Bệnh Gút có chữa khỏi được không?


Bệnh gút, một thách thức của lịch sử y học thế giới  
Ngày nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được dập tắt, còn hàng chục căn bệnh nguy hiểm chết người đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị. Tuy nhiên bệnh Gút, một trong những căn bệnh được thế giới biết đến sớm nhất và mức độ đau đớn do nó gây ra cho người bệnh bao giờ cũng đứng đầu trong các loại bệnh thì vẫn chưa khi nào được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cần tập trung loại trừ.



Phần 1
Phần 2
 
Sinh thời Hypocrate, ông tổ của y học hiện đại ngày nay ở thế kỷ thứ tư trước công nguyên đã phát hiện ra Gút và gọi nó là bệnh của vua. Ông cũng căn cứ vào mức độ đau đớn dữ dội của Gút gây ra để gọi nó là vua của các bệnh. -  Chỉ có ai là bệnh nhân Gút như ông Thu, ông Thọ, ông Cường, ông Cát mới cảm nhận hết những cơn đau tột cùng do Gút gây ra.
 
Kể từ thời Hypocrates đến nay, hơn 2600 năm đã trôi qua, nhưng những gì chúng ta biết về Gút còn quá ít, đặc biệt là hậu quả tàn khốc của Gút đối với cơ thể con người lại càng ít được nhắc tới.
 
Hiếm có căn bệnh nào tàn phá khốc liệt cơ thể con người hơn là căn bệnh Gút. Nhìn những khuôn mặt phù nề, giữ nước là hậu quả của một thời gian dài lạm dụng thuốc chống viêm giảm đau có corticoid. Những đôi bàn tay, bàn chân bị biến dạng, những u cục tophi bị vỡ, gây nhiễm trùng kéo dài có nguy cơ phải tháo khớp. Đó cũng chỉ là những biểu hiện bề ngoài mà chưa phản ảnh hết được hậu quả của Gút với các tạng phủ của cơ thể người bệnh.
 
Gần 200 năm đã qua kể từ khi thế giới phát hiện ra chất colchicin trong cây tỏi độc có tác dụng chống kết tủa urat tại khớp, nguyên nhân gây viêm khớp Gout cấp, đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào mang tính đột phá về Gout. Các phương pháp điều trị Gout truyền thống vẫn chỉ tập trung vào điều trị chống viêm, giảm đau, tăng đào thải hoặc giảm tổng hợp acid uric.
 
Pegloticase một loại thuốc mới điều trị Gút được cơ quan FDA của Mỹ cấp phép lưu hành vào năm 2010 từng là niềm hy vọng cho cộng đồng bệnh nhân Gút, nhưng nó cũng chỉ có tác dụng làm giảm lượng acid uric máu và được phép chỉ định trong phạm vi hạn chế.
 
Khi thế giới vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm bệnh Gút, các cơ sở y tế điều trị chuyên sâu về Gút vẫn chưa được hình thành, thì bệnh nhân gút vẫn phải tiếp tục tìm đường để tự giải cứu cho mình.
 
Tự điều trị cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân dễ đi vào vòng luẩn quẩn, và cũng là một trong những nguy cơ làm cho bệnh của họ nặng thêm. - Thực trạng của bệnh nhân Gút chúng ta vừa thấy nó đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các phương pháp điều trị Gút thông thường đang tập trung giải quyết. Đó thật sự là một thách thức kể cả đối với nền y học hiện đại ngày nay.
 
Đương đầu với thách thức:
Khát vọng chinh phục thiên nhiên, chiến thắng bệnh tật là khát vọng khôn cùng của con người. Đối với cộng đồng bệnh nhân Gút, dù hơn 2600 năm đã trôi qua trong bế tắc, nhưng rồi vẫn có một ngày họ không còn bị lãng quên. Ngày 26/7/2007, là ngày thành lập Viện Gút TP.HCM, và giờ đây nó đã là một ngày đặc biệt đối với cộng đồng bệnh nhân Gút không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Không phải tại những nước phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật như Anh, như Pháp, Như Mỹ, Như Nga, như Nhật mới là những người đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị bệnh Gút. Mà ngay tại đất nước Việt Nam, quê hương của câu chuyện cổ tích về Phù Đổng Thiên Vương, bỗng chốc vươn vai thành một chàng trai đi đánh giặc, lại có thêm một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Chỉ với 4 năm kể từ ngày thành lập, Viện Gút đã giải quyết được nút thắt của lịch sử hàng ngàn năm căn bệnh Gút.
 
Với những gì mà Viện Gút đã làm được, ngày 18/01/2011, tại buổi tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh Gút” do Viện Gút tổ chức, lần đầu tiên trong lịch sử bệnh Gút, khát vọng chiến thắng căn bệnh này đã trở thành tiếng nói chung của nhiều nhà khoa học Việt Nam thuộc các lĩnh vực y - dược và nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau.
 
Tại buổi tọa đàm này, nhiều nhà khoa học đã thật sự ngạc nhiên và xúc động trước kết quả điều trị kỳ diệu của Viện Gút TP.HCM đối với bệnh nhân Gút, đặc biệt là những bệnh nhân Gút mạn tính đã bị biến chứng nặng sang nhiều bệnh khác nhau tưởng chừng sẽ không bao giờ qua khỏi.
 
Ông Nguyễn Văn Minh, 56 tuổi là một bệnh nhân Gút mạn tính, suy thận độ 3 có những u cục tophi nổi lên ở chân, ở tay, trước kia muốn đi đâu ông phải ngồi lên xe đạp và tự đẩy vì ông không cử động khớp bàn chân được. Các khớp ngón tay của ông cũng thế, bệnh Gút khiến cuộc sống của ông sa sút hẳn, cái nghề sửa đồng hồ nuôi sống cả gia đình cần đến đôi bàn tay khéo léo và linh hoạt nay phải đành ngồi nhìn. Sau một đợt điều trị tích cực tại Viện Gút, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, cục tophi ở ngón chân ông đã biến mất. Ông đã có thể đi lại bình thường. Đôi bàn tay ông thực hiện lại được những thao tác khéo léo trong công việc hàng ngày và đến nay ông đã hoàn toàn bình phục.
 
Bà Trần Thị Thệ, là một trong số ít Bệnh nhân nữ bị gút mạn tính, có nhiều u cục tophi kèm theo viêm khớp dạng thấp với những ngón tay đã bắt đầu bị biến dạng. Bệnh nhân đến Viện Gút trong tình trạng nguy hiểm bị suy thận gây phù nề, giữ nước toàn thân do lạm dụng corticoid trong một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng điều trị, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, và sau hơn 6 tháng điều trị bệnh nhân đã bình phục, các ngón tay đã bình thường trở lại.
 
Nhìn người đàn ông này, không ai nghĩ cách đây hơn 2 tháng ông còn là một bệnh nhân Gút bi quan, tuyệt vọng vì bệnh tình quá nặng của mình. Ông Lê Hồng Đản là một bệnh nhân đặc biệt bị Gút đã 26 năm nay. Khi đến với Viện Gút, bệnh nhân trong tình trạng nằm bất động kéo dài, các u cục tophi mọc dày như rải sỏi trên thân, mọc cả ở lưng, vùng nách, vùng háng, ở đùi. Các khớp chân và tay bị phá hủy, bàn tay, bàn chân, khủy tay bị biến dạng hoàn toàn. Một số ngón chân đã bị lở loét. Bệnh nhân trong tình trạng suy thận, phù nề, giữ nước toàn thân. Đại tiểu tiện đều gặp khó khăn. Đau nhức triền miên, sốt cao kéo dài, ăn vào là ói nên thể trạng suy kiệt.
 
Sau gần 3 tháng điều trị, ông Đản đã có một sự phục hồi kỳ diệu, tình trạng phù nề giữ nước đã hết, hết sốt, da dẻ hồng hào, đau nhức giảm hẳn, đại tiểu tiện đã dễ dàng trở lại, đã  ăn được 2 - 3 lưng cơm, ngủ được 6 - 7 tiếng một ngày, một số u cục tophi bắt đầu vỡ ra. Ngày 12/7 lần đầu tiên sau một thời gian dài phải nằm tại chỗ do Gút gây biến dạng khớp, và do thoái hóa khớp, ông Đản đã bắt đầu đi lại được.
 
Ông Lê Hồng Đản là thương binh loại 2/4. Trong trận đánh đồn Phú Hòa Đông Nam Thi - ở Củ Chi, ngày 17/5/1968, ông đã bị thương rất nặng với một mảnh đạn pháo vẫn còn nằm lại trong đầu, 2 mành đạn xuyên qua phổi, nhiều mảnh đạn ở chân, ở tay đã lẫy đi của ông 65% sức khỏe. Người thương binh ấy đã hy sinh một phần xương máu trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và giờ đây ông đang phải chiến đấu chống lại căn bệnh Gút cùng các biến chứng quái ác. Trong cuộc chiến chống bệnh tật hôm nay ông không còn đơn độc và tuyệt vọng. Các giáo sư, Bác sĩ của Viện Gút đã và đang giúp cho ông phục hồi sức khỏe, để ông lấy lại được niềm tin yêu vào cuộc sống.
 
Ông Minh, Bà Thệ, Ông Đản chỉ là những bệnh nhân tiêu biểu trong số hàng trăm bệnh nhân Gút đã từng bị biến chứng nặng nề và hơn 10 ngàn bệnh nhân đã và đang được điều trị hiệu quả theo phương pháp của Viện Gút. - Sự phục hồi kỳ diệu của những bệnh nhân Gút đặc biệt này không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của cá nhân và gia đình họ, mà còn là tin vui cho cộng đồng bệnh nhân Gút, đặc biệt là những bệnh nhân đang sống trong bi quan tuyệt vọng.
 
Những thành quả mà Viện Gút đạt được hôm nay là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” của Thánh tổ thuốc Nam, Đại danh y Tuệ Tĩnh để nâng lên một tầm cao mới là “Nam dược vị nhân sinh”. Sắp tới đây khi phương pháp điều trị của Viện Gút được áp dụng rộng rãi trên thế giới, bạn bè quốc tế sẽ thấy được giá trị đặc biệt của nguồn thảo dược, dược liệu Việt Nam.
 
Tuy nhiên không có thành công nào lại đến một cách dễ dàng, nhất là với một căn bệnh mà thế giới đã bế tắc hàng ngàn năm như bệnh Gút.
 
Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó, bằng phương pháp làm việc khoa học, cùng sự tận tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc Việt Nam, Viện Gút đã và đang giành trọn niềm tin của cộng đồng bệnh nhân Gút.
 
Còn rất nhiều việc phải làm đang ở phía trước, nhưng con đường chân chính rộng mở mà Viện Gút đang đi tới đã có thêm rất nhiều nhà khoa học, giới truyền thông rộng rãi chung tay, và mai đây sẽ còn thêm sự chung tay chặt chẽ của cả cộng đồng.
 
Nhìn lại 4 năm đã qua thật sự là một khởi đầu ngọt ngào mang đến tương lai kết thúc hàng ngàn năm đau khổ cho cộng đồng bệnh nhân Gút ở Việt Nam và trên thế giới.
 
PGS. TS Phan Văn Các
PGĐ Viện Gút TP.HCM
Bệnh Gút có chữa khỏi được không? Bệnh Gút có chữa khỏi được không? Reviewed by Phạm Thu Hương on 01:14 Rating: 5

Không có nhận xét nào: