhìn những khuôn mặt vui vẻ của trẻ mỗi khi được khích lệ, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ cách của mẹ ¨Tây¨ hiệu quả hơn cách ¨khích tướng kiểu chê bai¨ của một số ông bố, bà mẹ Việt. Bởi rằng, trẻ Việt không phải là những ¨ông tướng Tàu¨ thời xưa để có thể nung nấu ý chí, vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên để ¨rửa nhục¨. Những lời nhiếc mắng, chê bai nặng lời của bố mẹ đôi khi còn làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ thơ, làm nhụt ý chí của trẻ, thậm chí, ám ảnh trẻ lâu dài. Nhìn sự ân cần, kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy con của họ, tôi thấy rằng, quả thật, kỹ năng giáo dục trẻ của tôi còn ¨thiếu¨ và ¨yếu¨. Tôi đã hiểu, tại sao trẻ ¨Tây¨ ngoan thế! Tất cả chỉ bởi vì chúng nhận được một sự giáo dục tốt từ nhỏ, từ chính bố mẹ chúng. Giá như tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt khác cũng có được sự kiên trì, nhẫn nại với con, luôn dịu dàng với con, luôn là bạn của con, giành nhiều thời gian hơn để hiểu tâm lý con và bớt nóng nảy hơn trong chăm sóc, dạy dỗ con. * Nguyên An (Tây Ban Nha) Mình thì công nhận Tây nó dạy con tính tự lập rất cao, bố mẹ k có chuyện làm hộ cho con chỉ bởi vì mình làm cho nhanh, họ có thể kiên nhẫn đứng chờ thằng bé 3t cố gắng mang giầy vào chân dù lúng túng, chậm chạm, k môt tiếng thúc giục hay khó chịu dù liên tục đưa tay nhìn đồng hồ. Chuyện ăn uống cũng vậy, họ k ép con ăn nhồi ăn nhét, rồi phiền lòng khi con hàng xóm béo mập tròn quay mà con mình gầy hơn, bố mẹ Việt luôn miệng than thở con mình gầy còi và ép con ăn bằng mọi giá dù bữa ăn giống như cực hình, con khóc, bố mẹ phải làm trò hề cho con ăn... mà trong khi con mình cân nặng đủ chuẩn, chỉ là còi hơn cái thằng Sumo bên cạnh nhà hàng xóm thôi. Mình cũng k hiểu sao bây giờ nhiều trẻ béo mập phục phịch, thử tưởng tượng nếu mình cũng béo mập như thế thì mình mêt mỏi cỡ nào? vậy mà bố mẹ vẫn ra sức cho con ăn và lại toàn những món nhanh mập như gà rán, phô mai, xúc xích....trong khi gần nhà mình có 2 vợ chồng Tây có 2 đứa con, mà nhìn chúng k hề béo mập chút nào, nếu so ra với bọn trẻ con trong khu đó thì phải gọi là gầy, cân nặng của thằng bé đúng vừa chuẩn theo dộ tuổi, hỏi cô giúp việc thì cô nói bố mẹ chúng cho ăn vừa phải để k bị béo phì. Tuy vậy cái chuyện sống ở VN mà bỏ mặc chúng tự chơi trong công viên hay khu phố để bố mẹ uống cà phê tán gẫu như nước ngoài thì k được, vì ở VN chẳng có gì đảm bảo, lúc nào cũng rình rập đủ thứ nguy hiểm: kim tiêm, dây điện hở, hố ga, lừa đảo, bắt cóc....và nếu có chuyện gì xảy ra cũng đừng mong cành sát VN có trách nhiệm. Trong khi ở nước ngoài thì công viên sạch đẹp an toàn, an ninh đảm bảo thì để con tự chơi k trônng chừng thì được. Em thấy rất nhiều bố, mẹ, ông, bà có câu cửa miệng dỗ dành mỗi khi con ăn vạ, khóc lóc là : "bố/mẹ yêu con" , "ông/bà yêu cháu", "con/cháu nhín đi, bố/mẹ/ông/bà yêu, mua cho cái này cái kia.." Riêng em em chưa bao giờ dùng những câu như thế, nhiều người bảo em ko tình cảm với con, nhưng những câu thương yêu em để dành lúc khác, lúc nằm chơi lúc ôm ấp con. Còn những lúc con khóc ăn vạ, đòi hỏi, hay không chịu ăn thì em chỉ bảo "con nín đi" , cùng lắm là bế lên vỗ về chứ không bao giờ em yêu với chả nịnh cả. Ngoài ra mỗi khi bé nghịch ngợm mà đau, người Việt mình hay có kiểu "đánh chừa" , đánh chừa hết cái này cái kia, cho bé vừa lòng. Em thấy điều này cực kì sai lầm. Nếu bé đau mẹ nên dỗ bé cho bé quên đi, nhưng ngay sau đó phải dạy bé, con thấy đau như thế thì lần sau con đừng thế này thế kia nữa nhé .. chứ không nên "đánh chừa" một cách vô lý như thế, lâu dần sẽ tạo thói quen suy nghĩ và hành động không đúng cho bé. Mình có anh bạn tây cũng kể là con anh ấy chưa đầy 2 tuổi nhưng cũng tự xúc. Mặc dù sau bữa ăn t hì xung quanh chỗ ngồi của bé như một bãi chiến trường, và hai vợ chồng phải bỏ thời gian lau chùi, dọn dẹp rất mệt, mệt hơn là ngồi đút cho bé ăn n hiều. Nhưng họ vẫn để cho bé tự xúc. Thật đáng học tập. có lần mình ở Khách sạn, gặp hai mẹ con bạn Tây đi trong sân, đức con chừng hơn hai tuổi, tự đi bộ bên cạnh mẹ, chẳng may vấp ngã xuống, đứa bé khóc, mẹ Tây đứng bên cạnh nói đại ý là: con đứng lên đi, con tự ngã mà, đứng dậy thôi cô bé. Đứa bé như biết là sẽ ko đc mẹ đỡ dậy, tự đứng lên. Vậy đấy nếu trong Th như thế này là mẹ Vn hay Bà VN thì: ối mẹ thương ( bà thương ) đứa bé càng khóc to hơn. Đánh chừa cái đất này làm đau con này..... Hihi Học Tây đi các mẹ ơi Giáo dục trẻ cần sự thống nhất của cả gia đình. Ở VN rất khó dạy trẻ tự lập khi chính bố mẹ của trẻ cũng không hề tự lập. Kiểu sống chung đại gia đình không thể tạo ra một nền giáo dục tự lập cho trẻ được. Mà nếu như gia đình chỉ có vợ chồng, cũng rất khó nếu người chồng không chung quan điểm dạy con với vợ Thực ra thì cái gì cũng có điểm hay và điểm dở. Các bạn có biết ở nước ngoài, có những nước dân số xuống thấp vì các gia đình không muốn có con, nên các bà mẹ khuyến khích ở nhà có em bé, và hưởng chế độ rất tốt. chả ở đâu xa, ngay như ở Nhật, khi có con, bà mẹ được phép nghỉ ở nhà 2 năm để take care baby và sau đó vẫn quay lại chỗ cũ để đi làm. 2 năm đầu đời đó cực quan trọng để uốn nắn trẻ. tại VN, chúng ta chỉ có 4 months, sau đó là đâm đầu vào công việc. Nhà nào may mắn thì nhờ được ông bà trông nom. Không thì phải nhờ oshin. Vậy thì, để giáo dục được lý tưởng như Tây, chắc khó đấy. Mình đã từng sống ở Úc 1 thời gian, các bà mẹ rất kiên nhẫn với con, đúng thế, vì họ có thời gian, trong khi, mình không nghĩ là working mother ở VN, sau khi tiêu ít nhất là 8 tiếng ở văn phòng (đấy là đối với các mẹ có công việc nhẹ nhàng, chứ các mẹ đi làm thuê thì có khi kiệt sức 10 tiếng ấy chứ). Sau khi về nhà, lại phải làm vợ tôi, lo cơm nước, nấu ăn hầu hạ chồng con, rồi rửa ráy, rồi kèm con học, dạy con ngoan... Mình nghĩ, chả ai có thể kiên nhẫn đựoc lâu. Nếu có, thì chắc là chỉ vào weekends, hoặc khi tâm trạng đang tốt. Mình cũng là người tạo tự lập cho con, vì mình đã sống ở nước ngoài 1 thời gian. Nhưng cũng phải khi con 4 tuổi mới tách khỏi ông bà để ở riêng được. con mình bây giờ cũng tự lập. sáng tự vệ sinh cá nhân, tự pha sữa (mặc dù pha xong thì đổ choe choét ra nhà), tự ăn sáng, mặc quần áo và đi học. Tuy nhiên, mình nói thật là mình vẫn thua tây, mình không đủ kiên nhẫn để trả lời hết các câu hỏi tại sao của con. Giải thích đến tận cùng kiệt như Tây. Vẫn theo kiểu: Kiểu nó phải thế để cho nhanh mà còn làm việc khác (vì vẫn phải tha việc về nhà làm tối :() Vậy thì, các bà mẹ Việt Nam ơi, tùy mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh các mẹ ạ. Cũng đừng lý tưởng hóa các bạn Tây quá. Mình nghĩ, quả 2 tuổi con nhà mình, ngã trầy đầu gối, mà mẹ đứng cạnh bảo con đứng lên đi, thì mình vẫn thấy xót xa trong lòng. Mình vẫn muốn ôm bé dậy. Cho nên, mình vẫn yêu cái cách nũng nịu của VN (ít thôi nhé) hơn là các bạn Tây, các bạn ấy tự lập quá, nên chỉ cần khoảng 8 tuổi thôi, bố mẹ muốn vào phòng con là phải gõ cửa xin phép. Dạy con nóng quá, mà nhỡ đét vào đít nó, nó gọi cảnh sát đến đấy. Mình quả thật, thấy thế không ổn. Cũng tùy nước thôi bạn ạ. Ở Mỹ có 6 tuần thôi, 8 tuần nếu đẻ mổ. Việc có người giúp việc là xa xỉ. Ai mà có ông bà sang giúp là sướng như tiên. Mình đi làm khi con chưa được 8 tuần tuổi. Bé nhà mình giờ chưa được 2t, 2 bố mẹ đi làm full time, tối về chăm con. Con mình rất ít ốm vặt, lúc nào cũng tươi tỉnh. Mọi người chơi với con mình ai cũng vẫn khen ngoan, tự lập. 2 vợ chồng chỉ đọc sách và theo lời bác sĩ. Tuy nhiên mình thường xuyên bị gia đình cô chú bác bên VN chê vì tội không chăm con, con ngã cũng kệ, con leo trèo cũng để nó leo. Đến khi cháu mình hỏi: cô ơi cô làm thế nào mà bảo no 1 cái em dừng ngay lại thế, thì được mọi người giải thích là vì em ngoan Nhưng mình cũng nghĩ như Haneul, phải có 1 xã hội, 1 hệ thống để giúp đỡ, bổ sung cho việc mình dạy con. Ví dụ đơn giản mọi người lịch sự, ngăn nắp, quy củ tất em bé sẽ noi gương. Khi mình bảo không không có ai chen vào bênh khiến cho em bé hiểu rất nhanh không mè nheo được. Vì thế sẽ còn là chuyện dài kỳ ở Việt Nam khi tất cả mọi người còn cứ thích xen vào chuyện dạy con của người khác, và luôn yêu cầu con làm những thứ bản thân mình còn không làm được: ngăn nắp, tự lập, có ý thức với xã hội. Mình không ở Châu Âu nên không dám khẳng định, nhưng Tây ở Mỹ thì nhiều thứ bạn nói không chính xác. Con nào cũng là con, Tây họ cũng không thương con ít hơn mình đâu, không có chuyện con Tây 18t thì bố mẹ không phải nuôi. Bố mẹ khuyến khích con tự đi làm, tự kiếm tiền tiêu vặt từ sớm, nhưng bố mẹ không quẳng con ra đường khi con 18t, vẫn phải chăm lo đầy đủ. Bạn thử hỏi quỹ giáo dục bố mẹ dành cho con đi học đại học ở Mỹ có phổ biến không (nhà mình khi con 1t là phải làm rồi). Con cái được khuyến khích cố gắng tự lo cho mình, nhưng bố mẹ vẫn giúp đỡ nếu có điều kiện. Cũng chẳng thiếu chuyện bố mẹ giúp đỡ con cái làm đám cưới, mua nhà, hay khi con gặp vấn đề thì cửa nhà vẫn luôn rộng mở cho con. Có 1 điều khác là bố mẹ Tây đa phần không trông chờ con nuôi mình. Chuyện ở riêng nói cho cùng là do đôi bên đều muốn. Bố mẹ cũng thoải mái, con cái cũng thoải mái, nhiều cụ già rồi mời về ở với con không thích ấy chứ. Ở bên này mà cứ ở nhà với bố mẹ suốt thì sẽ bị coi là thiếu tự lập, anh nào cô nào dám hẹn hò với người như vậy. 1 số bạn nói chuyện bố mẹ vào phòng con phải gõ cửa hay xin phép là lạnh lùng, không tình cảm. Mình cho rằng các bạn chưa hiểu ý nghĩa thực sự của việc làm ấy. Ở đây bố mẹ thể hiện cho con hiểu rằng bố mẹ tôn trọng con, cư xử với con như 1 người lớn. Có như thế con mới học được phép lịch sự tôn trọng sự riêng tư của người khác. Còn bố mẹ cứ tự nhiên vào phòng con, đọc nhật ký của con thì dạy con làm sao về việc tôn trọng sự riêng tư của người lớn? Các mẹ bảo các mẹ không có thời gian vì đi làm 8 tiếng là nguỵ biện. Mình đi dạy, đi học, đi thực tập về nhà 9h tối nhưng hôm nào có mặt ở nhà sớm là mình nấu cơm cho con và con ăn xong, lau miệng là phải dọn bàn, quét nhà, đem chén bỏ vào chậu và sau đó dạy con viết tiếng Việt, sau đó tới bài tập ở nhà bằng tiếng Anh và đọc truyện đêm khuya cho chúng nghe. Cái này thuộc về tính của từng con người. Bạn bè ai cũng trách nếu quá mệt hãy nấu và bỏ đông rồi rã đông cho con ăn nhưng mình vẫn đi chợ và nấu không ăn đồ đông đặc. Chuyện để một bé 2 tuổi tự ngồi dậy mẹ nào thấy xót xa cũng đúng. Bản thân mình con té mình nói con ngồi dậy và khi con ngồi dậy xong , mình đi lại phía con và ẵm con lên lúc đó mới vỗ về, té đau không con, lần sau cẩn thận hơn bla bla... Phạt con cũng vậy, phạt cho thật nghiêm khắc đúng tội đúng người và sau đó con thông hiểu phải ôm con vào lòng vỗ về mẹ thương mẹ mới la, phạt chứ không để cho trẻ tự động làm những điều sai mà không la phạt. Tây phạt con, la con chứ không đánh như VN mình. Mẹ anh hùng VN thì vừa la to, vừa đánh tới tấp con xong, ân hận và sau đó chiều con kinh khủng để lấp cái ân hận đi bằng cách mua đồ chơi thật đắt tiền cho con mà không biết mình đã làm hư con. Không phải tất cả nhưng hầu như trong mọi trường hợp con hư là do bố mẹ hơn là do môi trường. Bố mẹ yêu thương con nhưng không có kĩ năng dạy con, không có cách thể hiện tình yêu thương phù hợp, không nhất quán giữa lời nói- yêu cầu và hành vi, và nhiều trường hợp do không có thời gian để ý tới con vì lý do này hay lý do khác. Con cái do mình đẻ ra thật, mình phải "hi sinh" nhiều thứ để nuôi dạy con thật nhưng không có nghĩa con cái là sở hữu của mình. Mà thật lòng thì mình không bao giờ nghĩ chuyện một người làm cha, làm mẹ dẹp bớt những nhu cầu cá nhân, hi sinh cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, đêm hôm cặm cụi chăm sóc con,...là hi sinh cả. Có con là lựa chọn hoặc mình không lựa chọn nhưng nó tự nhiên đến. Mình có trách nhiệm xuất phát từ lý trí và tình cảm để làm trọn vẹn cái lựa chọn đó. Đó là cách sống, là cuộc đời mình chọn chứ không phải là "hi sinh" gì hết. Con cái không phải là gánh nặng của bố mẹ. Không có lý do gì để không tôn trọng con như một cá thể độc lập đáng được tôn trọng. Dù cá thể đó còn có nhiều hạn chế trong nhận thức và hành vi. Giống như khi ta trồng một cái cây, ngay từ khi còn nhỏ đã phải kiên trì, nhẫn nại, tỉ mẩn uốn nắn cái cây một cách nhất quán chứ không phải hôm nay vặn bên này, ngày mai quay bên khác hay đợi tới khi cây lớn thì uốn một thể. Lúc đó có thể đã muộn rồi. Chia sẻ cụ thể một chút, có nhiều biểu hiện tuy nhỏ nhưng lại cần thiết để thể hiện sự tôn trọng tính độc lập, khả năng tự quyết của con. 1. Chuyện mặc quần áo. Đang mùa hè, bé có thể đòi mặc váy mùa đông, đi tất. Nếu giải thích không được. Hãy cứ tôn trọng con, cho bé mặc đồ bé chọn. Thấy nóng bé sẽ tự đổi và sẽ rút được kinh nghiệm sâu sắc. 2. Chuyện con nhất định làm việc gì mà mình nghĩ con không làm được. Có mấy trường hợp sau xảy ra: a) Việc đó nguy hiểm thì nhất định không cho bé làm. Không đánh mắng nhưng nghiêm khắc yêu cầu bé không làm. Điểm mấu chốt là nhìn thẳng vào mắt bé, yêu cầu bé nhìn thẳng vào mắt mình khi nói chuyện. Giải thích cho bé biết lý do vì sao không được làm. Hứa hẹn khi bé lớn lên mình sẽ hướng dẫn bé cách làm. b) Việc không nguy hiểm cho bé thì cứ để bé làm. Bé loay hoay một lúc không làm được ắt sẽ hỏi. Ngay cả khi mình rất muốn giúp con, thay vì làm mà không nói hay nói " Để bố/ mẹ giúp con" hãy hỏi con" Bố/ mẹ giúp con có được không?!" / " Con có cần bố/ mẹ giúp không?". Như vậy con có cơ hội tự đưa ra quyết định của mình và cũng dần sẽ hiểu việc hỏi khi bản thân cần giúp đỡ thay vì ngồi một chỗ trông chờ và mặc nhiên nếu mình không làm được thì mọi người sẽ giúp. Bé không bé mãi, khi bé lớn gặp khó khăn mà chờ mãi không ai giúp sẽ dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực như cảm thấy bị bỏ rơi. 3. Chuyện chọn đồ cho con. Khi mua đồ chơi, sách vở, quần áo,.....cho con nên dùng nhiều cơ hội đi cùng con và cho phép con lựa chọn những món đồ con thích. Cụ thể, mình đang cần mua cặp sách cho 2 bạn nhỏ, 1 bạn 4 tuổi và 1 bạn 2 tuổi sắp rưỡi. Mình đã đi xem xét cặp sách rồi, cơ bản đã kiểm tra và lựa được loại ok. Nhưng cuối tuần sẽ cho 2 con đi cùng để con lựa chọn một trong những cái mà mình đã thấy là ok. Như vậy là con được tự lựa chọn món đồ con thích ( thật ra mẹ đã kiểm soát và đương nhiên con không biết điều này, chỉ biết là mình được tự lựa chọn). Việc được tin tưởng và được tự làm việc này, việc kia sẽ khiến trẻ tự tin hơn nhiều. 4. Hàng ngày để trẻ tự lấy bát, thìa, đũa của mình. Tự lấy nước uống của mình. Nên mua cho trẻ một bộ đồ ăn an toàn để trẻ có thể tự lấy hay tự học xúc mà không sợ rơi vỡ. Thật ra cái bát thì quan trọng chứ cái thìa và đôi đũa mình thấy không quan trọng quá trong việc phải khác biệt. Có thể chỉ đúng với trẻ con nhà mình mà không đúng với trẻ con nhà khác là chúng phải ăn bằng đúng bát của chúng còn thìa, đũa thì thích dùng giống người lớn. 2 chị em, mỗi bạn 1 bộ bát khác màu nhau để không nhầm lẫn. Cốc, bình nước giống nhau nhưng khác màu để không nhầm lẫn. Mình không dạy nhưng khi đến tuổi, tự chúng thích làm việc thì tôn trọng chúng. Chúng thích tự lấy nước uống thì đưa cốc cho chúng tự lấy ( chấp nhận nước có thể rớt ra hay đổ ra nhà) chứ không lấy giúp. Nếu mà định lấy giúp là chúng sẽ giãy nảy lên và có khi bắt đền ngay. Việc "dạy" con, thực chất là việc bố mẹ phải tìm hiểu, nắm bắt cá tính của con, nắm bắt các giai đoạn phát triển của con, các nhu cầu, hành vi của con để bố mẹ học cách chấp nhận, uốn nắn, điều chỉnh ( bản thân và con), tôn trọng. Con đường học này ở Việt Nam không suôn sẻ vì thói quen và nếp nghĩ cũ, vì phương pháp yếu và thiếu, vì một môi trường văn hóa giật lùi, vì không có những nguyên tắc, kỷ luật, giá trị đạo đức vững chắc và được tôn trọng, bảo vệ,.....vì nhiều vấn đề khác nữa nên việc dạy con của các ông bố, bà mẹ sẽ vô cùng gian nan. Nhưng hi vọng không vì vậy mà những ai đã nghĩ ra được, đã nhận thức được vấn đề cũng như tầm quan trọng của việc nuôi dạy con khoa học sẽ từ bỏ nguyện vọng chính đáng của mình để biết đâu sẽ có lúc tiếc. Kỹ năng dạy con rất quan trọng, bố mẹ cần nên học. Mình đã từng đi học lớp này. và mình cũng nghĩ Haneul "Mà thật lòng thì mình không bao giờ nghĩ chuyện một người làm cha, làm mẹ dẹp bớt những nhu cầu cá nhân, hi sinh cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, đêm hôm cặm cụi chăm sóc con,...là hi sinh cả" Minh có cuốn How to have a happy child bằng tiếng Anh nhưng mình cũng vừa mua cuốn này dịch ra tiếng Việt của BS Nguuyễn Hữu Vĩnh tại shop mẹ và Bé Võ Thi Sáu SG sách này thuộc dạng best selling các mẹ nên tìm đọc để hiểu thêm cá tính của con, và dạy con như thế nào và mình góp phần như thế nào tạo nên hạnh phúc cho con. Chỉnh sửa lần cuối bởi Liên ròm ; 19/08/2011 vào lúc 04:31 PM. Đậm: Em đồng tình với chị Liên ròm ở điểm này. Việc nóng giận với con, trong đại đa số trường hợp chúng ta đừng nên đổ do hoàn cảnh. Nên tự bản thân mình nhìn nhận lại nguồn cơn của cơn giận từ đâu để điều chỉnh ( điều này rất khó đấy). Em là một người cực kỳ nóng tính và luôn được hoàn cảnh nuông chiều theo ý thích. Nhưng việc làm mẹ giúp em tự nhận thức và điều chỉnh bản thân rất nhiều. Em không muốn con em bị ảnh hưởng tiêu cực từ cơn nóng giận của mẹ, cụ thể không muốn con mình sẽ như sau: - Học mẹ sự nóng giận y hệt. - Trở nên nhút nhát, e sợ vì những cơn nóng giận của mẹ. Khả năng dẫn đến việc mất tự tin và dễ bị đàn áp khi ra ngoài xã hội. - Phản ứng ngấm ngầm, không phục, không chống đối ra mặt ngay lập tức nhưng âm ỉ trong lòng sẽ có ngày bùng phát. Bởi vậy, không có cách nào khác ngoài cách tự bản thân mình phải điều chỉnh mình. Nhìn vào hậu quả từ phản ứng, thói quen, phương pháp của mình để biết sợ mà thay đổi. Không bao giờ đổ lỗi cơn nóng giận của mình là do hoàn cảnh. Hầu như luôn luôn là do mình. Đừng đổ lỗi do hoàn cảnh để thỏa hiệp với bản thân. Chuyện này em trao đổi với nhiều chị rồi. Mọi người đều cảm thấy day rứt vì biết sai mà mãi chưa sửa được, mãi vẫn đi vào vết xe đổ của chính bản thân mình. Không ai giúp được mình trong trường hợp này ngoài chính bản thân mình. Xanh: Em cũng làm giống chị. Sau khi con tự đứng dậy, việc bố mẹ ôm ấp, hỏi han sẽ xoa dịu cơn đau của con khi con biết được quan tâm. Bố mẹ cũng nên kiểm tra thân thể con xem có khả năng bị trầm trọng hay không. Hỏi con có đau, đau thế nào, cảm thấy thế nào để cho phép con bộc lộ cảm xúc và khi con gặp vấn đề sẽ biết tâm sự, thông báo với bố mẹ thay vì im lặng chịu đựng như 1 vài trường hợp báo nói. Đỏ: Vừa rắn lại vừa mềm. Nhiều khi con chưa chắc đã thông suốt ngay vì sự ấm ức hay đôi khi hiểu nhầm là bố mẹ không yêu thương nữa nhưng việc nhẹ nhàng nói chuyện với con sau đó, khẳng định việc phạt là vì lỗi của con, khẳng định là bố mẹ yêu thương con sẽ giúp con thông hiểu vấn đề hơn. Không phải vậy đâu bạn gì ơi. Nói như bạn thì các bà mẹ Tây đều rỗi hết à. Nhìn lại Mỹ đi nhé, làm chổng mông. Thời gian thai sản cũng ngắn. Nhật có chính sách tốt hơn người và vẫn là nước châu Á, phụ nữ vẫn có tư tưởng ở nhà hầu chồng. So sánh với Nhật ko đúng ở đây. Bên Tây phụ nữ cũng bận bỏ bố, nhưng mà họ biết sắp xếp thời gian hơn. Ngay cả cái việc dạy con tự lập cũng đỡ cho họ rất nhiều vì đứa trẻ về sau tự làm hầu hết việc ăn uống dọn dẹp, mặc quần áo và cứ thể. Còn ở VN coi con như vàng nên tự thành nô lệ , dù nhà giàu có osin cũng vậy mới khổ. Cái này là hệ thống. Trở lại chuyện nuôi con VN mình sợ nhất là thấy cảnh đến nhà ai người ta lôi con cái ra luôn miệng khoe cháu ngoan cháu giỏi. Con hát đi, con đọc tiếng Anh đi rồi đủ điều cháu thông minh lắm, giỏi lắm. Nghe mà rùng mình. Cái đó hại đứa trẻ lắm các bạn ạ. Bọn tây nó chỉ khen con nó là tốt, làm giỏi để trẻ con phát huy. Như vậy có ý khuyến khích và uốn nắn con hơn. Còn ở nhà ta thì đủ mỹ từ: mẹ yêu con nhất trên đời, con mẹ đẹp trai quá, thông minh quá, giỏi quá, nhiều lắm. Mà nói thật chứ nhiều đứa mình thấy ích kỷ và láo kinh. Bố mẹ nó cứ như bị mù quáng ý. Ông bố bà mẹ Việt yêu con bản năng quá. Khi đứa trẻ vào đời rất ko tốt cho nó vì cứ tường mình là nhất quả đất. Những đứa trẻ như vậy tiếp đến thế hệ sau lại tạo thành các ông chồng lười và vô trách nhiệm. Vậy là phụ nữ tiếp tục hứng đủ. Trở thành lỗi hệ thống. Nói thật còn nhiều chuyện khác lắm. Người VN phải nói thật là hơi bị chán. Bạn nào vẫn có tư tưởng nâng cao quan điểm định ném đá thì cứ việc nhé. Mình cũng phục sát đất việc dạy con của những gia đình Mỹ, mình đi làm babysit bán thời gian cho 2 gia đình Mỹ nên học được một số kinh nghiệm trong việc dạy con. Nhưng mình nghĩ cuộc sống ở VN thì khó lắm vì còn ông bà nội, ông bà ngoại, bản thân mình nhìn Bố Mẹ mình chăm và nuông chiều cháu ngoại mà mình cũng bó tay. Mình từng phục sát đất 1 bé trai 3t đã biết mình bị dị ứng những thức ăn nào và nên hay không nên ăn những gì. Khi mình đến trông bé cho Bố Mẹ bé đi làm, mấy ngày đầu chưa quen mình thì bé khóc khi Ba Mẹ rời nhà, thì Ba Bé ngồi quỳ xuống cho vừa tấm với Bé và nói những điều rất thực tế một cách nhẹ nhàng và tình cảm, cuối cùng là "Ba thương con lắm và con có muốn nhìn Ba đi làm qua cửa sổ không". Bé vừa cười và vừa vẫy tay chào ba qua cửa sổ một cách vui vẻ. Lúc ở nhà một mình với mình, bé cũng thỉnh thoảng khóc và mè nheo khi mình bắt đi ăn cơm trưa hoặc đi ngủ trưa, nhưng mình nói nhẹ nhàng vài câu là bé nghe lời, buổi chiều thì mình và Bé nắm tay nhau đi bộ dạo trong công viên. Điều mình ngạc nhiên nữa là khi đi ra ngoài đường chơi thì hoặc bé đi Scooter, hoặc đi bộ với mình, chứ ko bao giờ đòi bế, dù bé chỉ mới 3t. Mỗi lần bé bị té hay bi đau, mình hỏi bé có sao không, bé chỉ trả lời 1 câu " I hurt myself" mà không bù lu bù loa Mình nhớ lúc mình dẫn 2 anh em Bé đi công viên chơi. 1 Bé 3t và 1 bé 7 tuổi. Cậu bé 7t xin mình mua kem, mình nói mình sẽ mua 2 cây cho 2 anh em, thì cậu bé 7t trả lời :" Tụi con ăn chung 1 cây kem thôi, vì 1 cây kem thì đủ lượng đường cho ngày hôm nay của tụi con rồi" Mình thật sự rất yêu thích công việc này, còn nhiều nhiều lắm những điều mà mình học được từ việc dạy con của những gia đình Mỹ và từ những em bé mình trông. Một điều mình thấy rõ ràng nhất ở những em bé Mỹ là rất kỷ luật và luôn tuân thủ theo lời người lớn dạy. Có thể là không 100%, nhưng những việc cần tuân thủ thì hầu như là tuyệt đối. Cho mình kể vài chuyện về cách dạy con của em chồng mình. Nó có đứa con gái năm nay 4 tuổi rồi. Năm con nó 2 tuổi, ăn phải ngồi trong ghế dành riêng cho trẻ con ăn. Em chồng mình không quan tâm con nó ăn uống nhiễu nhảo ra sao, cứ để con nó tự xúc ăn. Khi thấy đứa bé thật sự không muốn ăn tiếp nữa thì thay vào đó là sữa chua hoặc hoa quả chứ không ép con nó phải ăn hết bữa tối. Năm con nó 3 tuổi, có lần hai mẹ con đi mua sắm, con bé nằng nặc đòi mua món đồ chơi gì đấy mà không được nên khóc ré lên, giãy đành đạch ngoài đường. Thế là em chồng mình chỉ nói ngắn gọn : " mẹ nghĩ là chúng ta nên dừng việc mua sắm và quay về nhà ngay bây giờ vì mẹ không đồng ý hành động của con. Tối nay con sẽ không được mẹ đọc truyện cho trước khi ngủ. Đó là hình phạt dành cho con". Xong em chồng mình xách nó lên tống vào xe chở về nhà mặc cho nó gào lên. Về đến nhà thì mang nó vào phòng đóng cửa lại để nó tự sám hối . Sau lần đấy nó không dám nữa. Mỗi tuần em chồng mình cho nó 1 bảng bỏ ống. Khi nó thích cái gì thì tự lấy tiền ra mua. Có lần đi ngang một shop bán đồ trẻ con, con bé nhìn thấy một cái đầm rất đẹp, nó thích lắm nên bảo với mẹ nó :" cái đầm này đẹp quá mẹ nhỉ, con thích lắm". Em chồng mình trả lời : " mẹ cũng thấy cái đầm này rất đẹp, nhưng con xem này, giá của nó rất mắc. Con cần phải có rất nhiều tiền để dành mới có thể mua được nó. Khi nào mẹ thấy con để dành đủ tiền mẹ sẽ dắt con ra đây nhé ". Con bé gật đầu rồi đi chổ khác với mẹ nó mà không khóc đòi gì hết. Trước sinh nhật con bé 4 tuổi, mình và mẹ chồng cùng em chồng mình dắt con bé đi mua sắm. Đi mua đồ vòng vòng hoài cũng mỏi chân nên mọi người muốn ngồi uống cà phê nghỉ chân tý, trong khi đó con bé muốn quay lại shop trẻ em để mua món đồ nó thích. Thay vì bảo " không được" thì em chồng mình nhỏ nhẹ " từ đây mà đến shop đấy chúng ta phải đi một vòng rất xa, trong khi con thấy bà ngoại và cô T đã mệt rồi. Sao chúng ta không ngồi uống nước một tý rồi trở lại đấy cũng chưa muộn mà". Thế là con bé ngoan ngoãn gật đầu, vui vẻ theo mọi người vào quán cà phê. Bây giờ nó ăn thì ngồi ghế như mọi người nhưng trước khi muốn rời khỏi ghế ăn ra ngoài chơi thì mình hay nghe nó nói với mẹ nó thế này : " mẹ ơi, con no rồi, con không muốn ăn nữa, con có thể ra phòng khách chơi được không?".
Cái phần tự cho con vào ghế ngồi ăn thì đúng là hay thật. Nhưng mà em ra quán ăn nhanh, thấy có nhiều mẹ Tây cho con ngồi ghế, vứt cho nó 1 bịch khoai tây chiên bự, rồi phần mẹ mẹ ăn, phần con con ăn. Nhìn đứa nhỏ chưa gì đã béo ú, quay sang thấy bà mẹ cũng béo ú mà thấy sợ. Nhiều Tây lười nên trẻ con nó cũng biết phận mà quen, tự ăn hoặc nhịn đói, chứ chẳng phải mẹ Tây nào cũng tốt đâu.
Bên đây để đi được Kindergarten thì các bé phải biết tự ăn, tự đi toilet, mang tháo day, mặc quần áo, tự làm hết mới được, ở Đức hay Áo thì sau 3 tuổi là bé được đi nhà trẻ, ở Thụy sĩ thì đỡ hơn đến 4,5 tuổi thì đi, chính vì thế các bé được tập sớm để có thể thích nghi khi đi Kindergarten, ngoài ra môi lần đi khám bác sĩ nhi đồng định kỳ cũng thường được hỏi thăm bé đã tự ăn chưa? tự đi toilet hay tự đi ngủ..... thế nên trẻ con Tây sớm tự lập là vậy.
Con mình học lớp một: Tự xúc ăn (khoảng 2 bát cơm một bữa), tự thay đồ đi giầy, tự chuẩn bị sách vở đi học, đến giờ tự giác ngồi bàn học (chỉ đôi lúc mẹ phải nhắc nhẹ).... Ra ngoài biết nghe theo sự hướng dẫn của cha mẹ.... Nói chung mình dạy con tỉ mỉ, cẩn thận từng tí một. Bây giờ chăm mấy nhóc mà mình vẫn cảm thấy nhàn và không khổ sở gì.
Quan điểm của mình với các con: Bố mẹ không thể mãi là Tay, Chân, Mắt... của con nên sẽ dạy con tự biết làm tất cả, tự biết chăm sóc phục vụ bản thân, ngã tự biết đứng dậy, tự chịu trách nhiệm với việc mình gây ra, phải có trách nhiệm với bản thân... để đến khi nào bố mẹ không ở bên cạnh chúng khỏi bỡ ngỡ và sẽ biết nên làm thế nào.
Con là một cá thể độc lập.
Mình đang ở Úc và đi làm thêm nghề trông trẻ ở đây. Mình thấy có những điểm mà các bà mẹ Tây dạy con rất rất đáng học tập.
Đứa trẻ mình trông bây giờ được 9 tháng tuổi. từ 7 tháng tuổi lúc bắt đầu ăn dặm, mẹ bé đã dậy bé ngồi vào ghế ăn và tự bốc thức ăn. Thức ăn dặm đa phần là cà rốt, hoa lơ xanh, bơ, khoai lang, thịt....được nấu thật kỹ rồi xé thật nhỏ. vì vậy mẹ bé rất nhàn, cứ đến bữa là cho vào ghế ngồi rồi xé nhỏ thức ăn. thằng bé tự tay với thức ăn và cho vào mồm. rất nhàn và rất độc lập. mẹ bé thì trong lúc đó có thể làm việc này việc khác nhưng không ngừng nói những câu động viên bé. bé có thể lúc đầu chưa quen ăn được ít thì mẹ sẽ tăng số lần cho bú sữa. nhưng sau bé sẽ quen dần và tự bốc thức ăn để ăn. mình thấy chẳng có gì là mất vệ sinh, quan trọng là bạn rửa tay cho bé thật sạch trước khi ăn và thỉnh thoảng cho bé uống nước (vì bé chưa điều tiết được lượng nước hút vào).
- điều đặc biệt là các bà mẹ tây rất "phóng khoáng" lời khen với con mình. dù bé làm được việc gì, nhỏ (như đi vs vào bô mà không phải ra bỉm) hay to (như tự dưng bò được), các bà mẹ đều ra sức khen con bằng những câu quen thuộc để bé nhận thấy đấy là lời khen của mẹ dành cho bé.
- đứa trẻ mình trông là con của một vị tiến sỹ ngành tâm lý. bà có giải thích với mình là trẻ con học nhanh hơn người lớn tưởng. vì vậy trong nhà đâu đâu cũng có sách cho bé. mẹ bé dậy bé mọi nơi. ví dụ cầm ảnh một con ngựa và nói đó là con ngựa, rồi cầm đồ chơi bằng nhựa hình con ngựa cho bé biết. bà rất chịu khó dạy như vậy dù bé có 9 tháng tuổi.mỗi lần cho bé ngồi bô đi vệ sinh và chờ bé đi vệ sinh, bà đều cầm những quyển truyện hình ảnh dành cho trẻ con, vừa đọc, vừa chỉ cho bé xem. đứa con đầu của bà năm nay 4.5 tuổi nhưng do sự giáo dục từ nhỏ như vậy nên cực kỳ thích sách, mặc dù đọc chưa được hết.
- bà rất ít bế bé. mặc dù dành nhiều thời gian cùng ngồi chơi trò chơi với con và dậy con nhưng đa phần là không bế. bà cũng nói mình không được bế bé nhiều. thay vào đó để bé tự chơi nên bé không theo mẹ, không quấy mẹ.
- ở nhà các bé không được xem ti vi. một tuần được xem 2 buổi, mỗi buổi nửa tiếng và là những phim hoạt hình. còn đâu mẹ bé khuyến khích xem truyện. xem xong mẹ bé thường hỏi bé là những nhân vật trong truyện (mẹ bé phải đọc qua hết những truyện đó rồi) và hai mẹ con bình luận với nhau.
- ở nhà có nhiều sticker để lập một thời gian biểu. chủ nhật hai mẹ con (mẹ và đứa bé 4.5 tuổi) ngồi và bàn với nhau ngày này đi học, ngày này đi chơi công viên hay đi đâu(vì bé đi học 3 buổi/tuần). bé cứ theo đó mà làm. buổi tối bà thường hỏi lại thằng bé là ngày mai có kế hoạch gì, nó chạy ra bảng xem và hai mẹ con cứ thế làm.
- bà rất chịu khó nói chuyện với các con. mỗi khi bé lớn đi học về là hai mẹ con lại nói chuyện như ngày hôm nay ở lớp như thế nào. ở tây có chương trình bố mẹ đến giúp giáo viên khoảng 1 tiếng, ngày nào cũng được, lúc nào cũng được. bố mẹ tây rất chú trọng vào hoạt động này. vì vậy bà ý cũng hay đến lớp và biết hết bạn bè của con. mỗi lần thằng bé kể chuyện là bà có thể tham gia như bà cũng là một thành viên trong lớp.
- bà cũng hay tham gia với con các trò chơi. chẳng hạn thằng bé chơi trò nhảy ô chữ ở nhà, và bà sẵn sàng cùng nhảy lò cò quanh nhà với nó.
- luôn khuyến khích trẻ giải thích rõ mọi điều. ví dụ như mình muốn tham gia trò chơi của con thì phải hỏi con để con giải thích luật chơi. khi con muốn làm điều này cũng giải thích rõ cho mẹ vì sao. khi không muốn làm mẹ cũng nghe lời giải thích. mẹ lắng nghe và cân nhắc những lời con nói.
đấy là một vài ví dụ. mình giúp bà một thời gian và học rất nhiều điều từ bà. một điều mình nghĩ quan trọng là hãy là bạn của con, một người bạn lớn để con vừa có thể tâm sự, vừa có thể chơi cùng mà vẫn bảo vệ được con mình. đừng áp đặt điều gì lên các con bởi các con cũng có cách nhìn nhận và suy nghĩ của riêng mình.tôn trọng những suy nghĩ đó cũng khiến các con thêm tự lập.
Bài viết cực kỳ hay và hữu ích. Ngồi ngẫm nghĩ tại sao mình lại không làm được những điều tưởng chừng đơn giản ấy (ngồi chơi với con hàng giờ, dịu dàng với con, giải thích cặn kẽ những câu hỏi của bé....) mặc dù mình cũng là người hiểu biết, được giáo dục cẩn thận, được tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây. Chán nhất là lúc dạy con học, con chỉ hơi chậm một chút thôi là mình nổi nóng ngay lập tức mặc dù mình đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Eo ui thương con quá, mẹ chưa yêu con, mẹ chưa phải là người mẹ tốt. Tự cảm thấy có lỗi với con, từ nay phải thay đổi hoàn toàn cách dạy con thôi.
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để 'không nổi khùng khi chơi với con', làm sao để không nổi cáu khi dạy con học. Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 - 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói ¨No! No!¨ (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình. Đặc biệt, mẹ ¨Tây¨ cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và ¨miệt mài¨ giải thích cho những câu hỏi ¨tại sao không¨ của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con. Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ ¨No! No!¨ luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do ¨No! No!¨ ấy. Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như : ¨Con chơi chung với bạn đi¨, ¨Con giúp bạn xúc cát đi¨, ¨Con cảm ơn bạn đi¨… luôn được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc theo nhóm tốt hơn người Việt. Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết! Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của ¨Tây¨ và của người Việt. Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé. Với bé ¨Tây¨, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không cho mượn, bé phải ¨chấp nhận¨, không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa giải với nhau. Hào phóng lời khen với trẻ! Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng, sợ con không có ý chí phấn đấu nên ¨hà tiện¨ lời khen với con, thậm chí còn dùng cách ¨khích tướng¨ bằng cách chê bai để trẻ ¨bực mình¨ mà phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ ¨Tây¨ lại cực kỳ ¨hào phóng¨ lời khen với trẻ. Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu ¨rất tốt¨, ¨rất giỏi¨, ¨rất ngoan¨. Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt. Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động chưa đúng dù cũng rất nhỏ. Nhìn những khuôn mặt vui vẻ của trẻ mỗi khi được khích lệ, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ cách của mẹ ¨Tây¨ hiệu quả hơn cách ¨khích tướng kiểu chê bai¨ của một số ông bố, bà mẹ Việt. Bởi rằng, trẻ Việt không phải là những ¨ông tướng Tàu¨ thời xưa để có thể nung nấu ý chí, vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên để ¨rửa nhục¨. Những lời nhiếc mắng, chê bai nặng lời của bố mẹ đôi khi còn làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ thơ, làm nhụt ý chí của trẻ, thậm chí, ám ảnh trẻ lâu dài. Nhìn sự ân cần, kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy con của họ, tôi thấy rằng, quả thật, kỹ năng giáo dục trẻ của tôi còn ¨thiếu¨ và ¨yếu¨. Tôi đã hiểu, tại sao trẻ ¨Tây¨ ngoan thế! Tất cả chỉ bởi vì chúng nhận được một sự giáo dục tốt từ nhỏ, từ chính bố mẹ chúng. Giá như tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt khác cũng có được sự kiên trì, nhẫn nại với con, luôn dịu dàng với con, luôn là bạn của con, giành nhiều thời gian hơn để hiểu tâm lý con và bớt nóng nảy hơn trong chăm sóc, dạy dỗ con. * Nguyên An (Tây Ban Nha) Mình thì công nhận Tây nó dạy con tính tự lập rất cao, bố mẹ k có chuyện làm hộ cho con chỉ bởi vì mình làm cho nhanh, họ có thể kiên nhẫn đứng chờ thằng bé 3t cố gắng mang giầy vào chân dù lúng túng, chậm chạm, k môt tiếng thúc giục hay khó chịu dù liên tục đưa tay nhìn đồng hồ. Chuyện ăn uống cũng vậy, họ k ép con ăn nhồi ăn nhét, rồi phiền lòng khi con hàng xóm béo mập tròn quay mà con mình gầy hơn, bố mẹ Việt luôn miệng than thở con mình gầy còi và ép con ăn bằng mọi giá dù bữa ăn giống như cực hình, con khóc, bố mẹ phải làm trò hề cho con ăn... mà trong khi con mình cân nặng đủ chuẩn, chỉ là còi hơn cái thằng Sumo bên cạnh nhà hàng xóm thôi. Mình cũng k hiểu sao bây giờ nhiều trẻ béo mập phục phịch, thử tưởng tượng nếu mình cũng béo mập như thế thì mình mêt mỏi cỡ nào? vậy mà bố mẹ vẫn ra sức cho con ăn và lại toàn những món nhanh mập như gà rán, phô mai, xúc xích....trong khi gần nhà mình có 2 vợ chồng Tây có 2 đứa con, mà nhìn chúng k hề béo mập chút nào, nếu so ra với bọn trẻ con trong khu đó thì phải gọi là gầy, cân nặng của thằng bé đúng vừa chuẩn theo dộ tuổi, hỏi cô giúp việc thì cô nói bố mẹ chúng cho ăn vừa phải để k bị béo phì. Tuy vậy cái chuyện sống ở VN mà bỏ mặc chúng tự chơi trong công viên hay khu phố để bố mẹ uống cà phê tán gẫu như nước ngoài thì k được, vì ở VN chẳng có gì đảm bảo, lúc nào cũng rình rập đủ thứ nguy hiểm: kim tiêm, dây điện hở, hố ga, lừa đảo, bắt cóc....và nếu có chuyện gì xảy ra cũng đừng mong cành sát VN có trách nhiệm. Trong khi ở nước ngoài thì công viên sạch đẹp an toàn, an ninh đảm bảo thì để con tự chơi k trônng chừng thì được. Em thấy rất nhiều bố, mẹ, ông, bà có câu cửa miệng dỗ dành mỗi khi con ăn vạ, khóc lóc là : "bố/mẹ yêu con" , "ông/bà yêu cháu", "con/cháu nhín đi, bố/mẹ/ông/bà yêu, mua cho cái này cái kia.." Riêng em em chưa bao giờ dùng những câu như thế, nhiều người bảo em ko tình cảm với con, nhưng những câu thương yêu em để dành lúc khác, lúc nằm chơi lúc ôm ấp con. Còn những lúc con khóc ăn vạ, đòi hỏi, hay không chịu ăn thì em chỉ bảo "con nín đi" , cùng lắm là bế lên vỗ về chứ không bao giờ em yêu với chả nịnh cả. Ngoài ra mỗi khi bé nghịch ngợm mà đau, người Việt mình hay có kiểu "đánh chừa" , đánh chừa hết cái này cái kia, cho bé vừa lòng. Em thấy điều này cực kì sai lầm. Nếu bé đau mẹ nên dỗ bé cho bé quên đi, nhưng ngay sau đó phải dạy bé, con thấy đau như thế thì lần sau con đừng thế này thế kia nữa nhé .. chứ không nên "đánh chừa" một cách vô lý như thế, lâu dần sẽ tạo thói quen suy nghĩ và hành động không đúng cho bé. Mình có anh bạn tây cũng kể là con anh ấy chưa đầy 2 tuổi nhưng cũng tự xúc. Mặc dù sau bữa ăn t hì xung quanh chỗ ngồi của bé như một bãi chiến trường, và hai vợ chồng phải bỏ thời gian lau chùi, dọn dẹp rất mệt, mệt hơn là ngồi đút cho bé ăn n hiều. Nhưng họ vẫn để cho bé tự xúc. Thật đáng học tập. có lần mình ở Khách sạn, gặp hai mẹ con bạn Tây đi trong sân, đức con chừng hơn hai tuổi, tự đi bộ bên cạnh mẹ, chẳng may vấp ngã xuống, đứa bé khóc, mẹ Tây đứng bên cạnh nói đại ý là: con đứng lên đi, con tự ngã mà, đứng dậy thôi cô bé. Đứa bé như biết là sẽ ko đc mẹ đỡ dậy, tự đứng lên. Vậy đấy nếu trong Th như thế này là mẹ Vn hay Bà VN thì: ối mẹ thương ( bà thương ) đứa bé càng khóc to hơn. Đánh chừa cái đất này làm đau con này..... Hihi Học Tây đi các mẹ ơi Giáo dục trẻ cần sự thống nhất của cả gia đình. Ở VN rất khó dạy trẻ tự lập khi chính bố mẹ của trẻ cũng không hề tự lập. Kiểu sống chung đại gia đình không thể tạo ra một nền giáo dục tự lập cho trẻ được. Mà nếu như gia đình chỉ có vợ chồng, cũng rất khó nếu người chồng không chung quan điểm dạy con với vợ Thực ra thì cái gì cũng có điểm hay và điểm dở. Các bạn có biết ở nước ngoài, có những nước dân số xuống thấp vì các gia đình không muốn có con, nên các bà mẹ khuyến khích ở nhà có em bé, và hưởng chế độ rất tốt. chả ở đâu xa, ngay như ở Nhật, khi có con, bà mẹ được phép nghỉ ở nhà 2 năm để take care baby và sau đó vẫn quay lại chỗ cũ để đi làm. 2 năm đầu đời đó cực quan trọng để uốn nắn trẻ. tại VN, chúng ta chỉ có 4 months, sau đó là đâm đầu vào công việc. Nhà nào may mắn thì nhờ được ông bà trông nom. Không thì phải nhờ oshin. Vậy thì, để giáo dục được lý tưởng như Tây, chắc khó đấy. Mình đã từng sống ở Úc 1 thời gian, các bà mẹ rất kiên nhẫn với con, đúng thế, vì họ có thời gian, trong khi, mình không nghĩ là working mother ở VN, sau khi tiêu ít nhất là 8 tiếng ở văn phòng (đấy là đối với các mẹ có công việc nhẹ nhàng, chứ các mẹ đi làm thuê thì có khi kiệt sức 10 tiếng ấy chứ). Sau khi về nhà, lại phải làm vợ tôi, lo cơm nước, nấu ăn hầu hạ chồng con, rồi rửa ráy, rồi kèm con học, dạy con ngoan... Mình nghĩ, chả ai có thể kiên nhẫn đựoc lâu. Nếu có, thì chắc là chỉ vào weekends, hoặc khi tâm trạng đang tốt. Mình cũng là người tạo tự lập cho con, vì mình đã sống ở nước ngoài 1 thời gian. Nhưng cũng phải khi con 4 tuổi mới tách khỏi ông bà để ở riêng được. con mình bây giờ cũng tự lập. sáng tự vệ sinh cá nhân, tự pha sữa (mặc dù pha xong thì đổ choe choét ra nhà), tự ăn sáng, mặc quần áo và đi học. Tuy nhiên, mình nói thật là mình vẫn thua tây, mình không đủ kiên nhẫn để trả lời hết các câu hỏi tại sao của con. Giải thích đến tận cùng kiệt như Tây. Vẫn theo kiểu: Kiểu nó phải thế để cho nhanh mà còn làm việc khác (vì vẫn phải tha việc về nhà làm tối :() Vậy thì, các bà mẹ Việt Nam ơi, tùy mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh các mẹ ạ. Cũng đừng lý tưởng hóa các bạn Tây quá. Mình nghĩ, quả 2 tuổi con nhà mình, ngã trầy đầu gối, mà mẹ đứng cạnh bảo con đứng lên đi, thì mình vẫn thấy xót xa trong lòng. Mình vẫn muốn ôm bé dậy. Cho nên, mình vẫn yêu cái cách nũng nịu của VN (ít thôi nhé) hơn là các bạn Tây, các bạn ấy tự lập quá, nên chỉ cần khoảng 8 tuổi thôi, bố mẹ muốn vào phòng con là phải gõ cửa xin phép. Dạy con nóng quá, mà nhỡ đét vào đít nó, nó gọi cảnh sát đến đấy. Mình quả thật, thấy thế không ổn. Cũng tùy nước thôi bạn ạ. Ở Mỹ có 6 tuần thôi, 8 tuần nếu đẻ mổ. Việc có người giúp việc là xa xỉ. Ai mà có ông bà sang giúp là sướng như tiên. Mình đi làm khi con chưa được 8 tuần tuổi. Bé nhà mình giờ chưa được 2t, 2 bố mẹ đi làm full time, tối về chăm con. Con mình rất ít ốm vặt, lúc nào cũng tươi tỉnh. Mọi người chơi với con mình ai cũng vẫn khen ngoan, tự lập. 2 vợ chồng chỉ đọc sách và theo lời bác sĩ. Tuy nhiên mình thường xuyên bị gia đình cô chú bác bên VN chê vì tội không chăm con, con ngã cũng kệ, con leo trèo cũng để nó leo. Đến khi cháu mình hỏi: cô ơi cô làm thế nào mà bảo no 1 cái em dừng ngay lại thế, thì được mọi người giải thích là vì em ngoan Nhưng mình cũng nghĩ như Haneul, phải có 1 xã hội, 1 hệ thống để giúp đỡ, bổ sung cho việc mình dạy con. Ví dụ đơn giản mọi người lịch sự, ngăn nắp, quy củ tất em bé sẽ noi gương. Khi mình bảo không không có ai chen vào bênh khiến cho em bé hiểu rất nhanh không mè nheo được. Vì thế sẽ còn là chuyện dài kỳ ở Việt Nam khi tất cả mọi người còn cứ thích xen vào chuyện dạy con của người khác, và luôn yêu cầu con làm những thứ bản thân mình còn không làm được: ngăn nắp, tự lập, có ý thức với xã hội. Mình không ở Châu Âu nên không dám khẳng định, nhưng Tây ở Mỹ thì nhiều thứ bạn nói không chính xác. Con nào cũng là con, Tây họ cũng không thương con ít hơn mình đâu, không có chuyện con Tây 18t thì bố mẹ không phải nuôi. Bố mẹ khuyến khích con tự đi làm, tự kiếm tiền tiêu vặt từ sớm, nhưng bố mẹ không quẳng con ra đường khi con 18t, vẫn phải chăm lo đầy đủ. Bạn thử hỏi quỹ giáo dục bố mẹ dành cho con đi học đại học ở Mỹ có phổ biến không (nhà mình khi con 1t là phải làm rồi). Con cái được khuyến khích cố gắng tự lo cho mình, nhưng bố mẹ vẫn giúp đỡ nếu có điều kiện. Cũng chẳng thiếu chuyện bố mẹ giúp đỡ con cái làm đám cưới, mua nhà, hay khi con gặp vấn đề thì cửa nhà vẫn luôn rộng mở cho con. Có 1 điều khác là bố mẹ Tây đa phần không trông chờ con nuôi mình. Chuyện ở riêng nói cho cùng là do đôi bên đều muốn. Bố mẹ cũng thoải mái, con cái cũng thoải mái, nhiều cụ già rồi mời về ở với con không thích ấy chứ. Ở bên này mà cứ ở nhà với bố mẹ suốt thì sẽ bị coi là thiếu tự lập, anh nào cô nào dám hẹn hò với người như vậy. 1 số bạn nói chuyện bố mẹ vào phòng con phải gõ cửa hay xin phép là lạnh lùng, không tình cảm. Mình cho rằng các bạn chưa hiểu ý nghĩa thực sự của việc làm ấy. Ở đây bố mẹ thể hiện cho con hiểu rằng bố mẹ tôn trọng con, cư xử với con như 1 người lớn. Có như thế con mới học được phép lịch sự tôn trọng sự riêng tư của người khác. Còn bố mẹ cứ tự nhiên vào phòng con, đọc nhật ký của con thì dạy con làm sao về việc tôn trọng sự riêng tư của người lớn? Các mẹ bảo các mẹ không có thời gian vì đi làm 8 tiếng là nguỵ biện. Mình đi dạy, đi học, đi thực tập về nhà 9h tối nhưng hôm nào có mặt ở nhà sớm là mình nấu cơm cho con và con ăn xong, lau miệng là phải dọn bàn, quét nhà, đem chén bỏ vào chậu và sau đó dạy con viết tiếng Việt, sau đó tới bài tập ở nhà bằng tiếng Anh và đọc truyện đêm khuya cho chúng nghe. Cái này thuộc về tính của từng con người. Bạn bè ai cũng trách nếu quá mệt hãy nấu và bỏ đông rồi rã đông cho con ăn nhưng mình vẫn đi chợ và nấu không ăn đồ đông đặc. Chuyện để một bé 2 tuổi tự ngồi dậy mẹ nào thấy xót xa cũng đúng. Bản thân mình con té mình nói con ngồi dậy và khi con ngồi dậy xong , mình đi lại phía con và ẵm con lên lúc đó mới vỗ về, té đau không con, lần sau cẩn thận hơn bla bla... Phạt con cũng vậy, phạt cho thật nghiêm khắc đúng tội đúng người và sau đó con thông hiểu phải ôm con vào lòng vỗ về mẹ thương mẹ mới la, phạt chứ không để cho trẻ tự động làm những điều sai mà không la phạt. Tây phạt con, la con chứ không đánh như VN mình. Mẹ anh hùng VN thì vừa la to, vừa đánh tới tấp con xong, ân hận và sau đó chiều con kinh khủng để lấp cái ân hận đi bằng cách mua đồ chơi thật đắt tiền cho con mà không biết mình đã làm hư con. Không phải tất cả nhưng hầu như trong mọi trường hợp con hư là do bố mẹ hơn là do môi trường. Bố mẹ yêu thương con nhưng không có kĩ năng dạy con, không có cách thể hiện tình yêu thương phù hợp, không nhất quán giữa lời nói- yêu cầu và hành vi, và nhiều trường hợp do không có thời gian để ý tới con vì lý do này hay lý do khác. Con cái do mình đẻ ra thật, mình phải "hi sinh" nhiều thứ để nuôi dạy con thật nhưng không có nghĩa con cái là sở hữu của mình. Mà thật lòng thì mình không bao giờ nghĩ chuyện một người làm cha, làm mẹ dẹp bớt những nhu cầu cá nhân, hi sinh cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, đêm hôm cặm cụi chăm sóc con,...là hi sinh cả. Có con là lựa chọn hoặc mình không lựa chọn nhưng nó tự nhiên đến. Mình có trách nhiệm xuất phát từ lý trí và tình cảm để làm trọn vẹn cái lựa chọn đó. Đó là cách sống, là cuộc đời mình chọn chứ không phải là "hi sinh" gì hết. Con cái không phải là gánh nặng của bố mẹ. Không có lý do gì để không tôn trọng con như một cá thể độc lập đáng được tôn trọng. Dù cá thể đó còn có nhiều hạn chế trong nhận thức và hành vi. Giống như khi ta trồng một cái cây, ngay từ khi còn nhỏ đã phải kiên trì, nhẫn nại, tỉ mẩn uốn nắn cái cây một cách nhất quán chứ không phải hôm nay vặn bên này, ngày mai quay bên khác hay đợi tới khi cây lớn thì uốn một thể. Lúc đó có thể đã muộn rồi. Chia sẻ cụ thể một chút, có nhiều biểu hiện tuy nhỏ nhưng lại cần thiết để thể hiện sự tôn trọng tính độc lập, khả năng tự quyết của con. 1. Chuyện mặc quần áo. Đang mùa hè, bé có thể đòi mặc váy mùa đông, đi tất. Nếu giải thích không được. Hãy cứ tôn trọng con, cho bé mặc đồ bé chọn. Thấy nóng bé sẽ tự đổi và sẽ rút được kinh nghiệm sâu sắc. 2. Chuyện con nhất định làm việc gì mà mình nghĩ con không làm được. Có mấy trường hợp sau xảy ra: a) Việc đó nguy hiểm thì nhất định không cho bé làm. Không đánh mắng nhưng nghiêm khắc yêu cầu bé không làm. Điểm mấu chốt là nhìn thẳng vào mắt bé, yêu cầu bé nhìn thẳng vào mắt mình khi nói chuyện. Giải thích cho bé biết lý do vì sao không được làm. Hứa hẹn khi bé lớn lên mình sẽ hướng dẫn bé cách làm. b) Việc không nguy hiểm cho bé thì cứ để bé làm. Bé loay hoay một lúc không làm được ắt sẽ hỏi. Ngay cả khi mình rất muốn giúp con, thay vì làm mà không nói hay nói " Để bố/ mẹ giúp con" hãy hỏi con" Bố/ mẹ giúp con có được không?!" / " Con có cần bố/ mẹ giúp không?". Như vậy con có cơ hội tự đưa ra quyết định của mình và cũng dần sẽ hiểu việc hỏi khi bản thân cần giúp đỡ thay vì ngồi một chỗ trông chờ và mặc nhiên nếu mình không làm được thì mọi người sẽ giúp. Bé không bé mãi, khi bé lớn gặp khó khăn mà chờ mãi không ai giúp sẽ dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực như cảm thấy bị bỏ rơi. 3. Chuyện chọn đồ cho con. Khi mua đồ chơi, sách vở, quần áo,.....cho con nên dùng nhiều cơ hội đi cùng con và cho phép con lựa chọn những món đồ con thích. Cụ thể, mình đang cần mua cặp sách cho 2 bạn nhỏ, 1 bạn 4 tuổi và 1 bạn 2 tuổi sắp rưỡi. Mình đã đi xem xét cặp sách rồi, cơ bản đã kiểm tra và lựa được loại ok. Nhưng cuối tuần sẽ cho 2 con đi cùng để con lựa chọn một trong những cái mà mình đã thấy là ok. Như vậy là con được tự lựa chọn món đồ con thích ( thật ra mẹ đã kiểm soát và đương nhiên con không biết điều này, chỉ biết là mình được tự lựa chọn). Việc được tin tưởng và được tự làm việc này, việc kia sẽ khiến trẻ tự tin hơn nhiều. 4. Hàng ngày để trẻ tự lấy bát, thìa, đũa của mình. Tự lấy nước uống của mình. Nên mua cho trẻ một bộ đồ ăn an toàn để trẻ có thể tự lấy hay tự học xúc mà không sợ rơi vỡ. Thật ra cái bát thì quan trọng chứ cái thìa và đôi đũa mình thấy không quan trọng quá trong việc phải khác biệt. Có thể chỉ đúng với trẻ con nhà mình mà không đúng với trẻ con nhà khác là chúng phải ăn bằng đúng bát của chúng còn thìa, đũa thì thích dùng giống người lớn. 2 chị em, mỗi bạn 1 bộ bát khác màu nhau để không nhầm lẫn. Cốc, bình nước giống nhau nhưng khác màu để không nhầm lẫn. Mình không dạy nhưng khi đến tuổi, tự chúng thích làm việc thì tôn trọng chúng. Chúng thích tự lấy nước uống thì đưa cốc cho chúng tự lấy ( chấp nhận nước có thể rớt ra hay đổ ra nhà) chứ không lấy giúp. Nếu mà định lấy giúp là chúng sẽ giãy nảy lên và có khi bắt đền ngay. Việc "dạy" con, thực chất là việc bố mẹ phải tìm hiểu, nắm bắt cá tính của con, nắm bắt các giai đoạn phát triển của con, các nhu cầu, hành vi của con để bố mẹ học cách chấp nhận, uốn nắn, điều chỉnh ( bản thân và con), tôn trọng. Con đường học này ở Việt Nam không suôn sẻ vì thói quen và nếp nghĩ cũ, vì phương pháp yếu và thiếu, vì một môi trường văn hóa giật lùi, vì không có những nguyên tắc, kỷ luật, giá trị đạo đức vững chắc và được tôn trọng, bảo vệ,.....vì nhiều vấn đề khác nữa nên việc dạy con của các ông bố, bà mẹ sẽ vô cùng gian nan. Nhưng hi vọng không vì vậy mà những ai đã nghĩ ra được, đã nhận thức được vấn đề cũng như tầm quan trọng của việc nuôi dạy con khoa học sẽ từ bỏ nguyện vọng chính đáng của mình để biết đâu sẽ có lúc tiếc. Kỹ năng dạy con rất quan trọng, bố mẹ cần nên học. Mình đã từng đi học lớp này. và mình cũng nghĩ Haneul "Mà thật lòng thì mình không bao giờ nghĩ chuyện một người làm cha, làm mẹ dẹp bớt những nhu cầu cá nhân, hi sinh cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, đêm hôm cặm cụi chăm sóc con,...là hi sinh cả" Minh có cuốn How to have a happy child bằng tiếng Anh nhưng mình cũng vừa mua cuốn này dịch ra tiếng Việt của BS Nguuyễn Hữu Vĩnh tại shop mẹ và Bé Võ Thi Sáu SG sách này thuộc dạng best selling các mẹ nên tìm đọc để hiểu thêm cá tính của con, và dạy con như thế nào và mình góp phần như thế nào tạo nên hạnh phúc cho con.
Cái phần tự cho con vào ghế ngồi ăn thì đúng là hay thật. Nhưng mà em ra quán ăn nhanh, thấy có nhiều mẹ Tây cho con ngồi ghế, vứt cho nó 1 bịch khoai tây chiên bự, rồi phần mẹ mẹ ăn, phần con con ăn. Nhìn đứa nhỏ chưa gì đã béo ú, quay sang thấy bà mẹ cũng béo ú mà thấy sợ. Nhiều Tây lười nên trẻ con nó cũng biết phận mà quen, tự ăn hoặc nhịn đói, chứ chẳng phải mẹ Tây nào cũng tốt đâu.
Bên đây để đi được Kindergarten thì các bé phải biết tự ăn, tự đi toilet, mang tháo day, mặc quần áo, tự làm hết mới được, ở Đức hay Áo thì sau 3 tuổi là bé được đi nhà trẻ, ở Thụy sĩ thì đỡ hơn đến 4,5 tuổi thì đi, chính vì thế các bé được tập sớm để có thể thích nghi khi đi Kindergarten, ngoài ra môi lần đi khám bác sĩ nhi đồng định kỳ cũng thường được hỏi thăm bé đã tự ăn chưa? tự đi toilet hay tự đi ngủ..... thế nên trẻ con Tây sớm tự lập là vậy.
Con mình học lớp một: Tự xúc ăn (khoảng 2 bát cơm một bữa), tự thay đồ đi giầy, tự chuẩn bị sách vở đi học, đến giờ tự giác ngồi bàn học (chỉ đôi lúc mẹ phải nhắc nhẹ).... Ra ngoài biết nghe theo sự hướng dẫn của cha mẹ.... Nói chung mình dạy con tỉ mỉ, cẩn thận từng tí một. Bây giờ chăm mấy nhóc mà mình vẫn cảm thấy nhàn và không khổ sở gì.
Quan điểm của mình với các con: Bố mẹ không thể mãi là Tay, Chân, Mắt... của con nên sẽ dạy con tự biết làm tất cả, tự biết chăm sóc phục vụ bản thân, ngã tự biết đứng dậy, tự chịu trách nhiệm với việc mình gây ra, phải có trách nhiệm với bản thân... để đến khi nào bố mẹ không ở bên cạnh chúng khỏi bỡ ngỡ và sẽ biết nên làm thế nào.
Con là một cá thể độc lập.
Mình đang ở Úc và đi làm thêm nghề trông trẻ ở đây. Mình thấy có những điểm mà các bà mẹ Tây dạy con rất rất đáng học tập.
Đứa trẻ mình trông bây giờ được 9 tháng tuổi. từ 7 tháng tuổi lúc bắt đầu ăn dặm, mẹ bé đã dậy bé ngồi vào ghế ăn và tự bốc thức ăn. Thức ăn dặm đa phần là cà rốt, hoa lơ xanh, bơ, khoai lang, thịt....được nấu thật kỹ rồi xé thật nhỏ. vì vậy mẹ bé rất nhàn, cứ đến bữa là cho vào ghế ngồi rồi xé nhỏ thức ăn. thằng bé tự tay với thức ăn và cho vào mồm. rất nhàn và rất độc lập. mẹ bé thì trong lúc đó có thể làm việc này việc khác nhưng không ngừng nói những câu động viên bé. bé có thể lúc đầu chưa quen ăn được ít thì mẹ sẽ tăng số lần cho bú sữa. nhưng sau bé sẽ quen dần và tự bốc thức ăn để ăn. mình thấy chẳng có gì là mất vệ sinh, quan trọng là bạn rửa tay cho bé thật sạch trước khi ăn và thỉnh thoảng cho bé uống nước (vì bé chưa điều tiết được lượng nước hút vào).
- điều đặc biệt là các bà mẹ tây rất "phóng khoáng" lời khen với con mình. dù bé làm được việc gì, nhỏ (như đi vs vào bô mà không phải ra bỉm) hay to (như tự dưng bò được), các bà mẹ đều ra sức khen con bằng những câu quen thuộc để bé nhận thấy đấy là lời khen của mẹ dành cho bé.
- đứa trẻ mình trông là con của một vị tiến sỹ ngành tâm lý. bà có giải thích với mình là trẻ con học nhanh hơn người lớn tưởng. vì vậy trong nhà đâu đâu cũng có sách cho bé. mẹ bé dậy bé mọi nơi. ví dụ cầm ảnh một con ngựa và nói đó là con ngựa, rồi cầm đồ chơi bằng nhựa hình con ngựa cho bé biết. bà rất chịu khó dạy như vậy dù bé có 9 tháng tuổi.mỗi lần cho bé ngồi bô đi vệ sinh và chờ bé đi vệ sinh, bà đều cầm những quyển truyện hình ảnh dành cho trẻ con, vừa đọc, vừa chỉ cho bé xem. đứa con đầu của bà năm nay 4.5 tuổi nhưng do sự giáo dục từ nhỏ như vậy nên cực kỳ thích sách, mặc dù đọc chưa được hết.
- bà rất ít bế bé. mặc dù dành nhiều thời gian cùng ngồi chơi trò chơi với con và dậy con nhưng đa phần là không bế. bà cũng nói mình không được bế bé nhiều. thay vào đó để bé tự chơi nên bé không theo mẹ, không quấy mẹ.
- ở nhà các bé không được xem ti vi. một tuần được xem 2 buổi, mỗi buổi nửa tiếng và là những phim hoạt hình. còn đâu mẹ bé khuyến khích xem truyện. xem xong mẹ bé thường hỏi bé là những nhân vật trong truyện (mẹ bé phải đọc qua hết những truyện đó rồi) và hai mẹ con bình luận với nhau.
- ở nhà có nhiều sticker để lập một thời gian biểu. chủ nhật hai mẹ con (mẹ và đứa bé 4.5 tuổi) ngồi và bàn với nhau ngày này đi học, ngày này đi chơi công viên hay đi đâu(vì bé đi học 3 buổi/tuần). bé cứ theo đó mà làm. buổi tối bà thường hỏi lại thằng bé là ngày mai có kế hoạch gì, nó chạy ra bảng xem và hai mẹ con cứ thế làm.
- bà rất chịu khó nói chuyện với các con. mỗi khi bé lớn đi học về là hai mẹ con lại nói chuyện như ngày hôm nay ở lớp như thế nào. ở tây có chương trình bố mẹ đến giúp giáo viên khoảng 1 tiếng, ngày nào cũng được, lúc nào cũng được. bố mẹ tây rất chú trọng vào hoạt động này. vì vậy bà ý cũng hay đến lớp và biết hết bạn bè của con. mỗi lần thằng bé kể chuyện là bà có thể tham gia như bà cũng là một thành viên trong lớp.
- bà cũng hay tham gia với con các trò chơi. chẳng hạn thằng bé chơi trò nhảy ô chữ ở nhà, và bà sẵn sàng cùng nhảy lò cò quanh nhà với nó.
- luôn khuyến khích trẻ giải thích rõ mọi điều. ví dụ như mình muốn tham gia trò chơi của con thì phải hỏi con để con giải thích luật chơi. khi con muốn làm điều này cũng giải thích rõ cho mẹ vì sao. khi không muốn làm mẹ cũng nghe lời giải thích. mẹ lắng nghe và cân nhắc những lời con nói.
đấy là một vài ví dụ. mình giúp bà một thời gian và học rất nhiều điều từ bà. một điều mình nghĩ quan trọng là hãy là bạn của con, một người bạn lớn để con vừa có thể tâm sự, vừa có thể chơi cùng mà vẫn bảo vệ được con mình. đừng áp đặt điều gì lên các con bởi các con cũng có cách nhìn nhận và suy nghĩ của riêng mình.tôn trọng những suy nghĩ đó cũng khiến các con thêm tự lập.
Bài viết cực kỳ hay và hữu ích. Ngồi ngẫm nghĩ tại sao mình lại không làm được những điều tưởng chừng đơn giản ấy (ngồi chơi với con hàng giờ, dịu dàng với con, giải thích cặn kẽ những câu hỏi của bé....) mặc dù mình cũng là người hiểu biết, được giáo dục cẩn thận, được tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây. Chán nhất là lúc dạy con học, con chỉ hơi chậm một chút thôi là mình nổi nóng ngay lập tức mặc dù mình đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Eo ui thương con quá, mẹ chưa yêu con, mẹ chưa phải là người mẹ tốt. Tự cảm thấy có lỗi với con, từ nay phải thay đổi hoàn toàn cách dạy con thôi.
Ra công viên xem Tây dạy con
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
21:21
Rating:
Không có nhận xét nào: