Topic định hướng sau khi con mẹ CA đỗ học bổng thì nóng lên dữ dội , sau gần 2 năm thì đã nhìn thấy rõ ràng quả chín, còn một số quả chắc đã chín nhưng âm thầm nên chưa được biết .Chúc mừng mẹ con chị Me Cuncon đã có những thành công ban đầu rực rỡ, chúc mừng bác Laida đã nhiệt tình nhả tơ nay đã có thành quả , bõ công bác thức khuya dậy sớm chạy vào gõ bài kỳ cạch thay đổi cả cách suy nghĩ về dạy con của rất nhiều bậc phụ huynh, nếu đã vào đọc em tin rằng không phụ huynh nào là không soi lại mình xem về cách dạy dỗ, thương yêu con cái, làm bạn cùng con .
Em thuộc dạng ít viết bài và chỉ chăm chỉ hút mật vì trình độ còi cọc, ba hoa bị đập chết ngay , nhưng hôm nay cũng xin có vài lời để báo cáo kết quả với các bác, con em thì gần thập kỷ nữa mới chen chân vào giật học bổng , nhưng cái em nói đến ở đây không phải là học bổng mà là những nấc thang đầu tiên , như cái bài đầu của chị Lai da nói , là tư cách đạo đức, là sự trung thực , tính tiết kiệm , tự lập …
Chị Laida nhấn mạnh ở bài đầu về tính trung thực và điều đó thật sự rất ấn tượng với em nhất là khi chị ấy nêu dẫn chứng cụ thể về việc hồi hương của bạn nhặt được tiền không trả lại . Thế là em hiểu rằng không phải lo cho con vào trường điểm, kèm con sát sao để con giải dược các bài toán nâng cao , mà mẹ phải dạy con nhân cách trước vì cấp 1 là thời gian khá thoải mái do các chương trình ko nặng quá và chưa nhiều môn như cấp 2 .Mẹ kể chuyện về chú bé nói dối làm mất niềm tin của mọi người , kể về kết cục của những hành động lừa lọc gian dối, con cứ ngấm vào rất tự nhiên và trải qua nhiều lần thì em nhận ra rằng con cũng căm ghét thói nói dối, con chấp nhận bị phạt chứ không lấp liếm để mẹ không trách mắng , dù nếu con không nói ra mẹ cũng chẳng biết . EM cũng không quên dạy con tính tự giác ,con có ý thức vô cùng trong việc học, không bao giờ em phải nhắc con làm bài , mà con tự chủ động học , có bài cô giao cho là làm, nếu không có thì lấy sách ra đọc hoặc mở máy tính học tiếng anh, tập tọe vài 3 từ thôi , nhưng con hoàn toàn tự nguyện không bao giờ phải ép . Con lớp 1 nhưng đã biết giặt giũ đồ của con , tự tắm rửa, gội đầu thành thạo và nấu vài món đơn giản , rửa bát, quét nhà , thậm chí biết đạp xe đi chợ nếu mẹ lên list sẵn .Vào siêu thị biết kiềm chế ham thích mua sắm vì sợ mẹ hết tiền …
Topic đang nóng về du học nhưng em đưa vấn đề này ra để các mẹ có con nhỏ quá đừng vội sốt ruột , hãy đi lại con đường đầu tiên mà em chắc rằng các anh chị lớp trước cũng đã đi , quá trình giành học bổng là con đường dài , hành trang đầu tiên không thể thiếu là tư cách đạo đức . Chả hiểu em có bị chê là lạc với vỏ ném loạn xạ không nhỉ?
đánh giá Raffles là số 1 của Sing. Nó tuyển chọn ngay từ lúc bé tý, học rất tốt về XH. Đấy, chị rất thích nhưng trường đó con chị ko có form thi mà có cũng trượt luôn vì tuyển TA rất khó.Chị ơi, RGS là trường number 1 của Sing đó ạ. Bởi vì trường đó lấy điểm đầu vào PSLE là cao nhất. Mang trên mình bộ đồng phục của trường học này còn tự hào hơn là nhà biệt thự ở trên đường Orchard Road ấy chứ
m nghĩ là do mình thôi. Nghĩ khổ nó là khổ, nghĩ may mắn thì là sự may mắn. Còn khi có sự thay đổi thì luôn cần có sự thích nghi, thích nghi càng nhanh càng đỡ tốn thời gian, trí lực và đỡ phát sinh rắc rối.
Các con mới sang, thông thường cũng là học sinh giỏi ở nhà, gia đình cũng có điều kiện. Trẻ con lại đang cái độ tuổi hiếu thắng và sĩ diện nữa. Sang đây nhiều khi cũng hụt hẫng vì là sự vênh nhau giữa hai điều đó. Đứa trẻ nào hiểu và tự tin rằng thời gian đầu tiên là thời gian cần bắt kịp và lấp bằng những điều còn thiếu, và tập trung vào điều đó, đừng để ý những gì khác linh tinh thì con sẽ vươn lên rất tốt.
Các bác thấy con ngựa cần đi qua những chỗ khó khăn đó, người kéo ngựa phải bịt mắt nó lại hoặc che hai bên để nó chỉ có thể nhìn thẳng rồi dẫn đi, thì đi được, chứ mà ngựa thấy bức tranh toàn cành nào là lửa cháy, sông sâu, vực thẳm, kéo kiểu gì nó cũng không đi được.
Mình cũng phải dạy con như vậy, biết trước mắt cần vượt qua những điều gì thì chỉ có nhìn thẳng và thẳng tiến, cấm có được nhìn ngang ngó dọc. Nhìn sang bên cạnh bạn nó có cái máy tính hay quá, thế là con dù có cái máy tính tàng tàng rồi lại bảo, con phải có cái máy như thế thì mới học được những phần mềm, chương trình hay. Rồi nhìn sang thấy bọn TQ có có tiếng Trung gỡ gặc điểm và tiêu chuẩn, mình là VN không có cái thứ tiếng đó, buồn khổ thành ra lại mất toi mấy tháng bất mãn. Rồi hơi tí là đòi về VN. Về thì không nói đến chuyện tiền nong, nhưng trong lúc mình còn kém nhiều thứ, bọn bạn nó ở lại nó cày cuốc thì mình về .... chơi và nghỉ ngơi.
Hàng xóm nhà mình ở Hà nội có con gái vừa mới đỗ cái học bổng toàn phần này năm 2010 tại Singapore. Bé này học lớp 11, bố mẹ là công nhân, em ấy tự tìm trên mạng và thi rồi đỗ. Cái này hay đấy chứ, học xong 2 năm có Tú tài Quốc tế (IB). Sao cái này hay thế mà dường như ít người biết nhỉ. Minh copy lại trên báo này.
[SIZE="3"]Chương trình học bổng các trường Thế giới Liên kết - Kì tuyển chọn 2010 tại Việt Nam [ 03-02-2010-Theo UWC Vietnam ]
Ủy ban các trường Thế giới Liên kết tại Việt Nam (UWC Việt Nam) hân hạnh thông báo Kì tuyển chọn năm 2010 tại Việt Nam của Chương trình Học bổng các trường Thế giới Liên kết. Đây là một chương trình học bổng dành cho học sinh lớp 11 để lấy bằng Tú tài Quốc tế (IB) tại một trong các trường Thế giới Liên kết trên thế giới. Học bổng toàn phần bao gồm các chi phí về học phí, phòng ở và ăn uống trong vòng hai năm theo học tại trường. Nếu không ghi thêm chi tiết, học bổng toàn phần không bao gồm chi phí đi lại, tiền tiêu vặt và bảo hiểm y tế.
Các học bổng và suất học dành cho Kì tuyển chọn tại Việt Nam năm 2010
Học bổng toàn phần
1. Trường Thế giới Liên kết khu vực Đông Nam Á, Xinh-ga-po
Có thêm chi phí đi lại và tiền tiêu vặt
2. Trường Lester B. Pearson khu vực Thái Bình Dương, Canada
3. Trường Thế giới Liên kết Armand Hammer, Mỹ
Học sinh cần thanh toán 400 USD chi phí bảo hiểm.
Trường Thế giới Liên kết Mahindra, Ấn Độ
4. Trường Thế giới Liên kết Li Po Chun, Hồng Kông
5. Trường Thế giới Liên kết Chữ Thập Đỏ vùng Nordic, Na-uy
Học sinh phải đặt cọc chi phí y tế.
6. Trường Thế giới Liên kết Maastricht, Hà Lan
Có bảo hiểm y tế
7. Trường Thế giới Liên kết vùng Adriatic, Italia
Học bổng bán phần
7. Trường Thế giới Liên kết Mahindra, Ấn Độ
Học sinh trả 44% giá trị học bổng (khoảng 7.500 đôla Mỹ/năm) và các chi phí khác.
Tiêu chuẩn chọn lựa
1. Tiêu chuẩn chung
Các thí sinh tham dự các kì tuyển chọn tại Việt Nam phải:
• Là công dân Việt Nam và đang sinh sống tại Việt Nam
• Hiện đang học lớp 11 và
• Sinh trong khoảng từ tháng 1.1993 đến tháng 6.1994
2. Tiêu chuẩn của chương trình
Các thí sinh phải có các tố chất sau:
• Học lực khá để có thể thành công trong chương trình IB.
• Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
• Có khả năng làm một đại sứ của Việt Nam tại một Trường Thế giới Liên kết.
• Sẵn sàng và có khả năng làm bạn cũng như học hỏi từ những người có suy nghĩ, tín ngưỡng và văn hóa có thể đối lập với mình.
• Có thể phát huy tối đa cơ hội học tập tại trường và có khả năng đóng góp vào cuộc sống tại trường. Các phẩm chất có thể bao gồm: cam kết tham gia các hoạt động xã hội, sự cởi mở trong tư duy, nhiệt tình, vững vàng trong cuộc sống, hài hước, khả năng vươn lên trong môi trường mới, mạnh mẽ trong cảm xúc và có thể chất tốt.
• Là một thành viên có đóng góp tích cực trong trường học và/hoặc cồng đồng nơi mình sinh sống.
• Có tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao.
3. Ưu tiên
Nếu các thí sinh có đáp ứng như nhau đối với các yêu cầu trên, ưu tiên sẽ dành cho các thí sinh ít có khả năng có được một cơ hội học tâp như thế này nhất hoặc thí sinh có khả năng phát triển nhất nếu được trao cơ hội này. Vì vậy UWC Việt Nam khuyến khích học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia chương trình học bổng này.
Thông tin chi tiết về chương trình xem trên [url]http://uwcvn.org
Gửi các mẹ bài rì pọt của mẹ devameo ạ
Chia sẻ của các chị Edina, Timom, Songdong trong việc nuôi dạy con- 2010.06.16
Phần 1: Khơi gợi tiềm năng trong con
Các chị đã làm thế nào để khơi dậy sự ham học của các con:
Edina: Phải yêu con mới làm được mọi điều cho con. Yêu con ntn? Chị Laida hiểu con, làm cho con đc hạnh phúc từ khi con còn nhỏ. Phải dành nhiều thời gian cho con.
Sự học không chỉ là học văn hóa mà còn là tìm hiểu các vấn đề xung quanh. Hồi con chị còn nhỏ, chị hay cho con ra ngoài đồng, con chị rất hay tìm tòi (Xin mua kính lúp để soi từng cái lá…, mua kính hiển vi để soi đc tế bào, kính viễn vọng để đứng ở trong cổng nhìn ra ngoài, cho tự làm kính vạn hoa, chong chóng để biết hướng gió….). Muốn biết nhu cầu của con phải là bạn của con, chơi cùng với con để hiểu đc tâm tư tình cảm của con (Cùng con lấy đất sét để nặn một cái lò nhỏ bằng quả cam để luộc mấy quả trứng cút..).
Timom: Đặt việc học hành của con lên trên tất cả, kể cả việc làm kinh tế. Sẵn sàng làm cv ít tiền hơn nhưng có đk chăm sóc, chia sẻ với con hơn. Ngoài giờ học cố gắng ở nhà với con càng nhiều càng tốt.
Các chị đã rèn luyện tính tự giác học của các con như thế nào
Edina: Tạo cho con có động lực trong việc học: đứa thích nhất lớp, đứa ganh đua với bạn… Nếu cần cơ sở về mặt lý thuyết thì đọc quyển “Nói sao cho trẻ chịu học”. Phải đồng cảm với trẻ con
Timom: Nhà ở bên Nga, 4 tuổi chị dậy con học tiếng Việt ở nhà. Sử dụng 1 cái bảng ghi công việc bằng các thứ tiếng, ko sợ loạn ngôn ngữ.
Chị đã làm gì để kích thích con ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập, có niềm mơ ước đi du học để đc sớm tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến
Songdong: Làm sao để biết con thích cái gì, mỗi cháu có 1 năng khiếu khác nhau nên phải hiểu con sau đó hướng con theo cái năng khiếu đó. Con chị có năng khiếu nghệ thuật, chị đồng ý cho múa hát nhg có điều kiện là con phải là hs giỏi con mới đc đi tập văn nghệ. Thời gian cao độ 11, 11h30 con phải đi biểu diễn chị vẫn phải chấp nhận. Sau đó dần dần chị hướng con bớt đam mê: chị kia đánh nhiều phấn nên giờ già quá, trường nghệ thuật mỗi năm tốt nghiệp hàng bao nhiêu mà chả có mấy ng nổi tiếng…. Hết năm lớp 6 con chị tự bỏ không tham gia đội văn nghệ, chỉ hoạt động văn nghệ ở trường.
Chị ko muốn cho con theo con đường nghệ thuật vì cuộc sống có rất nhiều điều làm mình buồn phiền, và khi lúc đó ta sẽ dùng nghệ thuật để xả stress. Nhg nếu theo con đg NT thì sẽ vướng yêu đg sớm nên chị ko muốn cho theo, chị chỉ cho con “lơ ngơ” ở giữa thôi, ko cho lên cao, cứ lên cao tý là chị “giật” xuống.
Vì con thích văn nghệ nên chị hay đóng kịch với con để tìm hiểu (con là mẹ, mẹ là con; mẹ là em con là chị). Trong khi chơi thì con bảo: “chị ơi, em ghét mẹ lắm”, rồi “2 chị em mình bỏ đi nhé”… Qua đó mình rút đc kinh nghiệm và hiểu con hơn.
Phải tùy từng đứa trẻ mà tìm cách tiếp xúc với con, không có công thức chung cho việc này.
Khi nói với những đứa trẻ tò mò về những điều tế nhị nên dùng từ y học.
Cuối cấp 2 có 1 anh thích con gái chị, chị bảo nhận luôn anh đấy là con nuôi. Sau đó dần dần tìm ra các điểm yếu của anh đó để cho con gái thấy ko còn thích anh ấy như trc.
Có 1 lần con đi học về nghi mãi mới hỏi mẹ: “Có phải chim của em bé thì bằng quả ớt, chim của ng lớn thì = quả chuối, có đúng ko?”. Mẹ: “Câu đó không đúng. Ớt thì có loại ớt chỉ thiên bé tý, còn chuối cũng có quả bé quả to…, con ng lớn lên thì mọi thứ cũng phải lớn lên…”. Chị lấy các hình ảnh cây cỏ để minh họa.
Khi trẻ con tò mò chuyện gì đó thì phải giải thích thỏa đáng, con sẽ không tò mò nữa.
Timom: Chị rất thích bàn bạc về các vấn đề liên quan đến con cái. Đầu tiên phải làm bạn của con mình. Lúc nào chơi với con thì quậy hết cỡ, quậy hơn cả con
Chị bảo con trai: “Lúc nào mẹ cũng gọi con là cu nhé. Khi nào con lấy vợ mà chỉ có 2 mẹ con mẹ vẫn gọi là cu”
Có việc gì cần ngăn cấm con cũng vẫn phải khuyên bảo từ từ, ko đc trực tiếp ngăn cấm con gay gắt. Khi con >13 tuổi đã muốn tách xa ra khỏi mình, làm mình bực tức. Mẹ phải hiểu để có cách đối xử với con hợp lý.
Luôn cho con hiểu việc học hành là trên hết. Dậy con: Phải lao động sáng tạo, làm giầu cho mình và có ích cho xã hội.
Giáo dục con ko tham của của ng khác: Có 1 ng bán cà đi ngang qua nhà, khi con gái vào nhà cầm theo 1 quả cà, chị đuổi theo tìm ng bán cà để trả lại quả cà đó.
Tiếng Anh rất quan trọng, ko những con mà bố mẹ cũng nên biết tiếng Anh . Rất nên cho con đi du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Edina: Con tự có mơ ước, có điều kiện thì mẹ cho đi.
Các kê hoạch rèn lyện, học tập cụ thể trong từng giai đoạn như thế nào cho phù hợp để giúp con vững vàng khi đi du học sớm
Edina: Trẻ con luôn là chính nó, nên không thể ép con theo hướng khác được.
Trong quá trình nuôi con, nên lưu ý các giai đoạn (độ tuổi) nào mà trẻ cần được chuẩn bị các bước kỹ năng? Lưu ý về chế độ dinh dưỡng? Môi trường bên ngoài cho trẻ tiếp cận sớm để hình thành tính cách phù hợp? Mẹ chuẩn bị tâm lý gì và tiếp cận con thế nào để con luôn coi mẹ là một người BẠN sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện?
Theo các chị, nên cho con đi du học ở độ tuổi nào (lợi ích và rủi ro cả việc d học sớm hoặc du học muộn? Độ tuổi nào sẽ phù hợp với trẻ em VN? Làm thế nào để con ko quá cuốn theo văn hóa NN mà giữ đc văn hóa VN
Edina: Con nhỏ quá ko nên cho con đi du học. Các con phải đi học Thiếu sinh quân ngày xưa đã rất trách bố mẹ vì đã cho con đi xa gđ sớm. Nên để khi học đại học mới bắt đầu cho con đi.
Giáo dục phổ thông: Tốt nhất là đc học ở VN, đi du học phổ thông là “tị nạn giáo dục”. Nhg bởi giáo dục ở VN quá tệ nên vẫn nên cho con đi du học khi có điều kiện. Ông Ng Khắc Viện “Trẻ con bây giờ quá khổ”. Nếu có con học mẫu giáo, nhà trẻ: Nên chỉ cho con học 1 buổi, ở nhà với ông bà 1 buổi.
Timom: Bắt đầu hình thành ý thức cho con đi du học từ năm học lớp 5, lớp 6. Đưa con đi học tiếng Anh đều đặn, ko bỏ học.
Songdong: Khi con chị còn nhỏ chị ko nghĩ nhiều đến việc con phải đi du học. Khi con lớn thì “vô tình” con đc đi du học J. Khi con học Ngoại thương năm 1 thì con đc đi du học.
Có nên chọn trường, chọn lớp không?
Edina: Chọn trường, chọn lớp như thế nào là tốt còn phụ thuộc quan điểm thế nào là tốt với mỗi gđ.
Nên hướng con tìm đc 1 nhóm bạn tốt để chơi cùng.
Đừng so sánh con mình với người khác. Đừng nêu gương ng này ng kia với con.
Timom: Rất muốn cho con vào trường chuyên lớp chọn. Chị đã cho con học trường chuyên nhưng sau 3 học kỳ lại phải trở về trường cũ. Vì trường chuyên ở lớp đó các bạn rất ích kỷ, hiểm độc, mưu kế hại nhau, cô giáo phân biệt chủng tộc… nên lại về trg cũ, cho dù trg cũ các bạn ko có ý thức học tập, nhà nghèo nhưng lại rất tốt với nhau, cô giáo cũng rất tốt với hs.
NẾU học phổ thông ở Mỹ:
Trường nội trú: đắt tiền, 57K$/năm
Trường công lập: thường ko nhận sv nc ngoài. Sang trong ch trình trao đổi văn hóa, nên nhiều khi bị cản trở từ ng quản lý, từ nhà chủ, từ các trường học….
Nếu học đại học ở Mỹ:
Hồ sơ: điểm TB 4 năm của tất cả các môn
Xếp hạng trong lớp: top 5, top 10
Thư giới thiệu của các thầy cô giáo: 2-3 thầy cô. Có 1 thầy sẽ xếp hạng và nhận xét toàn bộ tính cách và các hoạt động của em hs.
Hoạt động: Học hành, TDTT, trong trg lớp, ngoài xã hội, kiếm tiền…
Toffer >100,
Thổi vào tâm hồn các con ý nghĩ: Con có thể làm đc mọi việc. Phải chuẩn bị trước 3-4 năm khi định cho con đi du học.
Cô Giang ở Long Biên, cô Hoa ở Lý Thái Tổ: Dậy tiếng Anh rất tốt.
Phài giáo dục con từ nhỏ để con có ý thức giữ gìn bản thân mình.
Songdong: Không cần chọn trường, nhưng nên chọn lớp. Càng lên các cấp trên càng nên chọn.
Giáo dục giới tính:
Edina: Phụ huynh quá chủ quan, các con đã biết các vấn đề về giới tính từ trước rồi.
Học trường dân lập hay công lập?
Songdong: Không thích dân lập, thích học công lập hơn. Vì Lương Thế Vinh học rất vất vả, căng thẳng, nhỡ sa sẩy sẽ bị loại, mà bị loại thì biết đi đâu?
Edina: Cấp 3 nên học công lập vì công lập chọn được đầu vào các hs giỏi, ngoan. Cách đây 7-8 năm ở TP HCM dân lập là cái túi gánh những học sinh ko vào đc công lập.
Dân lập thì có nhiều hđ kỹ năng, công lập chỉ có học thôi à Cấp học nào thì cho nên cho con học công lập/dân lập?
Edina: Các kỹ năng hoạt động trong tập thể ko phải chỉ có trg dân lập mới thực hiện đc. Cho con tham gia các hoạt động của các nhóm… để con phát triển các kỹ năng. Giáo dục con ở nhà…
Mình thấy nhiều cha mẹ chỉ muốn thấy con được điểm 10, phải đứng hạng đầu trong lớp, bắt con gò lưng viết chữ từ khi 4 tuổi, con bị điểm kém thì đánh mắng…nên kể lại để mong các mẹ đừng làm khổ con mình.
- Mình giới thiệu quyển sách này cho các mẹ có con mà đang mắc chứng khó trị tuổi mới lớn mà mình cảm thấy sự dạy dỗ chưa hiệu quả. Họ chỉ ra cho mình nói sao cho trẻ nghe và nghe sao cho trẻ chịu nói. Các mẹ Laida, Songdong, Me noitro…thì như là bẩm sinh đã đắc nhân tâm rồi nên chúng mình cứ hàng ngày vào Diễn đàn Định hướng này để học hỏi. Còn quyển sách này hướng dẫn một sự học tập và thực hành có hệ thống trong việc nuôi dạy con. Khi đọc mình rất bất ngờ là hầu như chúng ta thường thuyết lý giảng giải, thấy đúng thế hay thế “ nói phải củ cải cũng nghe”, thế mà bọn trẻ như…” củ chuối” không nghe bao giờ…
Em thuộc dạng ít viết bài và chỉ chăm chỉ hút mật vì trình độ còi cọc, ba hoa bị đập chết ngay , nhưng hôm nay cũng xin có vài lời để báo cáo kết quả với các bác, con em thì gần thập kỷ nữa mới chen chân vào giật học bổng , nhưng cái em nói đến ở đây không phải là học bổng mà là những nấc thang đầu tiên , như cái bài đầu của chị Lai da nói , là tư cách đạo đức, là sự trung thực , tính tiết kiệm , tự lập …
Chị Laida nhấn mạnh ở bài đầu về tính trung thực và điều đó thật sự rất ấn tượng với em nhất là khi chị ấy nêu dẫn chứng cụ thể về việc hồi hương của bạn nhặt được tiền không trả lại . Thế là em hiểu rằng không phải lo cho con vào trường điểm, kèm con sát sao để con giải dược các bài toán nâng cao , mà mẹ phải dạy con nhân cách trước vì cấp 1 là thời gian khá thoải mái do các chương trình ko nặng quá và chưa nhiều môn như cấp 2 .Mẹ kể chuyện về chú bé nói dối làm mất niềm tin của mọi người , kể về kết cục của những hành động lừa lọc gian dối, con cứ ngấm vào rất tự nhiên và trải qua nhiều lần thì em nhận ra rằng con cũng căm ghét thói nói dối, con chấp nhận bị phạt chứ không lấp liếm để mẹ không trách mắng , dù nếu con không nói ra mẹ cũng chẳng biết . EM cũng không quên dạy con tính tự giác ,con có ý thức vô cùng trong việc học, không bao giờ em phải nhắc con làm bài , mà con tự chủ động học , có bài cô giao cho là làm, nếu không có thì lấy sách ra đọc hoặc mở máy tính học tiếng anh, tập tọe vài 3 từ thôi , nhưng con hoàn toàn tự nguyện không bao giờ phải ép . Con lớp 1 nhưng đã biết giặt giũ đồ của con , tự tắm rửa, gội đầu thành thạo và nấu vài món đơn giản , rửa bát, quét nhà , thậm chí biết đạp xe đi chợ nếu mẹ lên list sẵn .Vào siêu thị biết kiềm chế ham thích mua sắm vì sợ mẹ hết tiền …
Topic đang nóng về du học nhưng em đưa vấn đề này ra để các mẹ có con nhỏ quá đừng vội sốt ruột , hãy đi lại con đường đầu tiên mà em chắc rằng các anh chị lớp trước cũng đã đi , quá trình giành học bổng là con đường dài , hành trang đầu tiên không thể thiếu là tư cách đạo đức . Chả hiểu em có bị chê là lạc với vỏ ném loạn xạ không nhỉ?
đánh giá Raffles là số 1 của Sing. Nó tuyển chọn ngay từ lúc bé tý, học rất tốt về XH. Đấy, chị rất thích nhưng trường đó con chị ko có form thi mà có cũng trượt luôn vì tuyển TA rất khó.Chị ơi, RGS là trường number 1 của Sing đó ạ. Bởi vì trường đó lấy điểm đầu vào PSLE là cao nhất. Mang trên mình bộ đồng phục của trường học này còn tự hào hơn là nhà biệt thự ở trên đường Orchard Road ấy chứ
m nghĩ là do mình thôi. Nghĩ khổ nó là khổ, nghĩ may mắn thì là sự may mắn. Còn khi có sự thay đổi thì luôn cần có sự thích nghi, thích nghi càng nhanh càng đỡ tốn thời gian, trí lực và đỡ phát sinh rắc rối.
Các con mới sang, thông thường cũng là học sinh giỏi ở nhà, gia đình cũng có điều kiện. Trẻ con lại đang cái độ tuổi hiếu thắng và sĩ diện nữa. Sang đây nhiều khi cũng hụt hẫng vì là sự vênh nhau giữa hai điều đó. Đứa trẻ nào hiểu và tự tin rằng thời gian đầu tiên là thời gian cần bắt kịp và lấp bằng những điều còn thiếu, và tập trung vào điều đó, đừng để ý những gì khác linh tinh thì con sẽ vươn lên rất tốt.
Các bác thấy con ngựa cần đi qua những chỗ khó khăn đó, người kéo ngựa phải bịt mắt nó lại hoặc che hai bên để nó chỉ có thể nhìn thẳng rồi dẫn đi, thì đi được, chứ mà ngựa thấy bức tranh toàn cành nào là lửa cháy, sông sâu, vực thẳm, kéo kiểu gì nó cũng không đi được.
Mình cũng phải dạy con như vậy, biết trước mắt cần vượt qua những điều gì thì chỉ có nhìn thẳng và thẳng tiến, cấm có được nhìn ngang ngó dọc. Nhìn sang bên cạnh bạn nó có cái máy tính hay quá, thế là con dù có cái máy tính tàng tàng rồi lại bảo, con phải có cái máy như thế thì mới học được những phần mềm, chương trình hay. Rồi nhìn sang thấy bọn TQ có có tiếng Trung gỡ gặc điểm và tiêu chuẩn, mình là VN không có cái thứ tiếng đó, buồn khổ thành ra lại mất toi mấy tháng bất mãn. Rồi hơi tí là đòi về VN. Về thì không nói đến chuyện tiền nong, nhưng trong lúc mình còn kém nhiều thứ, bọn bạn nó ở lại nó cày cuốc thì mình về .... chơi và nghỉ ngơi.
Hàng xóm nhà mình ở Hà nội có con gái vừa mới đỗ cái học bổng toàn phần này năm 2010 tại Singapore. Bé này học lớp 11, bố mẹ là công nhân, em ấy tự tìm trên mạng và thi rồi đỗ. Cái này hay đấy chứ, học xong 2 năm có Tú tài Quốc tế (IB). Sao cái này hay thế mà dường như ít người biết nhỉ. Minh copy lại trên báo này.
[SIZE="3"]Chương trình học bổng các trường Thế giới Liên kết - Kì tuyển chọn 2010 tại Việt Nam [ 03-02-2010-Theo UWC Vietnam ]
Ủy ban các trường Thế giới Liên kết tại Việt Nam (UWC Việt Nam) hân hạnh thông báo Kì tuyển chọn năm 2010 tại Việt Nam của Chương trình Học bổng các trường Thế giới Liên kết. Đây là một chương trình học bổng dành cho học sinh lớp 11 để lấy bằng Tú tài Quốc tế (IB) tại một trong các trường Thế giới Liên kết trên thế giới. Học bổng toàn phần bao gồm các chi phí về học phí, phòng ở và ăn uống trong vòng hai năm theo học tại trường. Nếu không ghi thêm chi tiết, học bổng toàn phần không bao gồm chi phí đi lại, tiền tiêu vặt và bảo hiểm y tế.
Các học bổng và suất học dành cho Kì tuyển chọn tại Việt Nam năm 2010
Học bổng toàn phần
1. Trường Thế giới Liên kết khu vực Đông Nam Á, Xinh-ga-po
Có thêm chi phí đi lại và tiền tiêu vặt
2. Trường Lester B. Pearson khu vực Thái Bình Dương, Canada
3. Trường Thế giới Liên kết Armand Hammer, Mỹ
Học sinh cần thanh toán 400 USD chi phí bảo hiểm.
Trường Thế giới Liên kết Mahindra, Ấn Độ
4. Trường Thế giới Liên kết Li Po Chun, Hồng Kông
5. Trường Thế giới Liên kết Chữ Thập Đỏ vùng Nordic, Na-uy
Học sinh phải đặt cọc chi phí y tế.
6. Trường Thế giới Liên kết Maastricht, Hà Lan
Có bảo hiểm y tế
7. Trường Thế giới Liên kết vùng Adriatic, Italia
Học bổng bán phần
7. Trường Thế giới Liên kết Mahindra, Ấn Độ
Học sinh trả 44% giá trị học bổng (khoảng 7.500 đôla Mỹ/năm) và các chi phí khác.
Tiêu chuẩn chọn lựa
1. Tiêu chuẩn chung
Các thí sinh tham dự các kì tuyển chọn tại Việt Nam phải:
• Là công dân Việt Nam và đang sinh sống tại Việt Nam
• Hiện đang học lớp 11 và
• Sinh trong khoảng từ tháng 1.1993 đến tháng 6.1994
2. Tiêu chuẩn của chương trình
Các thí sinh phải có các tố chất sau:
• Học lực khá để có thể thành công trong chương trình IB.
• Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
• Có khả năng làm một đại sứ của Việt Nam tại một Trường Thế giới Liên kết.
• Sẵn sàng và có khả năng làm bạn cũng như học hỏi từ những người có suy nghĩ, tín ngưỡng và văn hóa có thể đối lập với mình.
• Có thể phát huy tối đa cơ hội học tập tại trường và có khả năng đóng góp vào cuộc sống tại trường. Các phẩm chất có thể bao gồm: cam kết tham gia các hoạt động xã hội, sự cởi mở trong tư duy, nhiệt tình, vững vàng trong cuộc sống, hài hước, khả năng vươn lên trong môi trường mới, mạnh mẽ trong cảm xúc và có thể chất tốt.
• Là một thành viên có đóng góp tích cực trong trường học và/hoặc cồng đồng nơi mình sinh sống.
• Có tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao.
3. Ưu tiên
Nếu các thí sinh có đáp ứng như nhau đối với các yêu cầu trên, ưu tiên sẽ dành cho các thí sinh ít có khả năng có được một cơ hội học tâp như thế này nhất hoặc thí sinh có khả năng phát triển nhất nếu được trao cơ hội này. Vì vậy UWC Việt Nam khuyến khích học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia chương trình học bổng này.
Thông tin chi tiết về chương trình xem trên [url]http://uwcvn.org
Gửi các mẹ bài rì pọt của mẹ devameo ạ
Chia sẻ của các chị Edina, Timom, Songdong trong việc nuôi dạy con- 2010.06.16
Phần 1: Khơi gợi tiềm năng trong con
Các chị đã làm thế nào để khơi dậy sự ham học của các con:
Edina: Phải yêu con mới làm được mọi điều cho con. Yêu con ntn? Chị Laida hiểu con, làm cho con đc hạnh phúc từ khi con còn nhỏ. Phải dành nhiều thời gian cho con.
Sự học không chỉ là học văn hóa mà còn là tìm hiểu các vấn đề xung quanh. Hồi con chị còn nhỏ, chị hay cho con ra ngoài đồng, con chị rất hay tìm tòi (Xin mua kính lúp để soi từng cái lá…, mua kính hiển vi để soi đc tế bào, kính viễn vọng để đứng ở trong cổng nhìn ra ngoài, cho tự làm kính vạn hoa, chong chóng để biết hướng gió….). Muốn biết nhu cầu của con phải là bạn của con, chơi cùng với con để hiểu đc tâm tư tình cảm của con (Cùng con lấy đất sét để nặn một cái lò nhỏ bằng quả cam để luộc mấy quả trứng cút..).
Timom: Đặt việc học hành của con lên trên tất cả, kể cả việc làm kinh tế. Sẵn sàng làm cv ít tiền hơn nhưng có đk chăm sóc, chia sẻ với con hơn. Ngoài giờ học cố gắng ở nhà với con càng nhiều càng tốt.
Các chị đã rèn luyện tính tự giác học của các con như thế nào
Edina: Tạo cho con có động lực trong việc học: đứa thích nhất lớp, đứa ganh đua với bạn… Nếu cần cơ sở về mặt lý thuyết thì đọc quyển “Nói sao cho trẻ chịu học”. Phải đồng cảm với trẻ con
Timom: Nhà ở bên Nga, 4 tuổi chị dậy con học tiếng Việt ở nhà. Sử dụng 1 cái bảng ghi công việc bằng các thứ tiếng, ko sợ loạn ngôn ngữ.
Chị đã làm gì để kích thích con ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập, có niềm mơ ước đi du học để đc sớm tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến
Songdong: Làm sao để biết con thích cái gì, mỗi cháu có 1 năng khiếu khác nhau nên phải hiểu con sau đó hướng con theo cái năng khiếu đó. Con chị có năng khiếu nghệ thuật, chị đồng ý cho múa hát nhg có điều kiện là con phải là hs giỏi con mới đc đi tập văn nghệ. Thời gian cao độ 11, 11h30 con phải đi biểu diễn chị vẫn phải chấp nhận. Sau đó dần dần chị hướng con bớt đam mê: chị kia đánh nhiều phấn nên giờ già quá, trường nghệ thuật mỗi năm tốt nghiệp hàng bao nhiêu mà chả có mấy ng nổi tiếng…. Hết năm lớp 6 con chị tự bỏ không tham gia đội văn nghệ, chỉ hoạt động văn nghệ ở trường.
Chị ko muốn cho con theo con đường nghệ thuật vì cuộc sống có rất nhiều điều làm mình buồn phiền, và khi lúc đó ta sẽ dùng nghệ thuật để xả stress. Nhg nếu theo con đg NT thì sẽ vướng yêu đg sớm nên chị ko muốn cho theo, chị chỉ cho con “lơ ngơ” ở giữa thôi, ko cho lên cao, cứ lên cao tý là chị “giật” xuống.
Vì con thích văn nghệ nên chị hay đóng kịch với con để tìm hiểu (con là mẹ, mẹ là con; mẹ là em con là chị). Trong khi chơi thì con bảo: “chị ơi, em ghét mẹ lắm”, rồi “2 chị em mình bỏ đi nhé”… Qua đó mình rút đc kinh nghiệm và hiểu con hơn.
Phải tùy từng đứa trẻ mà tìm cách tiếp xúc với con, không có công thức chung cho việc này.
Khi nói với những đứa trẻ tò mò về những điều tế nhị nên dùng từ y học.
Cuối cấp 2 có 1 anh thích con gái chị, chị bảo nhận luôn anh đấy là con nuôi. Sau đó dần dần tìm ra các điểm yếu của anh đó để cho con gái thấy ko còn thích anh ấy như trc.
Có 1 lần con đi học về nghi mãi mới hỏi mẹ: “Có phải chim của em bé thì bằng quả ớt, chim của ng lớn thì = quả chuối, có đúng ko?”. Mẹ: “Câu đó không đúng. Ớt thì có loại ớt chỉ thiên bé tý, còn chuối cũng có quả bé quả to…, con ng lớn lên thì mọi thứ cũng phải lớn lên…”. Chị lấy các hình ảnh cây cỏ để minh họa.
Khi trẻ con tò mò chuyện gì đó thì phải giải thích thỏa đáng, con sẽ không tò mò nữa.
Timom: Chị rất thích bàn bạc về các vấn đề liên quan đến con cái. Đầu tiên phải làm bạn của con mình. Lúc nào chơi với con thì quậy hết cỡ, quậy hơn cả con
Chị bảo con trai: “Lúc nào mẹ cũng gọi con là cu nhé. Khi nào con lấy vợ mà chỉ có 2 mẹ con mẹ vẫn gọi là cu”
Có việc gì cần ngăn cấm con cũng vẫn phải khuyên bảo từ từ, ko đc trực tiếp ngăn cấm con gay gắt. Khi con >13 tuổi đã muốn tách xa ra khỏi mình, làm mình bực tức. Mẹ phải hiểu để có cách đối xử với con hợp lý.
Luôn cho con hiểu việc học hành là trên hết. Dậy con: Phải lao động sáng tạo, làm giầu cho mình và có ích cho xã hội.
Giáo dục con ko tham của của ng khác: Có 1 ng bán cà đi ngang qua nhà, khi con gái vào nhà cầm theo 1 quả cà, chị đuổi theo tìm ng bán cà để trả lại quả cà đó.
Tiếng Anh rất quan trọng, ko những con mà bố mẹ cũng nên biết tiếng Anh . Rất nên cho con đi du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Edina: Con tự có mơ ước, có điều kiện thì mẹ cho đi.
Các kê hoạch rèn lyện, học tập cụ thể trong từng giai đoạn như thế nào cho phù hợp để giúp con vững vàng khi đi du học sớm
Edina: Trẻ con luôn là chính nó, nên không thể ép con theo hướng khác được.
Trong quá trình nuôi con, nên lưu ý các giai đoạn (độ tuổi) nào mà trẻ cần được chuẩn bị các bước kỹ năng? Lưu ý về chế độ dinh dưỡng? Môi trường bên ngoài cho trẻ tiếp cận sớm để hình thành tính cách phù hợp? Mẹ chuẩn bị tâm lý gì và tiếp cận con thế nào để con luôn coi mẹ là một người BẠN sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện?
Theo các chị, nên cho con đi du học ở độ tuổi nào (lợi ích và rủi ro cả việc d học sớm hoặc du học muộn? Độ tuổi nào sẽ phù hợp với trẻ em VN? Làm thế nào để con ko quá cuốn theo văn hóa NN mà giữ đc văn hóa VN
Edina: Con nhỏ quá ko nên cho con đi du học. Các con phải đi học Thiếu sinh quân ngày xưa đã rất trách bố mẹ vì đã cho con đi xa gđ sớm. Nên để khi học đại học mới bắt đầu cho con đi.
Giáo dục phổ thông: Tốt nhất là đc học ở VN, đi du học phổ thông là “tị nạn giáo dục”. Nhg bởi giáo dục ở VN quá tệ nên vẫn nên cho con đi du học khi có điều kiện. Ông Ng Khắc Viện “Trẻ con bây giờ quá khổ”. Nếu có con học mẫu giáo, nhà trẻ: Nên chỉ cho con học 1 buổi, ở nhà với ông bà 1 buổi.
Timom: Bắt đầu hình thành ý thức cho con đi du học từ năm học lớp 5, lớp 6. Đưa con đi học tiếng Anh đều đặn, ko bỏ học.
Songdong: Khi con chị còn nhỏ chị ko nghĩ nhiều đến việc con phải đi du học. Khi con lớn thì “vô tình” con đc đi du học J. Khi con học Ngoại thương năm 1 thì con đc đi du học.
Có nên chọn trường, chọn lớp không?
Edina: Chọn trường, chọn lớp như thế nào là tốt còn phụ thuộc quan điểm thế nào là tốt với mỗi gđ.
Nên hướng con tìm đc 1 nhóm bạn tốt để chơi cùng.
Đừng so sánh con mình với người khác. Đừng nêu gương ng này ng kia với con.
Timom: Rất muốn cho con vào trường chuyên lớp chọn. Chị đã cho con học trường chuyên nhưng sau 3 học kỳ lại phải trở về trường cũ. Vì trường chuyên ở lớp đó các bạn rất ích kỷ, hiểm độc, mưu kế hại nhau, cô giáo phân biệt chủng tộc… nên lại về trg cũ, cho dù trg cũ các bạn ko có ý thức học tập, nhà nghèo nhưng lại rất tốt với nhau, cô giáo cũng rất tốt với hs.
NẾU học phổ thông ở Mỹ:
Trường nội trú: đắt tiền, 57K$/năm
Trường công lập: thường ko nhận sv nc ngoài. Sang trong ch trình trao đổi văn hóa, nên nhiều khi bị cản trở từ ng quản lý, từ nhà chủ, từ các trường học….
Nếu học đại học ở Mỹ:
Hồ sơ: điểm TB 4 năm của tất cả các môn
Xếp hạng trong lớp: top 5, top 10
Thư giới thiệu của các thầy cô giáo: 2-3 thầy cô. Có 1 thầy sẽ xếp hạng và nhận xét toàn bộ tính cách và các hoạt động của em hs.
Hoạt động: Học hành, TDTT, trong trg lớp, ngoài xã hội, kiếm tiền…
Toffer >100,
Thổi vào tâm hồn các con ý nghĩ: Con có thể làm đc mọi việc. Phải chuẩn bị trước 3-4 năm khi định cho con đi du học.
Cô Giang ở Long Biên, cô Hoa ở Lý Thái Tổ: Dậy tiếng Anh rất tốt.
Phài giáo dục con từ nhỏ để con có ý thức giữ gìn bản thân mình.
Songdong: Không cần chọn trường, nhưng nên chọn lớp. Càng lên các cấp trên càng nên chọn.
Giáo dục giới tính:
Edina: Phụ huynh quá chủ quan, các con đã biết các vấn đề về giới tính từ trước rồi.
Học trường dân lập hay công lập?
Songdong: Không thích dân lập, thích học công lập hơn. Vì Lương Thế Vinh học rất vất vả, căng thẳng, nhỡ sa sẩy sẽ bị loại, mà bị loại thì biết đi đâu?
Edina: Cấp 3 nên học công lập vì công lập chọn được đầu vào các hs giỏi, ngoan. Cách đây 7-8 năm ở TP HCM dân lập là cái túi gánh những học sinh ko vào đc công lập.
Dân lập thì có nhiều hđ kỹ năng, công lập chỉ có học thôi à Cấp học nào thì cho nên cho con học công lập/dân lập?
Edina: Các kỹ năng hoạt động trong tập thể ko phải chỉ có trg dân lập mới thực hiện đc. Cho con tham gia các hoạt động của các nhóm… để con phát triển các kỹ năng. Giáo dục con ở nhà…
Mình thấy nhiều cha mẹ chỉ muốn thấy con được điểm 10, phải đứng hạng đầu trong lớp, bắt con gò lưng viết chữ từ khi 4 tuổi, con bị điểm kém thì đánh mắng…nên kể lại để mong các mẹ đừng làm khổ con mình.
- Mình giới thiệu quyển sách này cho các mẹ có con mà đang mắc chứng khó trị tuổi mới lớn mà mình cảm thấy sự dạy dỗ chưa hiệu quả. Họ chỉ ra cho mình nói sao cho trẻ nghe và nghe sao cho trẻ chịu nói. Các mẹ Laida, Songdong, Me noitro…thì như là bẩm sinh đã đắc nhân tâm rồi nên chúng mình cứ hàng ngày vào Diễn đàn Định hướng này để học hỏi. Còn quyển sách này hướng dẫn một sự học tập và thực hành có hệ thống trong việc nuôi dạy con. Khi đọc mình rất bất ngờ là hầu như chúng ta thường thuyết lý giảng giải, thấy đúng thế hay thế “ nói phải củ cải cũng nghe”, thế mà bọn trẻ như…” củ chuối” không nghe bao giờ…
Chỉnh sửa lần cuối bởi edina ; 25/06/2010 vào lúc 07:19 AM.
Định hướng tương lai, giúp con du học
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
02:13
Rating:
Không có nhận xét nào: