* Đây là một bài phỏng dịch từ các tài liệu ngoại quốc về tâm lý học trong đời sống vợ chồng
Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút ít… Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.
Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới. Tuổi càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi. Ai cũng vậy mà thôi!
Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông.
Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời vô thủy vô chung (from time immemorial).
Vợ chồng già mừng ngày Lễ St Valentine
La Cucarachahttps://www.youtube.com/watch?v=zR6BJFo1RXQ
My love don’t cross that river:https://www.youtube.com/watch?v=JY-KmP47Pyw
Chạm mặt nhau thường xuyên
Không biết có phải tại vì già nên tánh tình thay đổi khiến vợ chồng thường hay kiếm chuyện cằn nhằn lẫn nhau về những cái gì không đâu, lãng nhách không hà. Khoa học nói là bà bị xáo trộn hormones của tình trạng mãn kinh ménopause, hay bị rối loạn nhân cách giáp ranh Borderline personality Disorder BPD. Ông thì bị mãn dục andropause tánh tình cũng hơi gàn, khi vầy khi khác, buồn vui bất thường không biết đâu mà rờ.
Bệnh hoạn nầy nọ cũng bắt đầu xuất hiện ra theo tuổi già nên ảnh hưởng ít nhiều vào sức khỏe tâm thần của cả hai người. Nhưng phải nhìn nhận là hình như mấy bà có phần chủ động khởi xướng chiến tranh hơn là các ông. Tại sao?
“Thật ra, cái nguyên nhân chính đưa đến việc “đè đầu, cỡi cổ” mà các bà áp dụng đều do đa số các ông tới tuổi “mãn kinh” cả. Tới tuổi xồn xồn, đột nhiên các ông đổi tính. Có những ông thời trẻ thì hùng hùng hổ hổ, nhưng về già thì ngoan như chú mèo ngái ngủ. Vấn đề chính là “hormone” của các ông, từ 50 tuổi trở lên, đa số bắt đầu đi xuống, muốn “lên” cũng vất vả. Đến 60 thì chỉ Mỹ cúp viện trợ nên chỉ còn 50% các ông còn đầy đủ đạn dược, tới khi về hưu, thì cái gì trong người cũng muốn hưu luôn, cho nên càng ngày các ông càng lép vế, lép đùi” (Ngưng trích Chu Tất Tiến- Ngày Lễ Từ Phụ-Quý ông ơí!).
http://www.danchimviet.info/archives/88013/ngay-le-tu-phu-quy-ong-oi/2014/06
“… Sau 20-30 năm hạnh phúc, sống nửa đời rồi thế mà vợ chồng ly dị lại thường hay sẩy đến… Lý do thì vô vàn dẫn đến cảnh tan nát cô đơn, mỗi tình một cảnh và khi hết yêu rồi thì “tình nghĩa đôi ta có thế thôi!”. Nhiều thuyền tình không rời bến vẫn cố gieo neo chốn cũ nhưng đêm ngày hằn học nhìn nhau chán ngán, nước cạn lửa tắt, lạnh lùng bên trong lạnh lẽo bên ngoài! Ngược lại, cũng có kẻ tha thiết muốn sống mối tình già tràn ngập yêu thương cho đến cuối đời…” (Ngưng trích – Cao Đắc Vinh – From your Valentine… Vietbao.com)
Hai người mà muốn sống như chỉ có một người
Theo các nhà tâm lý học thì trong đời sống vợ chồng, cần phải có hai người.
Nhưng cả hai vợ chồng muốn sống như chỉ có một người thì làm sao mà được. Chiến tranh lạnh nổi lên vì lẽ đó.
Rồi còn người nầy muốn cải hóa bắt buộc người kia phài theo ý mình, phải đoán biết mình muốn cái gì, phải giống y chang mình…
Cần nên biết rằng mỗi người đều có sở thích riêng rẽ, kiểu cách riêng biệt cũng như có nhu cầu khác nhau.
Chuyện tâm đầu ý hiệp chỉ là chuyện của mấy năm đầu tiên còn mới toanh, khi mới về sống với nhau mà thôi. Sau đó thì cả hai vợ chồng cần phải biết tự điều chỉnh để thích ứng adjust với nhau mới mong sống chung được tới ngày ra đi theo ông bà.
Lâu lâu hai vợ chồng cần phải đi hấp hôn hay hâm nóng tune up tình yêu lại, trước khi hấp hối.
(xem phần của Bs Châu Ngọc Hiệp trong đoạn kết).
Bà nói nhiều, ông tịnh khẩu
Cái khác biệt là một người dám nói ra và nói hoài, nói mãi nagging khiến đối phương khó chịu bên trong. Tây gọi đây là những điều bực mình hay irritants khiến anh chồng muốn khùng luôn nên phải cố gắng làm thinh cho yên chuyện. Đàn ông đàn bà là hai thế giới riêng biệt.
Bà nghĩ gì lúc ông tịnh khẩu?
Trong đầu bà lóe lên ý tưởng là sắp có chuyện gì ghê gớm sẽ xảy ra đây. Chắc là ổng hết còn thương mình nữa, tui biết quá mà… huhuhu.
Nhưng bà không biết rằng lúc im lặng chính là lúc ông đang suy nghĩ dữ lắm, đó là lúc ông cố nén giận để khỏi lỡ tay lỡ chân đấm bàn đá ghế, xổ nho chùm hay văng cả tiếng Đan Mạch ra …
Trong đầu ông hiện lên câu: tui hổng biết gì hơn nhưng để tui suy nghĩ từ từ coi.
Ngược lại, các bà thì lại diễn giải khác đi: ổng hổng thèm trả lời, hổng thèm đếm xỉa gì đến cái mặt mốc của tui vì ổng nghĩ là tui cà chớn quá, chằn quá, tui biết mà v.v…
Còn ông thì ông muốn quên Bà luôn.
Những gì bà nói với ông chẳng có quan trọng gì hết nên ông hổng thèm trả lời trả vốn cho nó được yên chuyện.
Chỉ có thế thôi!
Xâm lấn lãnh thổ của nhau
Một nguyên nhân khác trong sự xung đột vợ chồng là guerre de territoires hay vấn đề tranh chấp lãnh thổ của họ, chốn riêng tư, chẳng hạn như cái nhà bếp của bà bị ổng xâm nhập thường xuyên.
Bà có cảm giác là ông xã tối ngày quanh quẩn chàng ràng bên chân mình làm bà khó chịu và đổ quạu không cần báo trước.
Bà sắp đặt đồ đạc có thứ tứ ngăn nắp theo một kiểu cách nào đó, ông vô bếp không để ý, mà có ý đâu mà để, xớn xa xớn xác để không đúng chỗ là bà nẹt liền. Các ông mà có lãi nhãi lại thì bị cho là già sanh tật khó chịu không biết lỗi.
Bà trách ông không biết giúp vợ
Ngược lại có bà thì cảm thấy quá bất công, tủi thân phận mình, sao thằng chả ở không mà hổng biết thương vợ, tiếp vợ một tay, san sẻ công việc nhà cho tui được nhờ một chút.
Ông trách bà xâm lấn quyền hạn
Phần các ông thì nói mấy bà xâm lấn quyền hạn, khó chịu quá, đòi hỏi quá đáng và có tật hay so sánh quá trời.
Ngày xưa, di làm ở sở, ở cơ quan, ở hãng vậy mà tự do, khỏe hơn, không ai xài xể mình hết. Về tới nhà mệt đừ, có thì giờ đâu mà cằn nhằn, mà cãi lộn với nhau.
Thật ra lúc còn đi làm, thời gian ở trong sở nhiều hơn thời gian ở bên vợ bên con nhờ vậy mà ít đụng chạm.
Tại sao các bà có tật hay nói?
Cái tật hay nói của các bà làm các ông bực mình lắm, nhưng xin các ông hãy ráng chịu cho nó quen.
Các bà hay nói là vì muốn:
* được xả xú bắp, để giảm stress hay để cảm thấy dễ chịu hơn.
* nói cho đỡ tức hay cho bớt căng thẳng tinh thần.
Để giải tỏa bực bội, bà cần phải nói lớn ra ngoài những gì chất chứa âm ỉ trong lòng. Bà không cần và cũng không muốn nghe giải pháp của ông đưa ra đâu.
Các ông đừng có dại dột mà phân bua và đề nghị giải pháp nầy giải pháp nọ cho vấn đề nào đó nếu có.
Ngược lại với các bà, lúc các ông im lặng là lúc các ông đang suy nghĩ dữ dội lắm những điều mình muốn nói ra.
T
ại sao ông ít chịu lắng tai nghe bà nói?
Sept 2005, tập chí Neuro Image Psychiatry có cho biết tiếng nói của người đàn ông và tiếng nói của đàn bà kích thích những vùng riêng biệt trong não bộ của đàn ông. Ở đàn ông, thì tiếng nói của đàn bà kích thích vùng não chuyên process mhững âm thanh phức tạp chẳng hạn như âm nhạc. Còn nếu tiếng nói xuất phát từ một người đàn ông khác thì vùng tạo hình ảnh trong não bộ sẽ bị kích thích.
Qua kết quả trên thì người ta nghĩ rằng đối với người đàn ông thì giọng nói của các bà rất phức tạp khó nghe và khó hiểu.
Người gõ tự hỏi không biết tiếng nói của bồ nhí và tiếng nói của má bầy trẻ (lúc mới cưới về) có khác biệt nhau không? Xin các lão làng giàu kinh nghiệm cho biết ý kiến.
Ông chẳng có hỏi nhưng bà vẫn cho ý kiến như thường
(Rf: John Gray,Ph.D- Men are from Mars,Women are from Venus)
Ông không có hỏi bà gì cả, nhưng bà vẫn nhất quyết cho ý kiến, cố vấn ông và chỉ bảo cho ông để bắt buộc ông làm theo ý của bà muốn, chẳng hạn như đi ra ngân hàng rút tiền hoặc ghé chợ mua một vài món lặt vặt, v.v…
Theo các nhà tâm lý học, thì đây là một việc các bà cần nên tránh!
Đối với người đàn ông, họ cảm thấy là họ rất quan trọng.
Họ có thể tự giải quyết vấn đề và họ có thể tự quyết định để đạt những gì họ muốn.
Trong đầu các Ông nghĩ như thế nầy: “Nếu bả không tin tưởng nơi mình để làm một việc nhỏ, thì làm sao bả có thể tin mình làm một việc lớn hơn được”.
Khi ông cho ý kiến
Mà bị bà cãi lại thì ông có cảm tưởng là bị bà đánh giá thấp khả năng của mình và ông cảm thấy mình không còn được vợ tin cậy nữa.
Từ đó ông lần lần cảm thấy không cần phải quan tâm đến bà nữa. Bà muốn nói gì thì cứ nói đi, muốn làm gì thì cứ làm đi…
Ông cũng như bà nên làm gì?
* Đối với các bà:
– nên tránh đưa ra những lời cố vấn hoặc những chỉ trích vô căn cứ, ghen bóng ghen gió.
* Đối với các ông:
– cố lắng nghe bà một cách lịch sự, hãy để bà nói cho hết, cho đã miệng và cho hạ hỏa.
– đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào cả cho vấn đề bà đang bực bội.
* Nên hiểu là người đàn ông cảm thấy phấn khởi và mạnh dạn hơn khi họ được người khác cần đến họ.
Khi các bà muốn nhờ các ông làm một việc gì
* Nói thẳng (direct) vô vấn đề, đừng đi vòng vo tam quốc, chận đầu chận đuôi.
* Nói những câu ngắn gọn, không cù nhằn cù nhầy, bực mình lắm.
* Nói một cách lịch sự chớ không phải nói kiểu ra lệnh còn hơn là cha mẹ người ta nữa.
Tại sao ông hay gây gổ?
* Ông không thích bị bà xài xể, bị mắng về những chuyện nhỏ nhặt y như coi mình là một đứa con nít.
* Ông có cảm tưởng mình bị loại bỏ ra rìa ngoài vòng.
* Ông không thích mình bị bà quy trách nhiệm và đổ lỗi mình là nguyên nhân của những nỗi bất hạnh và thất bại trong đời của bà ta.
Để tránh chạm mặt nhau, ông tìm nơi chốn bình an
Để tránh sự gần gũi trên (hay sự lấn đất), nguyên nhân của xung đột và cãi vã nên nhiều ông chồng tìm cách ẩn thân tại những vùng đất mới bình yên hơn, như quanh nhà, như di tản xuống dưới sous sol (basement), xem internet, vô garage, ra ngoài vườn, ra khỏi nhà, đi thư viện, đi gặp bạn bè. Có ông thì ra khỏi nhà tản bộ vài giờ cho thư giãn tinh thần và thể xác. Có ông chịu chơi hơn thì ghé quán làm vài chai bia, tán gẫu với ai cũng được… cho đỡ buồn bực. Thôi, tịnh khẩu cho yên chuyện, đỡ có chiến tranh lạnh.
Khó khăn lúc hai vợ chồng đã nghỉ hưu
Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.
Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo L’Institut national d’études démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.
1- Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.
2- Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.
3- Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.
4- Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine) theo năm tháng.
5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn (làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.
9- cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn, cáu có, dằn vặt, chì chiết.
Phỏng dịch (có thêm mắm muối) từ tài lieu:
9 Ways To Deal With A Nagging Wife by Waynet
http://waynet.hubpages.com/hub/9-Ways-To-Deal-With-A-Nagging-Wife
“… Tại ông không hay, không biết… chớ bà nhà tôi cũng như bà nhà ông, và bà nhà ông thì cũng không khác bà nhà các ông khác, như thiên hạ cả thôi. Chả có gì mới lạ dưới ánh mặt trời, nhưng tôi thì không như ông, chẳng bao giờ tôi cự nự lại bà nhà tôi cả. Không phải tôi không “nhạy cảm”, mà cũng bực mình lắm chớ, đôi khi “muốn kêu một tiếng cho dài kẻo câm”, nhưng tôi hiểu rằng mấy bà thuộc giai cấp “cổ lai hy” đều mắc phải cái bịnh than, bịnh lo, bịnh sợ. Họ sợ những bất trắc đang rình rập họ, nào tai nạn, nào bịnh tật, nào chết chóc… Họ sợ có chuyện gì không ai giúp đỡ, nên cần có người bên cạnh, nhưng có người bên cạnh thì có cắn nhằn, tóm lại họ sợ cô đơn…” (Ngưng trích Captovan- Tuổi 70… chán mớ đời. Vietbao.com.)
1- Luôn luôn bạn phải tạo cho bạn một nơi chốn riêng tư để ẩn thân (phòng riêng, dưới basement, trong garage, trên gác, cái chòi ngoài vườn, ngoài sân, sau hè…) để lánh mặt khi sắp có chiến tranh. Chỉ có nơi chốn đó bạn mới có được sự bình yên, tránh bị điên cái đầu và nhức nhối lỗ tai.
2- Khi thấy tình hình có mòi hơi căng thẳng, thì mau mau vọt liền ra khỏi nhà, vào tiệm bia làm bậy vài chai lấy lại tinh thần, đi dạo vòng vòng quanh xóm, hay xỏ giày đi dạo phố một hồi chờ cho tình hình lắng dịu… Luôn luôn phải giữ vững lập trường như thế. Được vậy, bạn mới hy vọng có thể tránh bị người ta giảng morale nhức nhối lắm.
3- Giả câm giả điếc, giả mù sa mưa, không thèm quan tâm đến những gì bả nói, không màng đến bả. Bả thấy lời chửi bới không có effet gì hết, riết rồi mỏi miệng, chán đi và im miệng lại mà thôi.
4- Khi biết bả sắp sữa “lên lớp” (danh từ đại học cải tạo hệ tiến sĩ 10 năm), hãy tận dụng giác quan thứ 6 của mình để hóa giải lời vàng ngọc, và bạn cứ việc khen bừa đi hoặc hứa mua quà tặng cho bả… Sự kiện nầy sẽ làm đối tượng xao lãng đi nỗi bực tức và quên tuốt luôn việc rầy la và nói nhiều, nói lâu, nói bậy, nói dở.
5- Tạo điều kiện cho vợ bận rộn, như dẫn bả đi ăn phở, đi xem nhạc hội, hay nên làm việc chung với bà chị để bả vui mà quên đi sự bực bội và khỏi kiếm chuyện cằn nhàn bạn được.
6- Phản công bả bằng sự cằn nhằn của bạn (Lấy độc trị độc hay dĩ độc trị độc). Bả sẽ cảm giác bị bạn rầy la và sẽ khổ tâm lắm nên sẽ không còn lãi nhãi với bạn nữa. Đối đế lắm thì bả làm đơn xin ly dị, cũng tốt mà thôi.
7- Khi vợ cằn nhằn thì bạn cứ cười thẳng vào mặt bả làm cho bả quê xệ đi. Nếu bả còn tiếp tục xài xể bạn thì bạn nên cười to hơn nữa.
8- Đánh nhẹ, đánh yêu một que kẹo bông gòn vào mặt bả, không đau đâu. Nếu may mắn có chút đường dính vào môi bà xã, bạn ghì chặt mặt bả và liếm cho hết đường.
9- Nếu bả sắp sửa cằn nhằn, bạn hãy đánh lạc hướng tư tưởng đó bằng cách biểu bả hãy nhìn kỹ vào trang phục bả đang mặc, hãy nhìn mái tóc em đi, khen bả là người đàn bà tuyệt vời nhất trên đời, quá sexy, tại sao chúng ta không ôm nhau lã lước trong điệu nhạc nhạc tình ướt át…
(Lời người gõ: sao tui cảm thấy điểm 5, 8, 9 không được ổn lắm)
Các nhà văn đàn anh tiết lộ kinh nghiệm…
Tóm lại, dù Đông hay Tây hoặc dù xưa hay nay thì đàn bà cũng vẫn là đàn bà và đàn ông cũng vẫn là đàn ông.
“Người xưa có nói vợ chồng là nợ là oan gia cũng có phần đúng. Nhìn đi nhìn lại chung quanh mình thì đâu có bao nhiêu gia đình được ấm êm hạnh phúc trọn vẹn một lèo. Vợ hay chồng nếu không tật xấu này thì cũng chứng nọ thói kia đưa đến tình trạng gây gổ chì chiết nhau bởi con người đâu có ai hòan mỹ vẹn toàn. Không đổ vỡ là đã may mắn. Phần tôi, nếu nói hạnh phúc là dối lòng, nhưng nói không hạnh phúc thì cũng không hẳn. Thôi thì cứ cộng trừ nhơn chia rồi lấy điểm trung bình để tự an ủi. Bản thân mình đâu có hòan hảo mà muốn người khác thập tòan. Nếu biết châm chước, chấp nhận những gì xảy đến với mình trong cuộc sống hằng ngày thì sẽ thấy mình tu chín kiếp mới gặp được nàng. Rồi một đời cũng sẽ qua. Một trong hai sẽ có người đi trước để người còn lại phải ngậm ngùi tiếc thương”… (Ngưng trích Người Phưong Nam)
Bà Nội … Tướng của tôi.http://saigonecho.com/index.php/van-hoc/van-nhac-thi-si/14473-ba-noituong-cua-toi
“… Các bạn thân của tôi ơi! Nếu vợ chồng bạn thường hay tránh mặt nhau, hoặc gặp mặt nhau là cãi lẫy thì bạn cần hấp hôn rồi đó. Hãy hấp hôn trước khi một trong hai người hấp hối, lúc đó hối hận thì đã muộn.
Hơn thế nữa, khi cha mẹ sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc thì đó là niềm vui rất lớn cho các con.
… Muốn xe chạy tốt, bảo đảm thì cần bảo trì (tune up) hằng năm.
… Chúng ta nên tránh 3 điều dễ làm mất hạnh phúc gia đình là ‘Chỉ trích + Phàn nàn + So bì’.
Viết theo tiếng Anh, chúng ta có 3 chữ C: Criticizing (chỉ trích), Complaining (phàn nàn), Comparing (so bì)…”
(Ngưng trích: Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp bút hiệu Châu Sa – Hãy Hấp Hôn Trước Khi Hấp Hối – Nếp Sống Mới – Hạ 2012)
Còn thưong nhau lắm còn cắn nhau đau
Người nầy tưởng mình hiểu người kia nhưng thật ra chẳng ai hiểu ai cả!! Tất cả mâu thuẫn giữa Ông và Bà đều phát xuất từ sự hiểu lầm lẫn nhau mà ra.
Đàn ông lúc nào cũng là đàn ông và đàn bà lúc nào cũng vẫn là đàn bà. Bắt người nầy giống người kia là việc không tưởng, hãy ráng cắn răng mà chịu đựng, ráng nhường nhịn lẫn nhau, riết rồi cũng… thành thói quen mà thôi.
Khám phá mới của Journal of family Communication:
Cãi lộn rất tốt cho sức khỏe!
Tin mừng cho tất cả các cặp vợ chồng mới cũng như cũ: Cãi lộn thường xuyên, rất tốt cho sức khỏe tâm thần. Nó giúp các ông anh bà chị xã bớt xú bắp, uẩn khúc, và bực bội ra ngoài để mà sống chờ có dịp cãi tiếp. Đúng với câu thương nhau lắm, cắn nhau đau.
Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng.
Trường hợp các bà im lặng thì các ông phải đề phòng điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăng lê, không thèm đếm xĩa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ pa, đó là dấu hiệu sắp rã hùn đố tránh khỏi.
Tóm lại dù Đông hay Tây, dù xưa hay nay, đàn bà vẩn là đàn bà còn đàn ông vẩn là đàn ông.Chồng giận thì vợ bớt lời.
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Đầu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.
Vậy khắc khẩu không phải hoàn toàn là xấu đâu ./.Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”
“Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời. Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây. Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy – Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em” (Ngô Thụy Miên)
Vidéo: Niệm Khúc Cuối (Ngô Thụy Miên)-Quốc Khanh & Sĩ Phúhttps://www.youtube.com/watch?v=OhDK_BVE5Z4
“Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa
Nhìn mình tôi bật cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”
Tú Lắc
Nguyễn Thượng Chánh, DVM (theo Người Việt Boston)
Đọc them:
Nguyễn Thượng Chánh
– Chồng giận thì vợ bớt lời…cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê
http://vietbao.com/a210373/chong-gian-thi-vo-bot-loi-com-soi-bot-lua-chang-doi-nao-khe
– Ông từ Hỏa tinh, Bà từ Kim tinh
http://vietbao.com/a201380/ong-tu-hoa-tinh-ba-tu-kim-tinh
– Ông khó ưa, bà khó chịu
http://vietbao.com/a214206/ong-kho-ua-ba-kho-chiu
– Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp bút hiệu Châu Sa – Hãy Hấp Hôn Trước Khi Hấp Hối – Nếp Sống Mới – Hạ 2012)
http://www.tinlanhjax.com/Reading/nsm/2012%20Ha.pdf
Cao Đắc Vinh
– Cơm Lành Canh Ngọt Kiểu Mỹ
http://vietbao.com/a201841/com-lanh-canh-ngot-kieu-my
“From Your Valentine…”
http://vietbao.com/a217208/from-your-valentine
Thơ vui: Đôi vợ chồng già
http://vietbao.com/a225578/tho-vui-gia-dinh-doi-vo-chong-gia
Montreal, Feb 14 2015
Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút ít… Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.
Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới. Tuổi càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi. Ai cũng vậy mà thôi!
Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông.
Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời vô thủy vô chung (from time immemorial).
Vợ chồng già mừng ngày Lễ St Valentine
La Cucarachahttps://www.youtube.com/watch?v=zR6BJFo1RXQ
My love don’t cross that river:https://www.youtube.com/watch?v=JY-KmP47Pyw
Chạm mặt nhau thường xuyên
Không biết có phải tại vì già nên tánh tình thay đổi khiến vợ chồng thường hay kiếm chuyện cằn nhằn lẫn nhau về những cái gì không đâu, lãng nhách không hà. Khoa học nói là bà bị xáo trộn hormones của tình trạng mãn kinh ménopause, hay bị rối loạn nhân cách giáp ranh Borderline personality Disorder BPD. Ông thì bị mãn dục andropause tánh tình cũng hơi gàn, khi vầy khi khác, buồn vui bất thường không biết đâu mà rờ.
Bệnh hoạn nầy nọ cũng bắt đầu xuất hiện ra theo tuổi già nên ảnh hưởng ít nhiều vào sức khỏe tâm thần của cả hai người. Nhưng phải nhìn nhận là hình như mấy bà có phần chủ động khởi xướng chiến tranh hơn là các ông. Tại sao?
“Thật ra, cái nguyên nhân chính đưa đến việc “đè đầu, cỡi cổ” mà các bà áp dụng đều do đa số các ông tới tuổi “mãn kinh” cả. Tới tuổi xồn xồn, đột nhiên các ông đổi tính. Có những ông thời trẻ thì hùng hùng hổ hổ, nhưng về già thì ngoan như chú mèo ngái ngủ. Vấn đề chính là “hormone” của các ông, từ 50 tuổi trở lên, đa số bắt đầu đi xuống, muốn “lên” cũng vất vả. Đến 60 thì chỉ Mỹ cúp viện trợ nên chỉ còn 50% các ông còn đầy đủ đạn dược, tới khi về hưu, thì cái gì trong người cũng muốn hưu luôn, cho nên càng ngày các ông càng lép vế, lép đùi” (Ngưng trích Chu Tất Tiến- Ngày Lễ Từ Phụ-Quý ông ơí!).
http://www.danchimviet.info/archives/88013/ngay-le-tu-phu-quy-ong-oi/2014/06
“… Sau 20-30 năm hạnh phúc, sống nửa đời rồi thế mà vợ chồng ly dị lại thường hay sẩy đến… Lý do thì vô vàn dẫn đến cảnh tan nát cô đơn, mỗi tình một cảnh và khi hết yêu rồi thì “tình nghĩa đôi ta có thế thôi!”. Nhiều thuyền tình không rời bến vẫn cố gieo neo chốn cũ nhưng đêm ngày hằn học nhìn nhau chán ngán, nước cạn lửa tắt, lạnh lùng bên trong lạnh lẽo bên ngoài! Ngược lại, cũng có kẻ tha thiết muốn sống mối tình già tràn ngập yêu thương cho đến cuối đời…” (Ngưng trích – Cao Đắc Vinh – From your Valentine… Vietbao.com)
Hai người mà muốn sống như chỉ có một người
Theo các nhà tâm lý học thì trong đời sống vợ chồng, cần phải có hai người.
Nhưng cả hai vợ chồng muốn sống như chỉ có một người thì làm sao mà được. Chiến tranh lạnh nổi lên vì lẽ đó.
Rồi còn người nầy muốn cải hóa bắt buộc người kia phài theo ý mình, phải đoán biết mình muốn cái gì, phải giống y chang mình…
Cần nên biết rằng mỗi người đều có sở thích riêng rẽ, kiểu cách riêng biệt cũng như có nhu cầu khác nhau.
Chuyện tâm đầu ý hiệp chỉ là chuyện của mấy năm đầu tiên còn mới toanh, khi mới về sống với nhau mà thôi. Sau đó thì cả hai vợ chồng cần phải biết tự điều chỉnh để thích ứng adjust với nhau mới mong sống chung được tới ngày ra đi theo ông bà.
Lâu lâu hai vợ chồng cần phải đi hấp hôn hay hâm nóng tune up tình yêu lại, trước khi hấp hối.
(xem phần của Bs Châu Ngọc Hiệp trong đoạn kết).
Bà nói nhiều, ông tịnh khẩu
Cái khác biệt là một người dám nói ra và nói hoài, nói mãi nagging khiến đối phương khó chịu bên trong. Tây gọi đây là những điều bực mình hay irritants khiến anh chồng muốn khùng luôn nên phải cố gắng làm thinh cho yên chuyện. Đàn ông đàn bà là hai thế giới riêng biệt.
Bà nghĩ gì lúc ông tịnh khẩu?
Trong đầu bà lóe lên ý tưởng là sắp có chuyện gì ghê gớm sẽ xảy ra đây. Chắc là ổng hết còn thương mình nữa, tui biết quá mà… huhuhu.
Nhưng bà không biết rằng lúc im lặng chính là lúc ông đang suy nghĩ dữ lắm, đó là lúc ông cố nén giận để khỏi lỡ tay lỡ chân đấm bàn đá ghế, xổ nho chùm hay văng cả tiếng Đan Mạch ra …
Trong đầu ông hiện lên câu: tui hổng biết gì hơn nhưng để tui suy nghĩ từ từ coi.
Ngược lại, các bà thì lại diễn giải khác đi: ổng hổng thèm trả lời, hổng thèm đếm xỉa gì đến cái mặt mốc của tui vì ổng nghĩ là tui cà chớn quá, chằn quá, tui biết mà v.v…
Còn ông thì ông muốn quên Bà luôn.
Những gì bà nói với ông chẳng có quan trọng gì hết nên ông hổng thèm trả lời trả vốn cho nó được yên chuyện.
Chỉ có thế thôi!
Xâm lấn lãnh thổ của nhau
Một nguyên nhân khác trong sự xung đột vợ chồng là guerre de territoires hay vấn đề tranh chấp lãnh thổ của họ, chốn riêng tư, chẳng hạn như cái nhà bếp của bà bị ổng xâm nhập thường xuyên.
Bà có cảm giác là ông xã tối ngày quanh quẩn chàng ràng bên chân mình làm bà khó chịu và đổ quạu không cần báo trước.
Bà sắp đặt đồ đạc có thứ tứ ngăn nắp theo một kiểu cách nào đó, ông vô bếp không để ý, mà có ý đâu mà để, xớn xa xớn xác để không đúng chỗ là bà nẹt liền. Các ông mà có lãi nhãi lại thì bị cho là già sanh tật khó chịu không biết lỗi.
Bà trách ông không biết giúp vợ
Ngược lại có bà thì cảm thấy quá bất công, tủi thân phận mình, sao thằng chả ở không mà hổng biết thương vợ, tiếp vợ một tay, san sẻ công việc nhà cho tui được nhờ một chút.
Ông trách bà xâm lấn quyền hạn
Phần các ông thì nói mấy bà xâm lấn quyền hạn, khó chịu quá, đòi hỏi quá đáng và có tật hay so sánh quá trời.
Ngày xưa, di làm ở sở, ở cơ quan, ở hãng vậy mà tự do, khỏe hơn, không ai xài xể mình hết. Về tới nhà mệt đừ, có thì giờ đâu mà cằn nhằn, mà cãi lộn với nhau.
Thật ra lúc còn đi làm, thời gian ở trong sở nhiều hơn thời gian ở bên vợ bên con nhờ vậy mà ít đụng chạm.
Tại sao các bà có tật hay nói?
Cái tật hay nói của các bà làm các ông bực mình lắm, nhưng xin các ông hãy ráng chịu cho nó quen.
Các bà hay nói là vì muốn:
* được xả xú bắp, để giảm stress hay để cảm thấy dễ chịu hơn.
* nói cho đỡ tức hay cho bớt căng thẳng tinh thần.
Để giải tỏa bực bội, bà cần phải nói lớn ra ngoài những gì chất chứa âm ỉ trong lòng. Bà không cần và cũng không muốn nghe giải pháp của ông đưa ra đâu.
Các ông đừng có dại dột mà phân bua và đề nghị giải pháp nầy giải pháp nọ cho vấn đề nào đó nếu có.
Ngược lại với các bà, lúc các ông im lặng là lúc các ông đang suy nghĩ dữ dội lắm những điều mình muốn nói ra.
T
ại sao ông ít chịu lắng tai nghe bà nói?
Sept 2005, tập chí Neuro Image Psychiatry có cho biết tiếng nói của người đàn ông và tiếng nói của đàn bà kích thích những vùng riêng biệt trong não bộ của đàn ông. Ở đàn ông, thì tiếng nói của đàn bà kích thích vùng não chuyên process mhững âm thanh phức tạp chẳng hạn như âm nhạc. Còn nếu tiếng nói xuất phát từ một người đàn ông khác thì vùng tạo hình ảnh trong não bộ sẽ bị kích thích.
Qua kết quả trên thì người ta nghĩ rằng đối với người đàn ông thì giọng nói của các bà rất phức tạp khó nghe và khó hiểu.
Người gõ tự hỏi không biết tiếng nói của bồ nhí và tiếng nói của má bầy trẻ (lúc mới cưới về) có khác biệt nhau không? Xin các lão làng giàu kinh nghiệm cho biết ý kiến.
Ông chẳng có hỏi nhưng bà vẫn cho ý kiến như thường
(Rf: John Gray,Ph.D- Men are from Mars,Women are from Venus)
Ông không có hỏi bà gì cả, nhưng bà vẫn nhất quyết cho ý kiến, cố vấn ông và chỉ bảo cho ông để bắt buộc ông làm theo ý của bà muốn, chẳng hạn như đi ra ngân hàng rút tiền hoặc ghé chợ mua một vài món lặt vặt, v.v…
Theo các nhà tâm lý học, thì đây là một việc các bà cần nên tránh!
Đối với người đàn ông, họ cảm thấy là họ rất quan trọng.
Họ có thể tự giải quyết vấn đề và họ có thể tự quyết định để đạt những gì họ muốn.
Trong đầu các Ông nghĩ như thế nầy: “Nếu bả không tin tưởng nơi mình để làm một việc nhỏ, thì làm sao bả có thể tin mình làm một việc lớn hơn được”.
Khi ông cho ý kiến
Mà bị bà cãi lại thì ông có cảm tưởng là bị bà đánh giá thấp khả năng của mình và ông cảm thấy mình không còn được vợ tin cậy nữa.
Từ đó ông lần lần cảm thấy không cần phải quan tâm đến bà nữa. Bà muốn nói gì thì cứ nói đi, muốn làm gì thì cứ làm đi…
Ông cũng như bà nên làm gì?
* Đối với các bà:
– nên tránh đưa ra những lời cố vấn hoặc những chỉ trích vô căn cứ, ghen bóng ghen gió.
* Đối với các ông:
– cố lắng nghe bà một cách lịch sự, hãy để bà nói cho hết, cho đã miệng và cho hạ hỏa.
– đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào cả cho vấn đề bà đang bực bội.
* Nên hiểu là người đàn ông cảm thấy phấn khởi và mạnh dạn hơn khi họ được người khác cần đến họ.
Khi các bà muốn nhờ các ông làm một việc gì
* Nói thẳng (direct) vô vấn đề, đừng đi vòng vo tam quốc, chận đầu chận đuôi.
* Nói những câu ngắn gọn, không cù nhằn cù nhầy, bực mình lắm.
* Nói một cách lịch sự chớ không phải nói kiểu ra lệnh còn hơn là cha mẹ người ta nữa.
Tại sao ông hay gây gổ?
* Ông không thích bị bà xài xể, bị mắng về những chuyện nhỏ nhặt y như coi mình là một đứa con nít.
* Ông có cảm tưởng mình bị loại bỏ ra rìa ngoài vòng.
* Ông không thích mình bị bà quy trách nhiệm và đổ lỗi mình là nguyên nhân của những nỗi bất hạnh và thất bại trong đời của bà ta.
Để tránh chạm mặt nhau, ông tìm nơi chốn bình an
Để tránh sự gần gũi trên (hay sự lấn đất), nguyên nhân của xung đột và cãi vã nên nhiều ông chồng tìm cách ẩn thân tại những vùng đất mới bình yên hơn, như quanh nhà, như di tản xuống dưới sous sol (basement), xem internet, vô garage, ra ngoài vườn, ra khỏi nhà, đi thư viện, đi gặp bạn bè. Có ông thì ra khỏi nhà tản bộ vài giờ cho thư giãn tinh thần và thể xác. Có ông chịu chơi hơn thì ghé quán làm vài chai bia, tán gẫu với ai cũng được… cho đỡ buồn bực. Thôi, tịnh khẩu cho yên chuyện, đỡ có chiến tranh lạnh.
Khó khăn lúc hai vợ chồng đã nghỉ hưu
Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.
Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo L’Institut national d’études démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.
1- Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.
2- Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.
3- Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.
4- Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine) theo năm tháng.
5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn (làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.
9- cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn, cáu có, dằn vặt, chì chiết.
Phỏng dịch (có thêm mắm muối) từ tài lieu:
9 Ways To Deal With A Nagging Wife by Waynet
http://waynet.hubpages.com/hub/9-Ways-To-Deal-With-A-Nagging-Wife
“… Tại ông không hay, không biết… chớ bà nhà tôi cũng như bà nhà ông, và bà nhà ông thì cũng không khác bà nhà các ông khác, như thiên hạ cả thôi. Chả có gì mới lạ dưới ánh mặt trời, nhưng tôi thì không như ông, chẳng bao giờ tôi cự nự lại bà nhà tôi cả. Không phải tôi không “nhạy cảm”, mà cũng bực mình lắm chớ, đôi khi “muốn kêu một tiếng cho dài kẻo câm”, nhưng tôi hiểu rằng mấy bà thuộc giai cấp “cổ lai hy” đều mắc phải cái bịnh than, bịnh lo, bịnh sợ. Họ sợ những bất trắc đang rình rập họ, nào tai nạn, nào bịnh tật, nào chết chóc… Họ sợ có chuyện gì không ai giúp đỡ, nên cần có người bên cạnh, nhưng có người bên cạnh thì có cắn nhằn, tóm lại họ sợ cô đơn…” (Ngưng trích Captovan- Tuổi 70… chán mớ đời. Vietbao.com.)
1- Luôn luôn bạn phải tạo cho bạn một nơi chốn riêng tư để ẩn thân (phòng riêng, dưới basement, trong garage, trên gác, cái chòi ngoài vườn, ngoài sân, sau hè…) để lánh mặt khi sắp có chiến tranh. Chỉ có nơi chốn đó bạn mới có được sự bình yên, tránh bị điên cái đầu và nhức nhối lỗ tai.
2- Khi thấy tình hình có mòi hơi căng thẳng, thì mau mau vọt liền ra khỏi nhà, vào tiệm bia làm bậy vài chai lấy lại tinh thần, đi dạo vòng vòng quanh xóm, hay xỏ giày đi dạo phố một hồi chờ cho tình hình lắng dịu… Luôn luôn phải giữ vững lập trường như thế. Được vậy, bạn mới hy vọng có thể tránh bị người ta giảng morale nhức nhối lắm.
3- Giả câm giả điếc, giả mù sa mưa, không thèm quan tâm đến những gì bả nói, không màng đến bả. Bả thấy lời chửi bới không có effet gì hết, riết rồi mỏi miệng, chán đi và im miệng lại mà thôi.
4- Khi biết bả sắp sữa “lên lớp” (danh từ đại học cải tạo hệ tiến sĩ 10 năm), hãy tận dụng giác quan thứ 6 của mình để hóa giải lời vàng ngọc, và bạn cứ việc khen bừa đi hoặc hứa mua quà tặng cho bả… Sự kiện nầy sẽ làm đối tượng xao lãng đi nỗi bực tức và quên tuốt luôn việc rầy la và nói nhiều, nói lâu, nói bậy, nói dở.
5- Tạo điều kiện cho vợ bận rộn, như dẫn bả đi ăn phở, đi xem nhạc hội, hay nên làm việc chung với bà chị để bả vui mà quên đi sự bực bội và khỏi kiếm chuyện cằn nhàn bạn được.
6- Phản công bả bằng sự cằn nhằn của bạn (Lấy độc trị độc hay dĩ độc trị độc). Bả sẽ cảm giác bị bạn rầy la và sẽ khổ tâm lắm nên sẽ không còn lãi nhãi với bạn nữa. Đối đế lắm thì bả làm đơn xin ly dị, cũng tốt mà thôi.
7- Khi vợ cằn nhằn thì bạn cứ cười thẳng vào mặt bả làm cho bả quê xệ đi. Nếu bả còn tiếp tục xài xể bạn thì bạn nên cười to hơn nữa.
8- Đánh nhẹ, đánh yêu một que kẹo bông gòn vào mặt bả, không đau đâu. Nếu may mắn có chút đường dính vào môi bà xã, bạn ghì chặt mặt bả và liếm cho hết đường.
9- Nếu bả sắp sửa cằn nhằn, bạn hãy đánh lạc hướng tư tưởng đó bằng cách biểu bả hãy nhìn kỹ vào trang phục bả đang mặc, hãy nhìn mái tóc em đi, khen bả là người đàn bà tuyệt vời nhất trên đời, quá sexy, tại sao chúng ta không ôm nhau lã lước trong điệu nhạc nhạc tình ướt át…
(Lời người gõ: sao tui cảm thấy điểm 5, 8, 9 không được ổn lắm)
Các nhà văn đàn anh tiết lộ kinh nghiệm…
Tóm lại, dù Đông hay Tây hoặc dù xưa hay nay thì đàn bà cũng vẫn là đàn bà và đàn ông cũng vẫn là đàn ông.
“Người xưa có nói vợ chồng là nợ là oan gia cũng có phần đúng. Nhìn đi nhìn lại chung quanh mình thì đâu có bao nhiêu gia đình được ấm êm hạnh phúc trọn vẹn một lèo. Vợ hay chồng nếu không tật xấu này thì cũng chứng nọ thói kia đưa đến tình trạng gây gổ chì chiết nhau bởi con người đâu có ai hòan mỹ vẹn toàn. Không đổ vỡ là đã may mắn. Phần tôi, nếu nói hạnh phúc là dối lòng, nhưng nói không hạnh phúc thì cũng không hẳn. Thôi thì cứ cộng trừ nhơn chia rồi lấy điểm trung bình để tự an ủi. Bản thân mình đâu có hòan hảo mà muốn người khác thập tòan. Nếu biết châm chước, chấp nhận những gì xảy đến với mình trong cuộc sống hằng ngày thì sẽ thấy mình tu chín kiếp mới gặp được nàng. Rồi một đời cũng sẽ qua. Một trong hai sẽ có người đi trước để người còn lại phải ngậm ngùi tiếc thương”… (Ngưng trích Người Phưong Nam)
Bà Nội … Tướng của tôi.http://saigonecho.com/index.php/van-hoc/van-nhac-thi-si/14473-ba-noituong-cua-toi
“… Các bạn thân của tôi ơi! Nếu vợ chồng bạn thường hay tránh mặt nhau, hoặc gặp mặt nhau là cãi lẫy thì bạn cần hấp hôn rồi đó. Hãy hấp hôn trước khi một trong hai người hấp hối, lúc đó hối hận thì đã muộn.
Hơn thế nữa, khi cha mẹ sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc thì đó là niềm vui rất lớn cho các con.
… Muốn xe chạy tốt, bảo đảm thì cần bảo trì (tune up) hằng năm.
… Chúng ta nên tránh 3 điều dễ làm mất hạnh phúc gia đình là ‘Chỉ trích + Phàn nàn + So bì’.
Viết theo tiếng Anh, chúng ta có 3 chữ C: Criticizing (chỉ trích), Complaining (phàn nàn), Comparing (so bì)…”
(Ngưng trích: Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp bút hiệu Châu Sa – Hãy Hấp Hôn Trước Khi Hấp Hối – Nếp Sống Mới – Hạ 2012)
Còn thưong nhau lắm còn cắn nhau đau
Người nầy tưởng mình hiểu người kia nhưng thật ra chẳng ai hiểu ai cả!! Tất cả mâu thuẫn giữa Ông và Bà đều phát xuất từ sự hiểu lầm lẫn nhau mà ra.
Đàn ông lúc nào cũng là đàn ông và đàn bà lúc nào cũng vẫn là đàn bà. Bắt người nầy giống người kia là việc không tưởng, hãy ráng cắn răng mà chịu đựng, ráng nhường nhịn lẫn nhau, riết rồi cũng… thành thói quen mà thôi.
Khám phá mới của Journal of family Communication:
Cãi lộn rất tốt cho sức khỏe!
Tin mừng cho tất cả các cặp vợ chồng mới cũng như cũ: Cãi lộn thường xuyên, rất tốt cho sức khỏe tâm thần. Nó giúp các ông anh bà chị xã bớt xú bắp, uẩn khúc, và bực bội ra ngoài để mà sống chờ có dịp cãi tiếp. Đúng với câu thương nhau lắm, cắn nhau đau.
Việc nói nhiều của các bà thường làm các ông bực mình, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia sẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng.
Trường hợp các bà im lặng thì các ông phải đề phòng điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăng lê, không thèm đếm xĩa đá động gì đến các ông và xem các ông như nơ pa, đó là dấu hiệu sắp rã hùn đố tránh khỏi.
Tóm lại dù Đông hay Tây, dù xưa hay nay, đàn bà vẩn là đàn bà còn đàn ông vẩn là đàn ông.Chồng giận thì vợ bớt lời.
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Đầu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.
Vậy khắc khẩu không phải hoàn toàn là xấu đâu ./.Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”
“Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời. Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây. Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy – Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em” (Ngô Thụy Miên)
Vidéo: Niệm Khúc Cuối (Ngô Thụy Miên)-Quốc Khanh & Sĩ Phúhttps://www.youtube.com/watch?v=OhDK_BVE5Z4
“Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa
Nhìn mình tôi bật cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”
Tú Lắc
Nguyễn Thượng Chánh, DVM (theo Người Việt Boston)
Đọc them:
Nguyễn Thượng Chánh
– Chồng giận thì vợ bớt lời…cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê
http://vietbao.com/a210373/chong-gian-thi-vo-bot-loi-com-soi-bot-lua-chang-doi-nao-khe
– Ông từ Hỏa tinh, Bà từ Kim tinh
http://vietbao.com/a201380/ong-tu-hoa-tinh-ba-tu-kim-tinh
– Ông khó ưa, bà khó chịu
http://vietbao.com/a214206/ong-kho-ua-ba-kho-chiu
– Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp bút hiệu Châu Sa – Hãy Hấp Hôn Trước Khi Hấp Hối – Nếp Sống Mới – Hạ 2012)
http://www.tinlanhjax.com/Reading/nsm/2012%20Ha.pdf
Cao Đắc Vinh
– Cơm Lành Canh Ngọt Kiểu Mỹ
http://vietbao.com/a201841/com-lanh-canh-ngot-kieu-my
“From Your Valentine…”
http://vietbao.com/a217208/from-your-valentine
Thơ vui: Đôi vợ chồng già
http://vietbao.com/a225578/tho-vui-gia-dinh-doi-vo-chong-gia
Montreal, Feb 14 2015
Vợ Chồng Già Và Ngày Lễ Tình Yêu Saint Valentine
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
17:11
Rating:
Không có nhận xét nào: