Thị trường bất động sản - Gói tín dụng “mới” có theo “vết xe đổ”?


Những gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục đưa ra trong thời gian gần đây với hi vọng sẽ giúp thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi. Người dân sẽ có cơ hội tiếp cận và có nhà ở.


Mới đây, thông tin về việc sẽ có thêm gói tín dụng cho vay mua nhà, ưu đãi lên tới 2 tỷ đồng cho nhóm đối tượng là cán bộ công chức,viên chức, lực lượng vũ trang.


Hạn mức vay cao



Vài ngày nay, người dân, đặc biệt là các cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đang xôn xao trước thông tin NHNN đang nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ cho vay mua nhà có trị giá lên tới 2 tỷ đồng. Dự kiến, thời gian vay tối đa là 10 năm và tổng mức vay bằng khoảng 75% tổng giá trị căn hộ mà người vay sẽ mua. Mức lãi suất đối với gói tín dụng này dao động từ 6 – 7,5%/ năm. Đồng thời, người vay được phép dùng chính căn nhà mua để làm tài sản thế chấp khi vay vốn.


So với những gói tín dụng dành cho BĐS trước đây, trong đó có gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng, gói tín dụng mới này không giới hạn về “đặc tính” nhà hay căn hộ. Nhóm đối tượng thuộc gói tín dụng có thể mua căn hộ chung cư cao cấp, nhà liền kề,….


Theo ông Nguyễn Tiến Đông, đại diện Vụ Tín dụng, NHNN đang nghiên cứu xây dựng gói tín dụng này để trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới. Nếu gói tín dụng được chấp thuận thì việc thực hiện và triển khai giải ngân sẽ được thực hiện trong thời gian khá ngắn. Hiện tại, các ngân hàng có thể giải ngân được vài chục nghìn tỷ đồng.



Thi truong bat dong san Goi tin dung moi co theo oldster xe do


Ảnh minh họa



Nhờ gói hỗ trợ 30.000 tỷ, hàng nghìn công nhân mua được nhà


Đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, gói tín dụng này xem ra khá hấp dẫn bởi từ trước đến nay có nhiều gói tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà nhưng thủ tục xét duyệt cũng như thời gian giải ngân khá chậm. Đơn cử như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được triển khai hơn 1 năm nay. Tính đến ngày 30-8, số tiền đã cam kết cho vay là hơn 7.000 tỷ đồng, tổng dư nợ là hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy, gói tín dụng này mới chỉ giải ngân được 10%. Các NH mới chỉ giải ngân được hơn 7.200 hộ gia đình, với tổng số tiền là 1.976,9 tỷ đồng.


Một trong những nguyên nhân khiến tốc độ giải ngân gói tín dụng này chậm là do thủ tục, nhóm đối tượng được hỗ trợ mua nhà mới đầu bị hạn chế. Thêm nữa, số lượng hay nói cách khác là nguồn cung nhà ở xã hội còn thấp, ít hơn so với nhu cầu thực tế. Dù ngay sau đó, Chính phủ đã mở rộng đối tượng được vay mua nhà cũng như nâng thời hạn hỗ trợ từ 10 – 15 năm, nhưng tình hình xem ra vẫn chưa có nhiều khả quan.



Goi 30000 ty dong Lo ke an khong het nguoi lan chang ra

Gói 30.000 tỷ đồng: Lo “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”


NHNN và Bộ Xây dựng đều xác định rằng, triển khai gói tín dụng này sẽ liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp, nhưng vướng đến đâu thì sẽ tháo gỡ đến đó.


Vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Từ hy vọng đến thất vọng


Có phải hỗ trợ người giàu?



Đây là câu hỏi của nhiều người dân khi nghe thông tin về gói tín dụng này. Theo đó, với số tiền vay tối đa lên đến 2 tỷ đồng thì người vay mua nhà sẽ phải trả lãi từ 14-15 triệu đồng/tháng. Trong khi, nhóm đối tượng khách hàng lại là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Thu nhập của họ chỉ dao động trong khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.


Theo ông Hoàng Giang, giảng viên trường ĐH Thương mại, việc trả góp hàng tháng từ 14-15 triệu đồng là khoản tiền lớn, sẽ khó khả thi đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Với khoản lãi đó thì thu nhập của một gia đình phải từ 40-50 triệu đồng/tháng trở lên mới đảm bảo khả năng trả góp. Khoảng cách này khá xa so với gia đình có 1 hoặc 2 vợ chồng cùng làm cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.


“Về nguyên lý thì đây là gói hỗ trợ tốt, đặc biệt là với DN BĐS. Nó sẽ giúp DN BĐS giảm bớt hàng tồn kho, ngân hàng thì đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Chỉ có điều đối tượng để có thể tiếp cận và đảm bảo trả góp tiền hàng tháng đối với ngân hàng phải là những người “giàu”, có thu nhập cao”, ông Giang phân tích.


Đứng trên khía cạnh pháp lý, luật sư Ngọc Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội lại cho rằng, nếu gói tín dụng này được thông qua mà NHNN không có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tiêu cực, đặc biệt là việc giải ngân “nhầm” đối tượng. Những câu chuyện bán suất nhà quan hệ, suất nhà ưu đãi để hưởng chênh lệch đã từng xảy ra, khiến cho thị trường BĐS bị “đẩy giá”. Vậy liệu với gói tín dụng này, bao nhiêu người có thu nhập đủ để trả góp hàng tháng? Hay họ cũng phải bán “suất” ưu đãi cho người khác.


Thực tế, gói tín dụng này đang tạo hoài nghi cho nhiều người bởi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng dù đã được triển khai hơn một năm nhưng kết quả mang lại khá khiêm tốn, cho dù cơ quan quản lý đã nới lỏng một số điều kiện như đối tượng, thời gian vay,… Đó là chưa kể đến gói liên kết 4 nhà được đưa ra công bố gần nửa năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai thực hiện.


Vì lẽ đó, gói tín dụng với mức cho vay lên tới 2 tỷ đồng mà NHNN đang nghiên cứu xây dựng sẽ còn gặp khá nhiều khó khăn nếu triển khai. Nó cần phải mang tính khả thi cao, tránh việc các gói tín dụng cứ được tung ra nhưng cuối cùng lại “nằm im”.



Sắp triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ “cứu” bất động sản

Gói tín dụng 30.000 tỷ: Doanh nghiệp dễ “xơi”, người dân khó “nuốt”


Không ít doanh nghiệp, người mua nhà kỳ vọng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho người mua và chủ đầu tư sẽ sớm giải phóng căn hộ tồn kho; hàng loạt dự án nhà ở thương mại (NoTM) xin chuyển sang nhà ở xã hội (NoXH) để được hưởng gói tín dụng này.


Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng: Còn nhiều “điểm nghẽn”


Khả thi hay không?



Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM có thể thấy đối tượng mà gói hỗ trợ NHNN đang nghiên cứu xây dựng, chưa đáng được hỗ trợ. Và nếu vẫn có gói hỗ trợ này, thì có thể do hiện nay ngân hàng đang chịu một áp lực là phải đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014. Hiện kết quả tăng trưởng tín dụng, vẫn chưa đạt mục tiêu mà NHNN đã đặt ra. Quả thật nếu có chương trình tín dụng này, thì một bộ phận công chức, viên chức có tiền, sẽ được tiếp thêm một nguồn ưu đãi rất lớn, lấy từ thuế của người dân. Khi mà sự ưu đãi không đúng đối tượng đáng nhận được sự ưu đãi, thì những nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc thận trọng, để tránh khả năng đẩy xa khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội. Nếu cần thì chỉ nên tạo điều kiện cho một bộ phận người có tiền, tiếp cận nguồn tín dụng thương mại bình thường, chứ không nên biến hóa thành một chương trình tín dụng ưu đãi.


Xét về tính khả thi của gói tín dụng mới, ông Lê Hoàng Châu cho rằng sẽ rất khó khả thi, bởi sẽ rơi vào hai trường hợp. Thứ nhất, nếu áp dụng lãi suất vay trong 10 năm mức 6 – 7,5% là lãi suất cố định, thì chắc chắn ngân hàng không dám cho vay. Vì rủi ro sẽ nằm về phía ngân hàng, bởi khả năng nếu không kiểm soát được lạm phát thì ngân hàng cầm chắc lỗ, khi cho vay mức lãi suất cố định như thế trong 10 năm. Thực tế, hiện nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều không dám cho vay với mức lãi suất cố định.


Thứ hai, nếu áp dụng lãi suất vay thả nổi, hoặc xác định mức lãi suất cố định trong 1 hoặc 2 năm đầu, sau đó thả nổi lãi suất theo thị trường, thì trường hợp này người tiêu dùng lại không dám vay, vì lo sợ rủi ro. Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng mức lãi suất cho vay bằng lãi suất bình quân liên ngân hàng cộng trừ với mức 1,5%, thì người tiêu dùng vẫn có thể giải quyết vay và ngân hàng vẫn có thể chấp nhận.


Trong khi thực tế phần lớn cán bộ công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang ở đô thị đều gặp khó khăn về nhà ở, nhưng chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Để có thể được vay khoản tiền 500 – 700 triệu đồng (dưới một tỷ) đã là mỹ mãn lắm rồi. Nên nhớ để vay được gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, mua căn hộ dưới 1 tỷ 500 triệu đồng, người mua phải trả trước một khoản 20%. Tức là ít nhất người mua nhà phải có sẵn khoản tiền hơn 200 triệu đồng, mới có thể được vay nốt phần còn lại được hưởng ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, dành cho đối tượng cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang như người thu nhập thấp đô thị. Do vậy, để ổn định xã hội, giải quyết khó khăn của thị trường BĐS – hàng tồn kho, nợ xấu thì mục tiêu trọng tâm vẫn là thực hiện Nghị quyết 61 của Chính phủ, đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.



——————————————–


‘Chạm’ vào gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ khó hơn lên trời?


Người mua nhà ở xã hội chưa thể tiếp cận gói 30.000 tỷ đồng


Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Thu nhập thấp mà vay dễ gánh họa…


Gói 30.000 tỷ: Quá nhiều rào cản với người có nhu cầu


Gói 30.000 tỉ trước giờ G: Cửa hẹp cho người thu nhập thấp


——————————————–


Việc triển khai gói hỗ trợ nhà ở xã hội còn thiếu nhiều quy định khi triển khai trên thực tế. Ảnh: Phan Anh

Gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng: Liệu có mừng hụt?


Gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng có hiệu lực từ ngày 1-6-2013. Tuy nhiên, việc triển khai dường như vẫn còn nhiều lúng túng, mặc dù Bộ Xây dựng (XD) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư hướng dẫn.



VietBao.vn (Theo Pháp luật Xã hội)




Thị trường bất động sản - Gói tín dụng “mới” có theo “vết xe đổ”?
Thị trường bất động sản - Gói tín dụng “mới” có theo “vết xe đổ”? Thị trường bất động sản - Gói tín dụng “mới” có theo “vết xe đổ”? Reviewed by Phạm Thu Hương on 17:59 Rating: 5

Không có nhận xét nào: