Ilza Burchett
“Một sáng, Greg Samsa trở dậy từ những giấc mộng đầy lo âu và nhận thấy, nằm trên giường, anh ta đã biến thành một con bọ to đùng, gớm ghiếc.”
Trích “Hóa thân” của Franz Kafka
Những gì được trưng ra trong Bộ sưu tập phong cách nghệ thuật sắp đặt này gồm có một bài thơ, một bộ phim đầy chất thơ, và hai tác phẩm sắp đặt.
Tên triển lãm là ‘Sương mù đen’ đến từ tên bài thơ của nữ thi sĩ Phương Lan, có bút danh là eL.
Trong suốt những ngày triển lãm diễn ra, bốn tác phẩm này không chỉ chiếm cùng quy mô trong không gian tự nhiên, mà còn có cùng chiều sâu, cả về xúc cảm và tâm lý.
Như eL đã nói: “Tôi và những người bạn đã, đang và sẽ cùng chia sẻ với tình trạng thơ tôi, tham gia vào dự án này, mong muốn không chỉ đem đến một tập hợp tác phẩm được kết hợp thông thường, mà là một không gian nơi mọi người có những khoảnh khắc trải nghiệm, đắm mình trầm tư trong đó bằng sự rộng mở, thức giấc cùng lúc nhiều giác quan cảm nhận nhất có thể.” [1]
Bài thơ “Sương mù đen” của el được viết bẳng phấn trắng trên bức tường trung tâm sơn màu đen ở giữa không gian triển lãm, trên đó từng lời thơ xoay quanh chủ đề của triển lãm, thuộc về nỗi thấp thỏm hiện sinh.
“Đã cùng đường chạy
Tôi đỗ xuống bờ vực
Rướn nâng đứa bé của mình lên cao” [2]
Thể hiện về nghe nhìn cho bài thơ của eL là bộ phim 17 phút do Dino Trung dựng, cũng lấy nhan đề là ‘Sương mù đen’, bổ sung chiều sâu đáng kể của nó vào cảm nhận của người xem, là mình như bị “nhật thực” bởi tông màu tối của triển lãm này.
Bộ phim được xây dựng và biên tập chỉn chu. Nó khai thác hiệu quả ngôn ngữ của chủ nghĩa tượng trưng thị giác để chuyển tải nội dung của bài thơ qua hình ảnh và âm thanh – như một đường dẫn tự thân cùng lúc bởi âm thanh – thị giác – hình tượng – truyền thông, hiệp trợ đáng kể cho việc truyền đạt cảm quan tới người xem về sự vỡ mộng, khắc khoải, hoạn nạn, đau đớn, mất mát, than khóc, và cái ảm đạm, bạc phận chung, trong tư tưởng chủ đề của triển lãm.
Việc trình chiếu bộ phim này, như một cách thể hiện thành công bài thơ, mang đủ thông điệp về phong cách hậu hiện đại trong chủ đề của bài thơ này, và trong sức mạnh quy ước của thể loại của nó, để đóng được vai trò sắp đặt bằng video cho chính nó.
Hai tác phẩm sắp đặt bổ trợ, dù bị dẫn dụ về mặt chủ đề và cảm xúc bới bài thơ “Sương mù đen” – vẫn giữ được cho mình một sự hiện diện độc lập trong tổng thể của triển lãm, và khẳng định nét riêng của ấn tượng nghệ thuật mà chúng đem lại. Dù thuần phác về phương diện tượng trưng, vẫn còn nhiều những gì chưa xác định bên trong chúng để khiến người xem suy ngẫm về giao lưu cảm xúc mà chúng có thể mang lại, nếu được trưng bày riêng trong một văn cảnh khác.
Tác phẩm sắp đặt “Khẽ thôi, đừng để chúng đập cánh” của Võ Trần Châu có dạng một cái tổ sâu gồm những đồ vật trang trí có dạng côn trùng đủ loại, một số trong chúng được treo thành từng bầy bằng những sợi chỉ. Cái tổ sâu như thế treo lơ lửng dưới trần nhà và đem lại một hiệu quả tượng trưng cho một quái nhân đang tỏ ra nguy hiểm – quả là một sáng tác nghệ thuật tuyệt vời. Tác phẩm này ngộ nghĩnh, đầy thú vị, và sự hấp dẫn cảnh vẻ có phần quái gở của nó còn được làm tăng thêm bởi (những) cái bóng của nó, lung linh đầy ám ảnh.
Tác phẩm sắp đặt thứ hai, “Những chiếc lọ cảm xúc” của Tạ Bạch Dương chiếm một góc triển lãm. Nó được làm từ những cái lọ treo trên những sợi chỉ đỏ, trong lọ có những chất màu sáng. Trong một số lọ có những chiếc kim dài. Chất lượng giả trang sức của cách trình bày này hiện ra lồ lộ, nhưng bất chấp cảm giác về sự mỏng manh mà tác phẩm tạo nên, khi tính tượng trưng bị tổn thương, xúc cảm như “bị đóng vào lọ” cũng lộ rõ, hay như đóng vào vại, chai, ống nghiệm, vào ngì gì nữa.
Nhìn chung tính tượng trưng của cuộc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật này tranh đấu để thiết kế được thái độ xa lánh thế giới, được cảm nhận và nhấn mạnh bởi bốn nghệ sĩ tham gia vào dự án này, những người yêu cầu người xem cũng tham gia vào cảm giác như vậy: “Dự án này đã tạo nên một không gian sống động, ám ảnh ở nhiều chiều kích như nó vốn là. Nó khiến cho bất cứ người xem nào cũng có thể hòa đắm vào không gian đó, mở rộng các giác quan cùng một lúc để có cảm nhận Sương Mù Đen bằng cảm thức riêng của mỗi người”.”[3]
Hữu ý hay vô tình, triển lãm này làm liên tưởng đến tác “Hóa thân” của Kafka.
Hãy tưởng tượng, một sáng thức dậy – trong hình hài một con bọ?
Chú thích:
[1] Từ bản tiếng Anh giới thiệu triển lãm này.
[2] Từ bản tiếng Anh giới thiệu triển lãm này.
[3] Trích thông cáo của các nghệ sĩ tham gia dự án triển lãm này, in trên Hanoi Grapevine.
Dịch: Lê Đỗ Huy
Ilza tin tưởng sâu sắc rằng không gì có hại hơn sự bàng quan lãnh đạm và rằng chỉ những bài phê bình dựa trên đánh giá bình đẳng về thực tiễn nghệ thuật đương đại mới là cách để mở mang và khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo cũng như những ý tưởng nghệ thuật độc đáo — từ đó bồi đắp cho sự am hiểu về nghệ thuật thị giác đương đại cũng như vai trò sáng tạo những giá trị văn hóa của người nghệ sỹ. Ilza Burchett là một nghệ sỹ đã tham gia nhiều triển lãm trên thế giới, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, Việt Nam. |
Nguồn: http://hanoigrapevine.com/vi/2015/01/ilza-burchett-about-black-fog-exhibition-at-nha-san-collective/
Về Triển lãm “Sương mù Đen” tại Nhà Sàn Collective
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
13:03
Rating:
Không có nhận xét nào: