Thứ năm, ngày 03 tháng mười một năm 2011
Lý Toét
Gần đây liên tiếp những tai nạn dẫn đến chết người hoặc bị thương trầm trọng. Xin đơn cử mấy trường hợp sau: Cửa cuốn đóng mở bằng điện đè chết bé 4 tuổi, nổ sập nhà do rò rỉ ga bếp, chết do điện giật trong khi đang thi công đường dây tải điện và bị điện giật do kiểm tra xe bị rò điện.
Báo chí rùm beng, các forum bàn tán rôm rả, các kết luận đều cho là do bất cẩn và rồi đâu lại vào đấy mà hoàn toàn không có sự phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa và chế tài cho người vi phạm.
Vụ cửa cuốn đè chết bé 4 tuổi, thủ phạm và nạn nhân cùng trong một gia đình. Nếu thủ phạm là người ngoài hẳn đã bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người. Sự bất bình đẳng này là nguyên nhân không ngăn ngừa được những sai lầm tương tự. Người ta lý luận rằng thủ phạm đã mất mát to lớn xem như đó là sự trừng phạt của lương tâm rồi nên không cần phải chế tài của luật pháp nữa. Theo quan điểm luật pháp thì không phải như vậy, thủ phạm phải bị kết án nhưng cho hưởng án treo vì nhân đạo.
Vụ nổ sáng nay tại khu nhà ở Đại học Bách khoa Hà Nội làm thiệt mạng 2 em bé đang độ tuổi đi học và làm phỏng nặng 2 người lớn. Tai nạn xảy ra do sự không hiểu biết - ga nấu bếp là một chất nổ. Sở dĩ các hãng điều chế ga bắt buộc phải pha mùi vào khí hóa lỏng (gọi tắt là ga) thương phẩm để cho người tiêu dùng nhận biết sự hiện diện của chất nổ này trong phòng kín. Khi xảy ra rò rỉ khí ga, việc đầu tiên là mở thông thoáng các cửa có thể mở được và sơ tán khẩn cấp cho khi nồng độ khí ga trong không khí trong phòng giảm đến an toàn, lưu ý tránh sự xuất hiện của tia lửa hay lửa ngọn. Và buổi sáng định mệnh hôm nay, điều kiêng kỵ đã xảy ra - bật lửa để kiểm tra có phải ga hay khí gì khác.
Ông tài xế ở Đà Nẵng bị thương do không tuân thủ quy trình làm việc. Khi diều khiển nâng thùng tự đổ, ông đã để thùng xe bằng thép chạm vào đường dây trung thế, điện theo xe truyền xuống đất gây cháy tại điểm tiếp đất là bánh xe. Thay vì điều khiển hạ thùng xe xuống rồi mới được rời khỏi xe, ông đã giữ nguyên tư thế chạm dây điện rồi vội vã xuống xe để bị điện giật gây phỏng nặng.
Vụ tai nạn dẫn đến chết người trong khi thi công đường dây điện do làm sai quy phạm thi công, có lỗi từ chủ đầu tư cho đến nhà thầu và kỹ sư chỉ huy thi công. Kỹ sư chỉ huy công trường phải biết vùng ảnh hưởng của điện trường cao thế để có biện pháp thi công cụ thể. Nhưng theo lời kể của người trong cuộc, tại công trường không có kỹ sư. Nếu không có kỹ sư, nhà thầu không đủ năng lực kỹ thuật thi công và bảo đảm an toàn. Trong những vụ án như thế này, người ta hay nói đến người công nhân bị thiệt mạng là công nhân tự do nên không có bảo hiểm. Ô hay, chế độ ta theo tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân mà mỗi khi công nhân chết lại rũ sạch trách nhiệm thế này thì làm sao bảo đảm giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản được.
Báo chí rùm beng, các forum bàn tán rôm rả, các kết luận đều cho là do bất cẩn và rồi đâu lại vào đấy mà hoàn toàn không có sự phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa và chế tài cho người vi phạm.
Vụ cửa cuốn đè chết bé 4 tuổi, thủ phạm và nạn nhân cùng trong một gia đình. Nếu thủ phạm là người ngoài hẳn đã bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người. Sự bất bình đẳng này là nguyên nhân không ngăn ngừa được những sai lầm tương tự. Người ta lý luận rằng thủ phạm đã mất mát to lớn xem như đó là sự trừng phạt của lương tâm rồi nên không cần phải chế tài của luật pháp nữa. Theo quan điểm luật pháp thì không phải như vậy, thủ phạm phải bị kết án nhưng cho hưởng án treo vì nhân đạo.
Vụ nổ sáng nay tại khu nhà ở Đại học Bách khoa Hà Nội làm thiệt mạng 2 em bé đang độ tuổi đi học và làm phỏng nặng 2 người lớn. Tai nạn xảy ra do sự không hiểu biết - ga nấu bếp là một chất nổ. Sở dĩ các hãng điều chế ga bắt buộc phải pha mùi vào khí hóa lỏng (gọi tắt là ga) thương phẩm để cho người tiêu dùng nhận biết sự hiện diện của chất nổ này trong phòng kín. Khi xảy ra rò rỉ khí ga, việc đầu tiên là mở thông thoáng các cửa có thể mở được và sơ tán khẩn cấp cho khi nồng độ khí ga trong không khí trong phòng giảm đến an toàn, lưu ý tránh sự xuất hiện của tia lửa hay lửa ngọn. Và buổi sáng định mệnh hôm nay, điều kiêng kỵ đã xảy ra - bật lửa để kiểm tra có phải ga hay khí gì khác.
Ông tài xế ở Đà Nẵng bị thương do không tuân thủ quy trình làm việc. Khi diều khiển nâng thùng tự đổ, ông đã để thùng xe bằng thép chạm vào đường dây trung thế, điện theo xe truyền xuống đất gây cháy tại điểm tiếp đất là bánh xe. Thay vì điều khiển hạ thùng xe xuống rồi mới được rời khỏi xe, ông đã giữ nguyên tư thế chạm dây điện rồi vội vã xuống xe để bị điện giật gây phỏng nặng.
Vụ tai nạn dẫn đến chết người trong khi thi công đường dây điện do làm sai quy phạm thi công, có lỗi từ chủ đầu tư cho đến nhà thầu và kỹ sư chỉ huy thi công. Kỹ sư chỉ huy công trường phải biết vùng ảnh hưởng của điện trường cao thế để có biện pháp thi công cụ thể. Nhưng theo lời kể của người trong cuộc, tại công trường không có kỹ sư. Nếu không có kỹ sư, nhà thầu không đủ năng lực kỹ thuật thi công và bảo đảm an toàn. Trong những vụ án như thế này, người ta hay nói đến người công nhân bị thiệt mạng là công nhân tự do nên không có bảo hiểm. Ô hay, chế độ ta theo tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân mà mỗi khi công nhân chết lại rũ sạch trách nhiệm thế này thì làm sao bảo đảm giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản được.
Đừng để những tai nạn trở thành lãng xẹt
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
18:18
Rating:
Không có nhận xét nào: