Phụ nữ nước ngoài “thoáng” cũng không ly hôn vì sex
Có lẽ sẽ không ít người cho rằng phụ nữ nước ngoài, đặc biệt phụ nữ phương Tây rất “thoáng” về tình dục nên sẽ không thể cam chịu như phụ nữ Việt Nam. Nhưng trên trang Answers.yahoo.com, trước câu hỏi “Có nên bỏ chồng khi chồng yếu sinh lý không?”, phần lớn đều trả lời sẽ không rời bỏ. Họ cho rằng yếu sinh lý không thể là nguyên nhân dẫn đến ly dị, bởi cuộc sống còn muôn vàn điều khó khăn phức tạp hơn, và những phương pháp, liệu thuốc điều trị bệnh này rất phong phú.
Lộ trình 6 bước khi chồng yếu sinh lý:
Đây là lời khuyên trong cuốn sách của Quỹ Geddings Osbon
Bước 1:Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của việc người chồng bị yếu sinh lý đến mối quan hệ của vợ chồng.
Bước 2:Kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bước 3:Tìm các yếu tố trong mối quan hệ có thể đem lại thành công trong trị liệu.
Bước 4:Tìm hiểu nguyên nhân.
Bước 5:Thảo luận với bạn đời.
Bước 6:Tìm biện pháp điều trị phù hợp
Tương tự, khi gõ trên Google câu hỏi “Tôi nên làm gì khi chồng yếu sinh lý?” bằng tiếng Anh, các câu trả lời bên dưới của các diễn đàn cũng hầu như đều rất tích cực. Họ tỏ ra hiểu tâm trạng của người vợ, khuyên người vợ bình tĩnh tìm hiểu vấn đề, và đưa ra cả các lời khuyên y khoa, các cuốn sách hữu ích chứ không khuyên chia tay hay ngoại tình.
Họ cũng bày tỏ rằng khi đối mặt với việc chồng bị yếu sinh lý, người vợ cũng sẽ trải qua những cảm giác nhất định như cảm thấy bị từ chối, xấu hổ, tức giận, bối rối trong đời sống tình dục, nghi ngờ bản thân, thấy mình không hấp dẫn, cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhưng họ cũng nghĩ rằng người chồng cũng có những cảm giác đau khổ không kém: thấy tội lỗi, thấy thất vọng, bối rối, sợ hãi, xấu hổ, giận dữ, bối rối. Khi thất bại trong tình dục, đàn ông còn dễ bối rối hơn phụ nữ bởi: “Đàn bà có thể giả vờ lên đỉnh, nhưng đàn ông không thể giả vờ cương cứng”. Bởi thế lời khuyên nhiều nhất là người phụ nữ hãy nhìn ở góc độ người đàn ông để thông cảm với chồng, để cùng tìm cách giải quyết.
Họ nhận ra vấn đề từ phía mình
Ở nước ngoài, yếu sinh lý không phải là vấn đề của người chồng nữa, mà các chuyên gia nhìn nhận đó là vấn để của cặp vợ chồng.
Theo như Vitromen.com, một công ty về chăm sóc sức khỏe tình dục của Singapore, cả hai vợ chồng phải cùng được điều trị đồng thời khi một trong hai có biểu hiện yếu sinh lý, và chuyên gia sẽ không điều trị đơn lẻ, nhất định phải có người bạn đời đi cùng.
Chính cách nhìn nhận này đã khiến cho người chồng thấy có sự thông cảm và được chia sẻ. Cũng chính cách nhìn nhận này khiến những bà vợ giảm đi cảm giác thất vọng, trách móc người chồng. Họ hiểu việc đàn ông bị yếu sinh lý chưa hẳn hoàn toàn là do lỗi bản thân người đàn ông đó nên có trách nhiệm chia sẻ vấn đề này với chồng rất cao.
Họ chủ động tìm bác sĩ trước chồng
Trong cuốn sách của Quỹ Geddings Osbon (Gedding Osbon là người cải tiến thiết bị chân không gây cương để chỉ định cho phần lớn các trường hợp bị yếu sinh lý) đã kể lại một câu chuyện như sau: Ellen và Paul đã kết hôn 15 năm. Sau đó Paul trải qua 3 cuộc phẫu thuật nội soi.
Kể từ đó, đời sống tình dục của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Paul đã không còn đáp trả tình cảm của Ellen trong những giờ phút riêng tư, thậm chí nếu cố gắng để quan hệ, cậu nhỏ của Paul đột nhiên bị xỉu giữa chừng và cả hai phải dừng lại trong bối rối, ngượng ngùng. Ellen cố gắng tỏ ra thông cảm, động viên, và hiểu tâm trạng của Paul, nói với anh rằng “Không sao, để lúc khác” thì cả hai ngầm hiểu biết mọi chuyện khó có thể được như xưa.
Câu chuyện đã cho thấy rằng người vợ đã rất chủ động tìm cách giải quyết, và cô ấy đã tìm gặp bác sĩ trước cả khi khuyên chồng đi khám. Giả sử cô ấy trò chuyện với bạn bè, có thể bạn bè đưa ra rất nhiều lời khuyên nhưng chẳng ai là có chuyên môn như bác sĩ. Biết đâu trước một loạt thông tin từ bạn bè, cô ấy lại hoang mang, và nỗi hoang mang ấy sẽ khiến người chồng đang bối rối lại càng thêm rối.Ellen nhanh chóng hình dung được mối nguy hiểm này đang đe dọa hôn nhân của họ và quyết định nói tất cả với bác sĩ riêng của gia đình. Cô đã nhận được những thông tin, lời khuyên thật sự hữu ích. Sau 6 tháng, Ellen và Paul đã có thể quan hệ 4-6 lần mỗi tháng. Mọi lo lắng đã được xua tan và một giai đoạn mới của hôn nhân được mở ra.
Giả sử cô ấy khuyên chồng đi khám mà không cùng tìm tới bác sĩ. Liệu người chồng sau khi gặp bác sĩ về, anh ấy có nói lại đầy đủ thông tin như bác sỹ đã nói. Bởi thế có thể các bà vợ sẽ không thực sự hiểu rõ vấn đề đang xảy ra nếu họ không trực tiếp gặp bác sỹ. Việc gặp bác sĩ trước còn giúp những bà vợ có cách hành xử hợp lý, và vì đã nắm bắt được vấn đề nên có thể thành “cố vấn” cho chồng.
Có lẽ sẽ không ít người cho rằng phụ nữ nước ngoài, đặc biệt phụ nữ phương Tây rất “thoáng” về tình dục nên sẽ không thể cam chịu như phụ nữ Việt Nam. Nhưng trên trang Answers.yahoo.com, trước câu hỏi “Có nên bỏ chồng khi chồng yếu sinh lý không?”, phần lớn đều trả lời sẽ không rời bỏ. Họ cho rằng yếu sinh lý không thể là nguyên nhân dẫn đến ly dị, bởi cuộc sống còn muôn vàn điều khó khăn phức tạp hơn, và những phương pháp, liệu thuốc điều trị bệnh này rất phong phú.
Lộ trình 6 bước khi chồng yếu sinh lý:
Đây là lời khuyên trong cuốn sách của Quỹ Geddings Osbon
Bước 1:Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của việc người chồng bị yếu sinh lý đến mối quan hệ của vợ chồng.
Bước 2:Kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bước 3:Tìm các yếu tố trong mối quan hệ có thể đem lại thành công trong trị liệu.
Bước 4:Tìm hiểu nguyên nhân.
Bước 5:Thảo luận với bạn đời.
Bước 6:Tìm biện pháp điều trị phù hợp
Tương tự, khi gõ trên Google câu hỏi “Tôi nên làm gì khi chồng yếu sinh lý?” bằng tiếng Anh, các câu trả lời bên dưới của các diễn đàn cũng hầu như đều rất tích cực. Họ tỏ ra hiểu tâm trạng của người vợ, khuyên người vợ bình tĩnh tìm hiểu vấn đề, và đưa ra cả các lời khuyên y khoa, các cuốn sách hữu ích chứ không khuyên chia tay hay ngoại tình.
Họ cũng bày tỏ rằng khi đối mặt với việc chồng bị yếu sinh lý, người vợ cũng sẽ trải qua những cảm giác nhất định như cảm thấy bị từ chối, xấu hổ, tức giận, bối rối trong đời sống tình dục, nghi ngờ bản thân, thấy mình không hấp dẫn, cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhưng họ cũng nghĩ rằng người chồng cũng có những cảm giác đau khổ không kém: thấy tội lỗi, thấy thất vọng, bối rối, sợ hãi, xấu hổ, giận dữ, bối rối. Khi thất bại trong tình dục, đàn ông còn dễ bối rối hơn phụ nữ bởi: “Đàn bà có thể giả vờ lên đỉnh, nhưng đàn ông không thể giả vờ cương cứng”. Bởi thế lời khuyên nhiều nhất là người phụ nữ hãy nhìn ở góc độ người đàn ông để thông cảm với chồng, để cùng tìm cách giải quyết.
Họ nhận ra vấn đề từ phía mình
Ở nước ngoài, yếu sinh lý không phải là vấn đề của người chồng nữa, mà các chuyên gia nhìn nhận đó là vấn để của cặp vợ chồng.
Theo như Vitromen.com, một công ty về chăm sóc sức khỏe tình dục của Singapore, cả hai vợ chồng phải cùng được điều trị đồng thời khi một trong hai có biểu hiện yếu sinh lý, và chuyên gia sẽ không điều trị đơn lẻ, nhất định phải có người bạn đời đi cùng.
Chính cách nhìn nhận này đã khiến cho người chồng thấy có sự thông cảm và được chia sẻ. Cũng chính cách nhìn nhận này khiến những bà vợ giảm đi cảm giác thất vọng, trách móc người chồng. Họ hiểu việc đàn ông bị yếu sinh lý chưa hẳn hoàn toàn là do lỗi bản thân người đàn ông đó nên có trách nhiệm chia sẻ vấn đề này với chồng rất cao.
Họ chủ động tìm bác sĩ trước chồng
Trong cuốn sách của Quỹ Geddings Osbon (Gedding Osbon là người cải tiến thiết bị chân không gây cương để chỉ định cho phần lớn các trường hợp bị yếu sinh lý) đã kể lại một câu chuyện như sau: Ellen và Paul đã kết hôn 15 năm. Sau đó Paul trải qua 3 cuộc phẫu thuật nội soi.
Kể từ đó, đời sống tình dục của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Paul đã không còn đáp trả tình cảm của Ellen trong những giờ phút riêng tư, thậm chí nếu cố gắng để quan hệ, cậu nhỏ của Paul đột nhiên bị xỉu giữa chừng và cả hai phải dừng lại trong bối rối, ngượng ngùng. Ellen cố gắng tỏ ra thông cảm, động viên, và hiểu tâm trạng của Paul, nói với anh rằng “Không sao, để lúc khác” thì cả hai ngầm hiểu biết mọi chuyện khó có thể được như xưa.
Câu chuyện đã cho thấy rằng người vợ đã rất chủ động tìm cách giải quyết, và cô ấy đã tìm gặp bác sĩ trước cả khi khuyên chồng đi khám. Giả sử cô ấy trò chuyện với bạn bè, có thể bạn bè đưa ra rất nhiều lời khuyên nhưng chẳng ai là có chuyên môn như bác sĩ. Biết đâu trước một loạt thông tin từ bạn bè, cô ấy lại hoang mang, và nỗi hoang mang ấy sẽ khiến người chồng đang bối rối lại càng thêm rối.Ellen nhanh chóng hình dung được mối nguy hiểm này đang đe dọa hôn nhân của họ và quyết định nói tất cả với bác sĩ riêng của gia đình. Cô đã nhận được những thông tin, lời khuyên thật sự hữu ích. Sau 6 tháng, Ellen và Paul đã có thể quan hệ 4-6 lần mỗi tháng. Mọi lo lắng đã được xua tan và một giai đoạn mới của hôn nhân được mở ra.
Giả sử cô ấy khuyên chồng đi khám mà không cùng tìm tới bác sĩ. Liệu người chồng sau khi gặp bác sĩ về, anh ấy có nói lại đầy đủ thông tin như bác sỹ đã nói. Bởi thế có thể các bà vợ sẽ không thực sự hiểu rõ vấn đề đang xảy ra nếu họ không trực tiếp gặp bác sỹ. Việc gặp bác sĩ trước còn giúp những bà vợ có cách hành xử hợp lý, và vì đã nắm bắt được vấn đề nên có thể thành “cố vấn” cho chồng.
Chưa tới chợ đã hết tiền- chuyện ở đâu cũng có
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
00:00
Rating:
Không có nhận xét nào: