Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của Anh Lê Xuân Mỹ. Một bài viết mà khi đọc đã nhạt nhoà nước mắt. Không màu mè bóng bẩy, chỉ là hồi ức về một giai đoạn cùng khổ mà tất cả người miền nam VN chúng ta đều trải qua khi mất nước, nhưng người đọc không thể không bùi ngùi, xúc động dù đã nhiều năm trôi qua.
Những ngày cuối tháng tư 1975, Sài gòn đắm chìm trong cơn hỗn loạn. Tin tức về một cuộc chiến kết thúc bi thảm được truyền đi kéo theo một dòng người tìm mọi cách vượt thoát khỏi quê hương. Không nhận được tin người đến đưa toàn bộ gia đình ra đi như đã hứa, tôi cùng ba và gia đình người em gái trên chiếc xe jeep hối hả đi về Bến Bạch Đằng nơi con tàu VNTT đang ngập tràn những dòng người từ khắp nơi đổ về. Hai vợ chồng em gái lên tàu trước. Tôi và ba chần chờ sửa soạn lên sau.
Trong cái dòng người hoảng loạn, trong cái âm thanh cuồng nộ những ngày cuối cùng của tháng tư, hai cha con vẫn còn nhìn về hướng Lăng Ông Bà Chiểu, nơi nhà tôi ở đó. Vẫn còn hy vọng mẹ và các em đến kịp để cùng đi. Phép lạ đã không xảy ra. Tàu sắp nhổ neo, mẹ và các em tôi vẫn biệt tăm. Ba bảo thôi con lên trước đi, ba đợi thêm một tí nửa, mình gặp nhau trên tàu. Trong mắt ba vẫn còn ánh lên một tia hy vọng. Nhưng tôi biết là đã hết. Thời gian không còn kịp nữa. Ba hối thúc tôi lên tàu, riêng ba không đành bỏ vợ và 8 đứa con con nhỏ dại, quyết định quay lại. Với tôi, ra đi hay ở phải là một quyết định trong chớp mắt. Nhưng sao đành bỏ lại ba một mình với khuôn mặt và cặp mắt thất thần như vậy. Tôi lắc đầu. Thế là tôi và ba quay ngược lại dòng người vẫn cuống cuồng chạy về phía bờ sông, dù con tàu đã từ từ rời bến. Cùng với hàng triệu người miền Nam Việt Nam, tôi và gia đình bắt đầu sống những tháng ngày đen tối nhất.
Đêm đầu tiên, khi nghe tin ĐT Dương Văn Minh đầu hàng trên đài phát thanh, ngoài đường những nhóm người đội mũ cối cầm súng đi qua đi lại, cả gia đình tôi chui dưới chân cầu thang, tắt đèn tối thui, ẩn trốn, và ba đã khóc. Thế là chấm dứt một quảng đời, lịch sử đã sang trang và chúng tôi đã cảm thấy một tương lai mịt mù sắp tới.
Trong những ngày sau đó, ba tôi sống trong hoang mang, lo sợ, không dám bước ra khỏi nhà. Mặt ba lúc nào cũng căng thẳng. Riêng tôi mỗi ngày vẫn lên trình diện cơ quan rồi về. Lên để biết thì ra có những bạn bè cùng sở làm ngày xưa, từng cùng vui chơi sinh hoạt với mình bây giờ đội mũ cối, cầm súng lầm lì đi ra đi vào. Có người còn chào hỏi tử tế nhưng có đứa mặt mày vênh váo, kênh kiệu, những nhân viên còn lại, không phải dân Cộng sản nằm vùng tụm lại một phòng trên lầu, co cụm đến tội nghiệp.
Trong những ngày đầu mất nước tháng 5 năm 1975, tôi biết ba vẫn còn hy vọng về môt người, người em út đi tập kết từ những năm 1954, nghe đâu đang làm lớn và hình như đang có mặt tại Sài Gòn. Chính ủy chính iết gì đó. Ba kể hồi nhỏ ba và chú rất thương yêu nhau, ngày chú đi vào rừng theo kháng chiến, ba là người cuối cùng gặp và đưa chú vào chiến khu. Ba vẫn nghĩ nếu có chú chắc ba sẽ không sao.
Trong những ngày đầu mất nước tháng 5 năm 1975, tôi biết ba vẫn còn hy vọng về môt người, người em út đi tập kết từ những năm 1954, nghe đâu đang làm lớn và hình như đang có mặt tại Sài Gòn. Chính ủy chính iết gì đó. Ba kể hồi nhỏ ba và chú rất thương yêu nhau, ngày chú đi vào rừng theo kháng chiến, ba là người cuối cùng gặp và đưa chú vào chiến khu. Ba vẫn nghĩ nếu có chú chắc ba sẽ không sao.
Như một người sắp sửa bị chìm tàu, cố bám víu một chút hy vọng nào đó để sống, dù rất mỏng manh. Với riêng tôi, hình ảnh về chú không hiền lành như ba tưởng tượng mà là những con người tôi đã từng xem qua cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” , lạnh lùng và tàn ác. Tôi nghĩ ba quá ngây thơ, nhưng biết làm sao được, một người lính thất trận, một vợ và 9 đứa con nheo nhóc trong một thành phố đã không còn thuộc về mình, chung quanh đầy rẫy những bóng đen rình rập. Có thể ba đang cố quên nhưng với tôi, ký ức về một Mậu thân khủng khiếp ở Huế vẫn còn đó, không thể nào không nhớ. Những cuộc trả thù tàn khốc chắc chắn sẽ xảy ra. Không ảo tưởng như ba, tôi chờ đợi và biết rằng ngày đó sẽ đến, không xa.
Một ngày đầu tháng sáu, giống như ba đang mong đợi, chú tôi đi cùng một vài bộ đội cầm súng ghé nhà thăm gia đình chúng tôi. Một Trung tá chính uỷ thuộc đơn vị phòng không không quân Hà Nội, ghé thăm cựu trung tá cảnh sát chế độ củ.
Hai anh em thuộc hai chiến tuyến gặp nhau tại sài gòn sau 20 năm xa cách. Hai người đi hai con đường khác nhau, cuối cùng hội tụ tại một điểm. Cũng chào hỏi, cũng mừng mừng tủi tủi, cũng nhắc lại chuyện xưa, nhưng tôi biết quan hệ đã không còn như trước nữa, ngượng ngùng, khách sáo. Nói thật lòng, chú tôi nhìn bề ngoài gầy gò khắc khổ, ít nói và trông có vẻ hiền lành chứ không đến nỗi dữ dằn như trong tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi vẫn không thể chuyện trò thân mật với chú được. Một bức tường vô hình đã chắn ngang trong quan hệ của chúng tôi.
Sau ngày đó thỉnh thoảng chú đến thăm ba tôi, và cũng kể từ ngày đó những đồ đạc quí giá còn sót lại trong gia đình cũng dần dần ra đi. Khi thì cái tủ lạnh, khi thì cái truyền hình trắng đen hiệu Denon 4 cửa xếp.
Mẹ nói riêng với tôi:
- cho chú, thôi kệ của đi thay người , hy vọng sau này có gì nhờ chú giúp ba con cũng đở khổ phần nào.
- cho chú, thôi kệ của đi thay người , hy vọng sau này có gì nhờ chú giúp ba con cũng đở khổ phần nào.
Mẹ nghĩ vậy thì hay vậy, chứ trong thâm tâm tôi mẹ đã không biết gì về Cộng Sản rồi. Xin tiền thì có thể chú sẽ cho nhưng để bảo lãnh cho một sĩ quan cảnh sát như ba tôi chắc chắn là không. Biết vậy, nhưng thôi cứ để mẹ bám víu một chút hy vọng dù rất mong manh. Nói một cách trung thực, từ ngày có chú đến thăm gia đình, thái độ của các công an, cán bộ phường đối với gia đình tôi cũng có chút thay đổi, không giống như những ngày đầu “mất nước”.
Nhớ lại ngay ngày mồng 2 tháng năm, vừa mới sáng sớm một đoàn người đông đảo, cán bộ có công an có ghé vào nhà, kêu ba tôi ra trình diện, ra lệnh ba tôi trong thời gian này phải ở nhà, không được đi đâu cả cho đến khi có lệnh mới. Sau đó đi một vòng quanh nhà tôi, ngang phòng khách, giật đứt chiếc điện thoại để bàn, xem giấy tờ từng người và trước khi ra về, lấy luôn chiếc đồng hồ đeo tay của ba trên đầu tủ thờ. Chiếc đồng hồ kỹ niệm của ông nội mà ba rất quý. Mẹ chắc lưỡi - thôi kệ, của đi thay người.
Một ngày cuối tháng sáu, cái ngày tôi biết chắc chắn phải đến, cuối cùng đã đến. Ba tôi nhận giấy đi trình diện học tập cải tạo dành cho đối tượng sĩ quan nguỵ quân nguỵ quyển. Địa điểm tập trung: trường Trung Học Chu Văn An. Trong giấy ghi rõ đem theo dồ dùng cá nhân để sử dụng trong 30 ngày. Nhận được giấy báo, ba mừng như thoát được gánh nặng canh cánh bao lâu nay. Ba bảo:
- Tôi nói có sai đâu bà, bây giờ hoà bình rồi họ không trả thù như hồi Mậu thân đâu. Kỳ này tôi chỉ đi học có 30 ngày mà ngay tại Sài Gòn này thôi. Xong kỳ học tập này rồi mình sẽ được đối xử như những người dân bình thường. Tôi tính gia đình mình sẽ về lại Đà Nẳng sinh sống. Có mắm ăn mắm có rau ăn rau. Khoẻ rồi, hoà bình rồi, hết chiến tranh rồi bà ơi.
Mẹ tôi, với linh cảm và yếu đuối của đàn bà, lên tận sân bayTân Sơn Nhất xin gặp chú nhờ chú giúp đở. Liếc sơ qua giấy báo trình diện học tập chú nói: - Chị đừng lo, cách mạng khoan hồng, anh cứ đi, học tập khoản môt tháng là xong. Cứ học tập thật tốt, về sớm đúng ngày, không sao đâu.
Mẹ tôi, với linh cảm và yếu đuối của đàn bà, lên tận sân bayTân Sơn Nhất xin gặp chú nhờ chú giúp đở. Liếc sơ qua giấy báo trình diện học tập chú nói: - Chị đừng lo, cách mạng khoan hồng, anh cứ đi, học tập khoản môt tháng là xong. Cứ học tập thật tốt, về sớm đúng ngày, không sao đâu.
Mẹ tôi an lòng chuẩn bị mền mùng thức ăn khô cho ba. Riêng tôi, qua trực giác và qua sách báo đã đọc, tôi nghi ngờ về chữ học tập tốt mà chú đã nhấn mạnh. Tôi biết là mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Để xoá đi ký ức của một sĩ quan cảnh sát 51 tuổi đời, 25 năm quân ngủ, và để đào tạo thành một người công dân chế độ xã hội chủ nghĩa, chắc chắn không thể là 30 ngày ngắn ngủi như thế. Tôi biết là chú đã không nói thật, và ba thì ảo tưởng hoặc có thể đã biết nhưng muốn che dấu mẹ, cố gượng vui chờ ngày lên đường trình diện. Có những đêm thức giấc giữa đêm khuya tôi thấy ba ngồi lặng lẽ và hút thuốc liên tục ngoài hiên. Đôi vai như quằn xuống, tôi chua xót nhận ra chỉ trong một thời gian quá ngắn ba đã già đi rất nhiều. Trong cái bóng tối mênh mông, tôi cảm thấy mình nhỏ bé và vô dụng vô cùng.
Một ngày trước khi đi, ba dặn riêng tôi không cho mẹ biết, hai cha con ra chợ Bến Thành. Ba nói ba còn để dành 2 lượng vàng, bán xong con nhớ đem về cất riêng, khi nào mẹ và các em cần tiền thì con đưa cho mẹ. Ba không biết khi nào về, con nhớ phụ mẹ lo cho các em. Thì ra ba không ngây thơ như tôi tưởng, tất cả nụ cười trên khuôn mặt ba thường ngày chỉ là giả tạo. Không có mẹ bên cạnh, ánh mắt ba bây giờ mới là thực. Nhìn khuôn mặt hoang mang đến tội nghiệp của ba ,tôi thấy mắt mình cay cay. Thương ba vô cùng.
Cuộc mua bán 2 lượng vàng diễn ra nhanh chóng và lén lút. Tôi ngồi canh chừng công an, ba đưa vàng, người bán đếm tiền gói lại đưa cho ba, ba đưa tôi. Liếc ngang liếc dọc, bỏ vô túi xách, ôm kè kè bên mình, về nhà cất kỹ trong két khoá lại, phòng khi bất trắc.
Sáng sớm hôm sau, không nhớ ngày, tháng 8 năm 1975, Ba từ giả gia đình đi trình diện. Ba ôm mẹ, hôn các em. Mẹ, các em đều khóc. Bé út khóc to nhất. Tôi ráng cắn chặt răng, mắt cay xè, hối hả đạp xe chở ba đến trường Chu Văn An. Không ai nghỉ rằng, đó là lần cuối cùng mẹ và các em gặp ba. Trước cổng trường, đông nghẹt những người đi trình diện và những thân nhân lóng ngóng bên ngoài. Tay xách ba lô, ba lủi thủi đi vào, trước khi bước qua cánh cửa sắt có mấy tên công an đứng gác, ba quay lại nhìn tôi như nhắc nhở con nhớ thay ba lo cho mẹ và các em. Khi bóng ba mờ khuất sau dãy lớp, nỗi đớn đau kềm hảm bấy lâu vỡ oà, tôi khóc ngon lành như một đúa trẻ. Tôi biết rằng ngày ba trở về còn xa lắc xa lơ.
Sáng sớm hôm sau, không nhớ ngày, tháng 8 năm 1975, Ba từ giả gia đình đi trình diện. Ba ôm mẹ, hôn các em. Mẹ, các em đều khóc. Bé út khóc to nhất. Tôi ráng cắn chặt răng, mắt cay xè, hối hả đạp xe chở ba đến trường Chu Văn An. Không ai nghỉ rằng, đó là lần cuối cùng mẹ và các em gặp ba. Trước cổng trường, đông nghẹt những người đi trình diện và những thân nhân lóng ngóng bên ngoài. Tay xách ba lô, ba lủi thủi đi vào, trước khi bước qua cánh cửa sắt có mấy tên công an đứng gác, ba quay lại nhìn tôi như nhắc nhở con nhớ thay ba lo cho mẹ và các em. Khi bóng ba mờ khuất sau dãy lớp, nỗi đớn đau kềm hảm bấy lâu vỡ oà, tôi khóc ngon lành như một đúa trẻ. Tôi biết rằng ngày ba trở về còn xa lắc xa lơ.
Từ khi ba đi, căn nhà trở nên vắng vẻ vô cùng. Mẹ phần lo chạy gạo hằng ngày, phần lo lắng nhớ ba, gầy đi trông thấy. Tuy nhiên mẹ vẫn hy vọng 1 tháng sẽ trôi qua nhanh chóng, ba trở về và mọi chuyện sẽ trở lại như xưa. 30 ngày rồi 45 ngày trôi qua, tôi và mẹ bắt đầu sốt ruột lo lắng. Mẹ cứ mỗi ngày hết đi ra lại đi vào, hết lên phường hỏi thăm rồi lại lên Tân Sơn Nhất tìm gặp chú. Vẫn là 1 câu trả lời:
- Chắc sắp được về thôi. Anh học tập tốt thì cách mạng sẽ cho về, chị đừng lo.
Câu chị đừng lo càng lúc càng trở thành vô dụng khi bao tháng trôi qua, vẫn không một tin tức gì về ba. Vừa phải lo cuộc sống vừa phải chạy đôn chạy đáo hỏi thăm đầu này đầu nọ, mẹ già hẳn đi. Cuộc sống càng ngày càng khó khăn cho một gia đình 11 miệng ăn. Đồng lương ít ỏi của tôi không đủ nuôi sống cả gia đình, mẹ bắt đầu đem đồ đạc trong nhà ra chợ bán. Chú thì thỉnh thoảng vẫn ghé thăm nhưng thưa thớt hơn nhiều. Có lẽ vì bận rộn nhưng cũng có lẽ sợ không biết phải trả lời sao với mẹ. Không lẽ đợi anh học tập tốt, cách mạng khoan hồng, hay là chắc mai về khi mà ngày mai của chú có thể là một ngày không bao giờ đến.
Thấm thoát rồi cũng qua một năm. Mẹ vẫn mỏi mòn chờ đợi trong vô vọng, ba vẫn biền biệt phương nào. Không một tin tức, không một dấu vết, dù nhỏ nhoi. Những đồ vật có giá cuối cùng trong nhà cũng đã bán hết. Hai mẹ con ôm nhau khóc. Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến số tiền bán 2 cây vàng dấu trên gác.
Một số tiền khá lớn thời bấy giờ. Ai ngờ khi mở gói tiền tôi sững sờ nhìn thấy nguyên bó tiền chỉ có hai tờ đầu là tiền thật , ở giữa toàn là giấy báo.
Thì ra lợi dụng việc mua bán chui lén lút, vừa bán vừa canh chừng công an, khi đưa tiền, người bán đã tráo đổi gói tiền đang đếm bằng gói tiền gói sẵn. Cho đến khi chết chắc ba cũng không thể ngờ những đồng tiền cuối cùng ba để dành cho mẹ là con số không to tướng.
Trong những tháng năm sau đó, cuộc sống càng ngày càng khó khăn. Không còn cách nào khác , mẹ vẫn mỗi ngày tiếp tục ra bán chui trước chợ Tân Định. Sạp hàng là một tấm vải ni lông, cột dây bốn góc để dễ túm lại khi có công an đến. Thời đó buôn bán trên vĩa hè là phạm pháp. Vừa mua bán vừa láo liên canh chừng công an. Nếu công an tới thì túm tấm nilông bỏ chạy vào nhà lồng chợ. Công an đi khỏi, đem hàng ra bày bán tiếp. Đồ bán khi thì một đôi giày, một chiếc áo củ hay có khi chỉ là lớp vải lông thú tách ra từ những chiếc áo lính ngày xưa.
Có gì bán nấy. Khởi đầu là đồ đạc trong nhà, sau đó là đồ mua lại từ những người có cùng hoàn cảnh đem bán. Cũng có khi là đồ chôm đồ chỉa, cũng lây lất qua ngày. Các em còn qúa nhỏ, chỉ mình tôi với mẹ, sĩ diện, lòng tự trọng của một kỹ sư cũng đem chôn chặt trong lòng. Tôi mỗi ngày, sau giờ làm việc cũng ra phụ mẹ, cũng chạy ra chạy vào, cũng cặp mắt láo liên, vừa bán vừa mua, vừa canh chừng công an. Trong những ngày vô cùng khốn khó đó, thỉnh thoảng chợt nhớ về thời thơ ấu cũ lòng thật buồn. Những ngày tươi đẹp ấy đã quá xa. Những lo lắng về cuộc sống và một tương lai mù mịt, làm tôi trở nên lạnh lùng chai đá. Dù rằng cũng có đôi khi, tôi một mình khóc thầm trong đêm.
Như một định mệnh, trong những ngày cùng cực khốn khó đó tôi gặp C. vợ tôi bây giờ. Người ta hay nói vợ chồng là duyên là nợ. Điều này rất đúng với chúng tôi. Trước 75 tôi và C. cùng làm chung tại Trung Tâm Bưu Chính Viễn Thông thuộc Bưu Điện thành phố Sài Gòn. Gặp nhau thường xuyên nhưng ít khi nói chuyện.
Nàng làm thư ký cho Desai, giám đốc chương trình đào tạo của Liên Hiệp Quốc. Hồi đó C là một người đẹp, nhiều người theo đuổi.
Tôi là kỹ sư mới ra trường. Tốt nghiệp Bách Khoa Phú Thọ, tôi chọn vào Trung Tâm vì tại đó có học bổng đi học cao học về viễn thông. Tôi ghét cái kênh kiệu và lạnh lùng của nàng. Nàng thì ghét cái giọng Huế nặng trịch của tôi. Tôi càng ghét nàng khi bài thi xếp hạng để đi du học của tôi bị cộng sai điểm. Tôi khiếu nại không được. Và vì vậy tôi bị sắp đi đợt 2 vào tháng 12 thay vì đợt đầu vào tháng giêng năm 75.
Chuyến đi du học tháng 12 bị bãi bỏ do biến cố 75. Tự an ủi xem như chưa có số xuất ngoại dù trong lòng tôi buồn và tưng tức. Có lẽ, do nợ tôi một món ân tình quá lớn nên sau này nàng đã phải trả lại tôi gấp nhiều lần hơn. Cùng hoàn cảnh, cùng thuộc gia đình ngụy quân ngụy quyền, cùng ghét Việt Cộng như nhau, chúng tôi gặp nhau thường xuyên trong những lần đi nghe các buổi nói chuyện về chính trị, về chủ nghĩa Mac Lenin. Chúng tôi thường chọn ngồi dưới hàng ghế cuối cùng. Để ngáp, và để ngủ không bị để ý. Những hàng ghế cuối cùng trở thành nơi chúng tôi chia sẻ những đắng cay, những mất mát và những yêu thương. Cuối cùng chúng tôi quyết định nên vợ nên chồng. Dám yêu đứa con cảnh sát chế độ cũ, tương lai mờ mờ mịt mịt, chắc chắn chỉ có thể nàng đã quá yêu tôi.
Đám cưới được tổ chức đơn giản. Không rễ phụ không dâu phụ, không rước dâu. Lạy cha mẹ, lạy bàn thờ gia tộc hai bên, đơn giản chỉ như vậy. Chỉ một số ít bạn bè thân thiết và bà con gần. Không có gì phải phô trương khi ba tôi vẫn mịt mù đâu đó trong trại cải tạo, không biết sống chết ra sao. Em yêu tôi và tôi cũng rất yêu em. Thế là đủ.
Chuyến đi du học tháng 12 bị bãi bỏ do biến cố 75. Tự an ủi xem như chưa có số xuất ngoại dù trong lòng tôi buồn và tưng tức. Có lẽ, do nợ tôi một món ân tình quá lớn nên sau này nàng đã phải trả lại tôi gấp nhiều lần hơn. Cùng hoàn cảnh, cùng thuộc gia đình ngụy quân ngụy quyền, cùng ghét Việt Cộng như nhau, chúng tôi gặp nhau thường xuyên trong những lần đi nghe các buổi nói chuyện về chính trị, về chủ nghĩa Mac Lenin. Chúng tôi thường chọn ngồi dưới hàng ghế cuối cùng. Để ngáp, và để ngủ không bị để ý. Những hàng ghế cuối cùng trở thành nơi chúng tôi chia sẻ những đắng cay, những mất mát và những yêu thương. Cuối cùng chúng tôi quyết định nên vợ nên chồng. Dám yêu đứa con cảnh sát chế độ cũ, tương lai mờ mờ mịt mịt, chắc chắn chỉ có thể nàng đã quá yêu tôi.
Đám cưới được tổ chức đơn giản. Không rễ phụ không dâu phụ, không rước dâu. Lạy cha mẹ, lạy bàn thờ gia tộc hai bên, đơn giản chỉ như vậy. Chỉ một số ít bạn bè thân thiết và bà con gần. Không có gì phải phô trương khi ba tôi vẫn mịt mù đâu đó trong trại cải tạo, không biết sống chết ra sao. Em yêu tôi và tôi cũng rất yêu em. Thế là đủ.
Một ngày trước đám cưới chúng tôi nhận được giấy báo từ phường Yêu cầu gia đình ra khỏi nhà trong vòng 48 giờ. Lý do gia đình thuộc diện 28, sĩ quan cảnh sát làm việc cho chế độ Mỹ nguỵ. Giấy báo còn cho biết phường sẳn sàng giúp đở, tạo mọi điều kiện để gia đình có thể lập nghiệp trên vùng kinh tế mới.
Kết thúc vội vàng buổi tiệc mừng đám cưới, hai vợ chồng đạp xe lên sân bay Tân Sơn Nhất xin chú can thiệp giúp đở. Chú nói:
- theo chú thấy đi kinh tế mới dầu sao cũng tốt cho mẹ và các cháu. Cực khổ lúc ban đầu nhưng sau này sẽ khá hơn. Hồi chú ở ngoài Bắc cực khổ hơn gấp trăm lần, có sao đâu. Sau này ba con về còn có chỗ sinh sống.
Trả lời như chú vậy thì chẳng thà nói với đầu gối sướng hơn. Hai đứa chỉ biết nhìn nhau, thầm nghĩ với tình thế này chắc cũng phải lên đường đi lập nghiệp trên vùng đất mới mà thôi. Trong lúc cùng đường, vợ tôi chợt nhớ đến ông xếp cũ từ thời trước 75, một kỹ sư tốt nghiệp từ Pháp, cựu giám đốc bưu điện nay là cán bộ cao cấp làm việc trong thành uỷ. Nghe trình bày hoàn cảnh, nghĩ đến mối giao tình thầy trò ngày xưa, ông nói để ông xuống phường xem thử. Không hiểu ông can thiệp như thế nào, hai ngày sau phường gửi giấy quyết định cho gia đình tạm thời ở lại cho đến khi chồng đi cải tạo trở về. Nói theo ngôn ngữ bóng đá bây giờ, vợ tôi đã cứu gia đình tôi một bàn thua trông thấy vào phút 90.
Trả lời như chú vậy thì chẳng thà nói với đầu gối sướng hơn. Hai đứa chỉ biết nhìn nhau, thầm nghĩ với tình thế này chắc cũng phải lên đường đi lập nghiệp trên vùng đất mới mà thôi. Trong lúc cùng đường, vợ tôi chợt nhớ đến ông xếp cũ từ thời trước 75, một kỹ sư tốt nghiệp từ Pháp, cựu giám đốc bưu điện nay là cán bộ cao cấp làm việc trong thành uỷ. Nghe trình bày hoàn cảnh, nghĩ đến mối giao tình thầy trò ngày xưa, ông nói để ông xuống phường xem thử. Không hiểu ông can thiệp như thế nào, hai ngày sau phường gửi giấy quyết định cho gia đình tạm thời ở lại cho đến khi chồng đi cải tạo trở về. Nói theo ngôn ngữ bóng đá bây giờ, vợ tôi đã cứu gia đình tôi một bàn thua trông thấy vào phút 90.
Từ khi lập gia đình, tuy có thêm đồng lương của vợ tôi, nhưng vẫn không thể nào đủ cho một gia đình 11 miệng ăn. Bán chợ chạy của mẹ thì vất vả mà thu nhập quá kém cỏi. Hai đứa bắt đầu làm thêm đủ thứ ngành nghề.
Khởi đầu là nuôi heo. Nhờ giấy giới thiệu của cơ quan, mỗi tháng vợ tôi được mua một cặp heo con với giá rẻ. Chiếc cầu tiêu duy nhất tuy nhỏ cũng được ngăn ra dành chỗ để nuôi 2 con heo mọi mới đẻ. Mỗi ngày đi tiêu đi tiểu trong tiếng kêu ủn ỉn của chúng, mới đầu rất khó chịu, nhưng rồi nghe riết cũng quen, cũng ghiền. Nuôi 1, 2 tháng, đem ra chợ bán. Lại lên trại mua 2 con khác nuôi tiếp.
Chỉ nuôi heo không cũng chưa ăn thua. Bắt đầu nuôi thêm gà công nghiệp. Cũng xin giấy giới thiệu lên trại gà mua vài chục gà con, nuôi vài tháng hơi lớn lớn rồi đem bán. Được vài tháng xuông sẻ, gặp mùa toi dịch, gà heo chết hàng loạt, cụt vốn, hai vợ chồng nhảy qua làm bánh đậu xanh, khô, ướt. Mẹ ngâm, đãi đậu, tôi cắt giấy, vợ tôi gói. Mỗi chiều đi làm về, hai vợ chồng đèo nhau trên chiếc xe đạp cũ kỷ đi giao bánh cho mấy tiệm ăn quanh xóm. Không phải bán đứt, ký gửi thì đúng hơn. Giao bánh, vài ngày sau quay lại. Bán hết thì lấy tiền, giao bánh mới. Gặp lúc bán không hết, bị mốc, đem về không biết làm gì cho hết, trộn vô cám cho heo gà ăn.
Cứ vậy, những tháng ngày tiếp tục trôi. Vợ chồng ốm tong ốm teo như ma đói, nhưng cũng phải ráng chịu cực mong đợi ngày ba về.
Đến một ngày đầu tháng 2 năm 1978, bỗng nhiên chúng tôi nhận được thư ba, lần đầu tiên. Góc thư tôi còn nhớ rõ địa chỉ Trại K2 Tân Lập, Vĩnh Phú. Trong thơ ba hỏi thăm mẹ và các em. Ba kể ba đang học tập cải tạo tốt. Thư ngắn chưa đầy một trang giấy. Ba nhắc tôi ráng chăm sóc mẹ và các em. Đợi ngày ba về. Miền bắc lúc đó đối với tôi vô cùng xa lạ. Nếu có biết cũng chỉ biết qua sách vở. Vĩnh Phú ở đâu, ra sao, xa xôi như thế nào, không quan trọng, ít nhất là ba vẫn còn sống.
Đến một ngày đầu tháng 2 năm 1978, bỗng nhiên chúng tôi nhận được thư ba, lần đầu tiên. Góc thư tôi còn nhớ rõ địa chỉ Trại K2 Tân Lập, Vĩnh Phú. Trong thơ ba hỏi thăm mẹ và các em. Ba kể ba đang học tập cải tạo tốt. Thư ngắn chưa đầy một trang giấy. Ba nhắc tôi ráng chăm sóc mẹ và các em. Đợi ngày ba về. Miền bắc lúc đó đối với tôi vô cùng xa lạ. Nếu có biết cũng chỉ biết qua sách vở. Vĩnh Phú ở đâu, ra sao, xa xôi như thế nào, không quan trọng, ít nhất là ba vẫn còn sống.
Thế là đủ. Quá mừng rỡ mẹ biểu tôi viết thư thăm ba và mỗi đứa em viết một câu cho ba. Mẹ nói tôi kể cho ba về cuộc sống ngoài này. Tôi ầm ừ cho qua chuyện, trong thư chỉ viết là nhớ ba, mong ba học tập tiến bộ để sớm về với gia đình. Tôi không kể về cuộc sống gia đình từ ngày ba đi. Không lẽ cho ba hay rằng căn nhà đã bị tịch thu, gia đình suýt nữa bị đi kinh tế mới, hay lại kể với ba rằng mẹ mỗi ngày đang bán từng chiếc áo cũ của ba ngoài lề đường. Hoặc kể cho ba chuyện 2 cây vàng. Thôi thì cứ để ba vui khi nghĩ rằng vợ và các con của ba dù là con của sĩ quan chế độ Mỹ nguỵ, vẫn được cách mạng đùm bọc thương yêu. Thôi thì cứ như vậy cho ba yên lòng và ít nhất thư cũng đến được với ba. Kể từ hôm đó khoảng hơn mỗi tháng một lần gia đình tiếp tục nhận được thư ba. Mỗi lần chỉ hơn một trang giấy, nhưng cũng mang đến cho chúng tôi một niềm vui và hy vọng. Sẽ có ngày ba trở về.
Cho đến một ngày, Cũng từ K2 trại cải tạo Tân Lập Vĩnh Phú. Cũng nội dung ba đang học tập tốt, cán bộ đố xử với ba rất tốt, cũng khuyên các con cố gắng học tập trở thành cháu ngoan của “Bác”, nhưng nét chữ run run, nguyệc ngoạc, khó đọc và ngắn hơn rất nhiều so với các thư trước. Mẹ và các em vẫn mừng rở như mọi lần, nhưng riêng tôi linh cảm một điều gì đó không hay đang xảy ra. Hai vợ chồng đem thư ba lên phòng đọc đi đọc lại nhiều lần. Hình như chữ “tốt” (học tập tốt, sức khoẻ ba vẫn rất tốt được viết đậm hơn, to hơn các chữ khác). Chữ ba viết quá xấu so với bình thường. Rất bất thường. Không tốt nghĩa là xấu. Không khoẻ nghĩa là bịnh.
Quá lo lắng, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện đi thăm ba. Lên phường xin giấy phép đi ra Bắc, bị từ chối. Phải có giấy phép thăm nuôi từ trại gửi về. Hồi đó muốn đi Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, người dân bình thường như tôi phải làm đơn xin phép, phải có lý do chính đáng và phải có người bảo lãnh. Thời gian được cấp giấy phép thường rất lâu nhất là đối với những gia dình thuộc diện nguỵ quân nguỵ quyền như chúng tôi. Lên gặp chú nhờ chú can thiệp giúp đở, chú nói cũng y hệt như mấy ông cán bộ phường:
- khi nào họ cho phép thăm nuôi thì ba con sẽ gửi giấy tờ về.
Chú trả lời như vậy thì kể như không nói. Thật lo lắng cho ba, nhưng không biết làm sao, đêm đêm tôi chỉ biết cầu nguyện cho ba sức khoẻ, và mong chờ một phép lạ. Và phép lạ cuối cùng cũng đã xảy ra
Chú trả lời như vậy thì kể như không nói. Thật lo lắng cho ba, nhưng không biết làm sao, đêm đêm tôi chỉ biết cầu nguyện cho ba sức khoẻ, và mong chờ một phép lạ. Và phép lạ cuối cùng cũng đã xảy ra
Ở hiền gặp lành. Tháng 8 hiệu trưởng loan báo có đợt cho nhân viên và giáo viên trường Bưu Điện đi tham quan miền bắc xã hội chủ nghĩa và du ngoạn tại bãi biển Đồ Sơn 1 tuần. Tôi và vợ tôi có tên trong danh sách được đi. Lúc đó vợ tôi đang mang thai đứa con đầu được 5 tháng. Phần làm việc vất vả, phần thể trạng yếu đuối, khộng dám đi xa, vợ tôi đành ở nhà. Tôi đi ra miền bắc một mình. Không phải vì yêu “Hà Nội xã hội chủ nghĩa” cũng không phải để tắm biển Đồ Sơn, mà trong lòng tôi đang hình thành một kế hoạch đi tìm ba.
Cả đoàn đi ra Hà Nội bằng xe lửa. Chuyến đi gồm hai phần. Phần đầu là phần nghe giảng về chính trị, về chủ nghĩa Mac Lenin, về miền bắc xã hội chủ nghĩa 4 ngày tại Hà Nội. (Phần này bắt buộc không ai được vắng mặt). Phần sau 3 ngày là về nghỉ ngơi vui chơi tại bãi biển Đồ Sơn. Phần này kỹ luật tương đối lỏng lẻo hơn. Đa số các cán bộ quê miền Bắc nhân thời gian này tranh thủ về thăm gia đình, chỉ có những người miền Nam lần đầu tiên ra Bắc là theo đoàn về Đồ Sơn. Tôi thì đã có kế hoạch từ trước xin trưởng đoàn ở lại Hà Nội với lý do thăm gia đình ông chú ruột là trung tá Chính ủy đơn vị phòng không không quân. Cũng phải viện một lý do gì đó để đơn xin có trọng lượng. Cũng phải cho trưởng đoàn biết là con nguỵ nhưng cũng có bà con là cán bộ cộng sản dù trong thâm tâm tôi biết ông chú đi cách mạng có cũng như không, khó nhờ vả sơ múi gì đuợc. Hồn ai người nấy giữ.
Cả đoàn đi ra Hà Nội bằng xe lửa. Chuyến đi gồm hai phần. Phần đầu là phần nghe giảng về chính trị, về chủ nghĩa Mac Lenin, về miền bắc xã hội chủ nghĩa 4 ngày tại Hà Nội. (Phần này bắt buộc không ai được vắng mặt). Phần sau 3 ngày là về nghỉ ngơi vui chơi tại bãi biển Đồ Sơn. Phần này kỹ luật tương đối lỏng lẻo hơn. Đa số các cán bộ quê miền Bắc nhân thời gian này tranh thủ về thăm gia đình, chỉ có những người miền Nam lần đầu tiên ra Bắc là theo đoàn về Đồ Sơn. Tôi thì đã có kế hoạch từ trước xin trưởng đoàn ở lại Hà Nội với lý do thăm gia đình ông chú ruột là trung tá Chính ủy đơn vị phòng không không quân. Cũng phải viện một lý do gì đó để đơn xin có trọng lượng. Cũng phải cho trưởng đoàn biết là con nguỵ nhưng cũng có bà con là cán bộ cộng sản dù trong thâm tâm tôi biết ông chú đi cách mạng có cũng như không, khó nhờ vả sơ múi gì đuợc. Hồn ai người nấy giữ.
Thế là những ngày đầu thánh 9 năm 1978, tôi bắt đầu chuyến hành trình tìm cha. Chưa một lần ra miền Bắc. Với tôi tất cả đều xa lạ. Manh mối duy nhất là địa chỉ trên thư: K2 Trại cải tạo Tân Lập Vĩnh Phú. Phương tiện di chuyển: chiếc xe đạp Phượng Hoàng mượn của ông chú.
Sáng mồng 3 tôi bắt đầu ra đi từ nhà chú: khu Tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Trạm đầu tiên: Ga xe lửa Hàng Cỏ. Hỏi thăm các người bán hàng rong ở ga. Vĩnh phú thì nhiều người biết nhưng trại Tân Lập ở đâu thì không ai hay. Thôi thì cứ lên tàu đi về hướng Vĩnh Phú trước đã.
Sáng mồng 3 tôi bắt đầu ra đi từ nhà chú: khu Tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Trạm đầu tiên: Ga xe lửa Hàng Cỏ. Hỏi thăm các người bán hàng rong ở ga. Vĩnh phú thì nhiều người biết nhưng trại Tân Lập ở đâu thì không ai hay. Thôi thì cứ lên tàu đi về hướng Vĩnh Phú trước đã.
Đúng là tàu chợ, xe lửa thì củ kỹ, hôi hám, trên các toa đông nghịt người, đa số là người lao động và người bán hàng rong. Vì vướng chiếc xe đạp, chật vật lắm tôi mới leo được lên toa cuối cùng khi tàu bắt đầu chuyển bánh. Vì lên sau cùng, tàu đông kịt người, chỗ đứng chổ ngồi hầu như không còn, tôi ngồi xuống một khoảng trống sát vách cầu tiêu. Lần đầu tiên tôi cảm thấy nỗi cô đơn giữa một rừng người cùng tiếng nói, cùng một màu da.
Mỗi một trạm tàu dừng, tôi đều hỏi thăm những người khách và những em bé bán chè xanh nhảy lên từ mỗi trạm. Cuối cùng cũng có được một tin tức mơ hồ từ một em bé:
- Có lần đi bán nước chè, em có gặp một đoàn người hình như ở trong nam ra vì không giống người ngoài này, đi lao động, hình như ở gần ga Ấm thượng, Vĩnh Phú. Em bé nói thêm hình như có trại giam giữ những người miền nam gần đó.
Tôi bám tàu đi tiếp. Tàu lắc lư đi về hướng Cao Bằng Lạng Sơn. Mùi hôi thúi bốc lên từ cái cầu tiêu công cộng cộng hoà quyện vào cái mùi mô hôi của hàng trăm người đứng ngồi lóc nhóc không làm tôi bận tâm. Tôi mãi suy nghĩ khi nào thì đến ga Ấm Thượng?. Vì không nhìn được qua cửa sổ, tôi đành nhờ một bà lão ngồi sát cửa sổ nhắc giùm khi đến ga.
Tôi bám tàu đi tiếp. Tàu lắc lư đi về hướng Cao Bằng Lạng Sơn. Mùi hôi thúi bốc lên từ cái cầu tiêu công cộng cộng hoà quyện vào cái mùi mô hôi của hàng trăm người đứng ngồi lóc nhóc không làm tôi bận tâm. Tôi mãi suy nghĩ khi nào thì đến ga Ấm Thượng?. Vì không nhìn được qua cửa sổ, tôi đành nhờ một bà lão ngồi sát cửa sổ nhắc giùm khi đến ga.
Xuống được ga Ấm Thượng thì cũng đã giữa trưa. Phải nói là trạm thì đúng hơn. Nhà ga là một căn nhà nhỏ, vách lá, trống huơ trống hoắc. Vùng đất thật hoang vu, dân di lại thưa thớt. Ra khỏi ga là một con đường đất đỏ duy nhất về một làng nào đó ở xa xa. Tôi vừa đi, vừa hỏi đường. Hỏi xem có ai biết về trại Tân Lập không? Không ai biết. Phải đến lần thứ 9 hay thứ 10 gì đó, khi tôi đã vào sâu khoảng 5, 7 cây số, mới có được câu trả lời tương đối rõ ràng:
- Phải đi thêm 20 đến 25 Km về phía dãy núi, bên này là Trại Tân lập, bên kia là biên giới Trung Quốc.
Đoạn đường đi xa diệu vợi, chân tay rã rời, đôi khi tôi kiệt sức muốn bỏ cuộc quay về. Nhưng nghĩ đến ba, tôi gắng gượng tiếp tục lên đường. Con đường càng vào sâu càng lúc càng khó đi. Khi thì ngoằn nghèo, khi thì lồi lõm. Có những đoạn không đạp xe được vì mưa trơn trợt, tôi xuống xe dắt bộ. Nhà cửa càng lúc càng thưa thớt, càng ít người qua lại. Tôi vừa mệt, vừa sợ, vừa đi vừa nhìn chung quanh, dáo da, dáo dác. Nói thật lúc đó có ai nhảy ra, phang cho mình một gậy, cướp xe đạp, vất xác xuống ven đường, chắc cũng không ai hay.
Đoạn đường đi xa diệu vợi, chân tay rã rời, đôi khi tôi kiệt sức muốn bỏ cuộc quay về. Nhưng nghĩ đến ba, tôi gắng gượng tiếp tục lên đường. Con đường càng vào sâu càng lúc càng khó đi. Khi thì ngoằn nghèo, khi thì lồi lõm. Có những đoạn không đạp xe được vì mưa trơn trợt, tôi xuống xe dắt bộ. Nhà cửa càng lúc càng thưa thớt, càng ít người qua lại. Tôi vừa mệt, vừa sợ, vừa đi vừa nhìn chung quanh, dáo da, dáo dác. Nói thật lúc đó có ai nhảy ra, phang cho mình một gậy, cướp xe đạp, vất xác xuống ven đường, chắc cũng không ai hay.
Từ cha sinh mẹ đẻ đến nay có bao giờ tôi đi đâu một mình như thế này đâu. Hồi nhỏ thì có cha có mẹ, vào trường thì có bạn có bè. Đi đâu cũng đi với người này hay người khác. Ngay cả khi đi trồng cây si, cũng rủ thêm Trường Thọ hay Quốc Chính (đã mất) cùng đi. Đi đâu cũng xe đạp hay xe Jeep của Ba. Đi bộ thì nhiều nhất là một cây số. Chạy thì nhiều nhất một vòng sân trường là thở dốc. Vừa mệt vừa sợ cướp, vừa sợ ma, tôi vừa đạp xe vừa lẩm bẩm cầu nguyện, nhiều lúc nản quá muốn quay về. Rồi lại nhớ đến ba, nhớ đến khuôn mặt buồn thê thảm của ba trước cổng trường Chu Văn An ngày nào, tôi lại lê lết lên đường đi tiếp.
Đúng là lê là lết. Đường càng lúc càng khó đi. Mưa phùn, đường hẹp, đất bùn quyện nước mưa nhão nhoẹt bám vào bánh xe càng làm nặng nề. Tôi bắt đầu cảm thấy lạnh. Một cái lạnh cắt da cắt thịt. Nhưng nỗi khổ chưa dừng ở đó. Trên con đường độc đạo duy nhất về trại Cải tạo Tân Lập, tôi phải vượt qua hai con sông.
Quen với cái hiền hoà của giòng sông Hương thuở nhỏ, chưa bao giờ tôi thấy con sông nước chảy dữ dằn như vậy. Dòng nước đục ngầu và đỏ như máu chảy cuồn cuộn. Đứng bên này nhìn thấy bờ bên kia nhưng không biết cách nào qua. Không cầu không cống. Không một bóng người. Men theo bờ sông, tôi đi về hướng ánh đèn leo lét xa xa. Hỏi thăm, thì ra muốn qua sông thì đi một đoạn nơi có bờ đá dô ra ở mé sông, chụm hai tay gọi lớn sang bên bờ bên kia “ Đò ơi…ơi” Thế là từ bên kia bờ, chênh chếch phía trên có một thuyền nhỏ một người chèo qua. Nói thì rất dễ dàng nhưng để băng qua được bên này không dễ chút nào. Khoảng cách hai bên bờ không lớn lắm, nhưng do nước chảy xiết, từ bên kia muốn qua bên này, người lái đò phải khéo léo dựa theo dòng nước chảy, từ trên xa trôi xuống, tắp đúng vào kè đá nơi tôi đứng. Điều khiển không khéo thì thuyền lật như chơi, còn nếu không thì thuyền tắp xuống quá kè đá, không đúng chỗ đón khách.
Đúng là lê là lết. Đường càng lúc càng khó đi. Mưa phùn, đường hẹp, đất bùn quyện nước mưa nhão nhoẹt bám vào bánh xe càng làm nặng nề. Tôi bắt đầu cảm thấy lạnh. Một cái lạnh cắt da cắt thịt. Nhưng nỗi khổ chưa dừng ở đó. Trên con đường độc đạo duy nhất về trại Cải tạo Tân Lập, tôi phải vượt qua hai con sông.
Quen với cái hiền hoà của giòng sông Hương thuở nhỏ, chưa bao giờ tôi thấy con sông nước chảy dữ dằn như vậy. Dòng nước đục ngầu và đỏ như máu chảy cuồn cuộn. Đứng bên này nhìn thấy bờ bên kia nhưng không biết cách nào qua. Không cầu không cống. Không một bóng người. Men theo bờ sông, tôi đi về hướng ánh đèn leo lét xa xa. Hỏi thăm, thì ra muốn qua sông thì đi một đoạn nơi có bờ đá dô ra ở mé sông, chụm hai tay gọi lớn sang bên bờ bên kia “ Đò ơi…ơi” Thế là từ bên kia bờ, chênh chếch phía trên có một thuyền nhỏ một người chèo qua. Nói thì rất dễ dàng nhưng để băng qua được bên này không dễ chút nào. Khoảng cách hai bên bờ không lớn lắm, nhưng do nước chảy xiết, từ bên kia muốn qua bên này, người lái đò phải khéo léo dựa theo dòng nước chảy, từ trên xa trôi xuống, tắp đúng vào kè đá nơi tôi đứng. Điều khiển không khéo thì thuyền lật như chơi, còn nếu không thì thuyền tắp xuống quá kè đá, không đúng chỗ đón khách.
Bác lái đò giúp tôi đưa xe đạp và tôi xuống thuyền. Nhìn người lái đò, nhìn dòng nước sông dục ngầu cuồn cuộn chảy, tôi nhớ các đoạn văn của Nhất Linh, của Khái Hưng thời Tự Lực Văn Đoàn kể về các tỉnh miền Bắc xa xôi này. Hình như nơi đây, bánh xe thời gian đã ngừng lại. Giống y chang như trong các bài văn ngày nào. Vẫn như xưa, nếu không nói là cũ kỷ hơn, nghèo khổ hơn. Và có lẽ vì vậy người dân ở miền đất sát biên giới Việt Trung này hiền lành và chơn chất gấp vạn lần những con người tôi găp ở Hà Nội. Vì vậy, may mắn tôi vẫn còn cái mạng quay về.
Đi thêm một đoạn dài, vượt qua thêm một nhánh sông tương tự thì trời đã tối đen. Lúc này tôi không còn đạp xe được nửa. Tôi dắt xe, vừa đi vừa run cầm cập. Dân thành thị như tôi, lần đầu tiên mới cảm thấy nỗi sợ hãi cùng cực khi một mình giữa đồng không mông quạnh, âm thanh là tiếng côn trùng ếch nhái, thỉnh thoảng là những ánh đom dóm lập loè. Lại thêm cái lạnh cắt da của ban đêm và mưa phùn miền Bắc. Khổ không thể cực khổ hơn. Sợ không thể nào sợ hơn. Nếu không vì ba tôi đã bỏ cuộc từ lâu. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng gặp được một căn chòi trống ven đường. Đây có thể là nơi tạm trú của những nông dân hay của những em bé chăn trâu nào đó.
Căn nhà (cái chòi thì đúng hơn) nhỏ xíu, trống không, có một cửa bằng tre nhỏ xíu. Đặt chiếc xe đạp sát vách, tôi ngồi xuống tựa lưng nghỉ mệt. Có thể nói trong đời đây là căn nhà ấm áp nhất mà tôi từng ở dù rằng những giọt mưa vẫn từ các khe hở nhỏ xuống lạnh buốt. Bây giờ mới cảm thấy đói. Bửa ăn tối đầu tiên trên miền đất tận cùngbiên giới của người con đi tìm cha đang học tập cải tạo là một cái bánh bao không nhưn mua vội trên tàu. Cái gọi là bánh bao thật ra chỉ là một cục bột hôi mốc nhờ mưa ẩm ướt làm mềm đi nếu không chắc sẽ cứng như đá. Nhưng không sao, khi đói thì đất cát vẫn thấy ngon như thường. Vừa ăn tôi vừa cố nuốt đi những giọt nước mắt. Cùng với cơn lạnh ban đêm, dù trải qua một ngày không ngủ, mệt lã, tôi vẫn không tài nào chợp mắt được. Tôi ngồi bó gối co ro ở một góc nhà. Lần đầu tiên tôi thấy cái vô tận của đêm dài.
Trời vừa hơi sáng là tôi lên đường ngay. Đi thêm một chặng đường đất khá dài, khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ, cuối cùng tôi cũng đến được trại Tân Lập. Thật ra cái tôi gặp đầu tiên ở giữa cái đồng không cô quạnh này là một ngôi nhà tranh, tương đối lớn, phía trước có treo một tấm bảng nhỏ “ K10 Tân Lập”. Bên trong là một cái bàn dài có hai dãy ghế bằng tre. Không thấy có ai canh gác. Tôi nghĩ đây là nhà khách. Đợi một lúc quả nhiên tôi thấy một công an đi ra. Tôi trình giấy tờ, ghi rõ là cán bộ Bưu Điện ra Hà Nội công tác luôn tiện thăm cha đang học tập tại K2 Tân lập.
Mừng hụt. Trại cải tạo Tân Lập thì đúng rồi nhưng đây là nhà khách thuộc K10. Toàn trại gồm có 10 khu vực. Nếu tính từ ngoài vào trong thì bắt đầu từ khu K10, K9…cuối cùng sát biên giới là khu K1. K10 là khu vực đầu tiên của trại Tân Lập. Từ đây sẽ không có nhà dân mà chỉ có những trại giam, cán bộ và tù nhân. Sau này tôi mới biết khu trại Tân Lập không chỉ giam giữ các tù nhân từ trong Nam mà còn là nơi giam giử các thành phần bất hảo ăn cắp ăn trộm ngoài Bắc. Thành phần này được giam ở các khu K10, K9 gần phía nhà dân.
Các tù nhân sĩ quan từ miền nam được phân loại và giam giử theo thứ tự ,chức vụ càng cao, càng ác ôn thì được đưa về các khu số nhỏ K1, K2 sát núi gần biên giới, khí hậu khắc nghiệt và rất khó trốn thoát. Nếu có vượt thoát được công an ở các khu vực K1, K2, K3…thì chắc không qua được các thành phần bất hảo của K9, K10. Ai nói Việt Cộng ngu. Có đào thoát khỏi trại, mặc áo tù đi lang thang 30 Km, ra khỏi đây không bị bắt trở lại mới lạ.
Lại tiếp tục lên đường. Hai bên đường là nhũng cánh đồng khoai mì, những cánh đồng trà cằn cỗi. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp từng toán người mặc áo tù đang cuốc đất. Từng nhóm làm việc lặng lẽ. Lúc này đường đất tương đối dễ đi hơn. Tôi cúi thấp người cố gắng đạp thật nhanh. Đi riết rồi cũng đi qua hết khu K3 và bắt đầu vào địa phận K2. Có lẽ khoảng 10 giờ sáng, mưa phùn vẫn còn rơi. Tính ra từ sáng tới giờ tôi đã đi một lèo gần 4 tiếng đồng hồ. Không ăn uống gì nhưng tôi vẫn không cảm thấy đói. Tôi đang náo nức với cái cảm giác sắp được gặp lại ba. Vừa đi tôi vừa suy nghĩ những chuyện sẽ hỏi ba, chuyện gì sẽ kể cho ba. Tự nhủ phải thật bình tỉnh, phải không được xúc động, phải không được khóc. Nghĩ tới lúc sắp gặp ba, quên cả mệt nhọc, tôi ráng sức đạp thật nhanh.
Qua khỏi khúc quanh cuối K3 để vào K2, tôi thấy cách đường đất đỏ khoảng 5 đến 10 mét một nhóm khoảng mươi người áo quần lam lũ , người đang cuốc đất, người đang vác những bó củi khô, cạnh đó mấy tay mặc áo vàng đội mũ cối, cầm súng đi qua đi lại. Tôi biết chắc chắn đó là những tù nhân đang lao động cải tạo. Như một phản xạ tự nhiên, tôi đạp xe chậm lại, đưa mắt nhìn quanh. Cùng lúc một tù nhân đang đội nón lá lui cui gần vệ đường ngước mắt nhìn về phía tôi. Dù đã bao năm qua không gặp, dù bây giờ đã quá khác xưa, gầy gò, mặt mày đen thui, râu tóc dài bạc phơ, nhưng tôi vẫn nhận ra đó là Ba.
Nhảy ra khỏi xe, tôi thảng thốt kêu lên một tiếng Ba thật to. Tiếng kêu làm nhiều người quay lại hướng về phía tôi trong đó có mấy tên công an cầm súng đứng ven đường. Trong khoảnh khắc, tôi bắt gặp đôi mắt hoảng hốt của ba, cặp mắt của con thú hoang ngây dại và đầy vẻ lo sợ, ba vừa chớp mắt vừa lấy tay xua lia lịa như muốn tôi đứng lại và chỉ về phía căn nhà xa xa. Tôi khựng lại, tôi biết tôi không được quyền đứng lại hay trò chuyện với ba. Nuốt giọt nước mắt đang chực chờ chảy, tôi lên xe phóng nhanh về căn nhà khách, không quên nhìn lại ba. Vẫn kịp thấy ba đang cúi xuống, tấm lưng gầy gò yếu đuối run run ngã quị bên đường.
Tiếp tôi trong căn nhà khách K2 là một công an mặt áo vàng, gương mặt gầy nhọn, non choẹt và giọng nói rặt Bắc Nghệ an. Tôi đưa giấy tờ chứng nhận là cán bộ giáo viên trong nam ra công tác Hà Nội tranh thủ thăm cha đang học tập cải tạo ngoài này. Sau khi xem giấy tờ, tên cán bộ hỏi tại sao tôi biết nơi này. Không lẽ nói do tự tìm kiếm, tôi nói do chú là Trung tá chính ủy chỉ đường. Thái độ có vẻ nhã nhặn hơn nhưng gã ta cho biết là tôi không thể thăm được ba tôi lần này được với lý do: - Ông nhà đang trong thời kỳ bị kỹ luật do vi phạm nội quy của trại, đang bị biệt giam.
Thú thật nếu không gặp mặt ba ngoài kia, chắc chắn tôi đã phải tin lời quay về. Tôi biết hắn đang làm khó dễ. Tôi nắm chặt bàn tay dằn cơn giận dữ. Xuống nước:
- Nhưng thưa cán bộ tôi mới gặp ba tôi ở ngoài kia. Tên cán bộ gằn giọng:
- anh có chắc không? Ông đang bị biệt giam, ai cho ra ngoài, chắc anh nhìn lầm.
- anh có chắc không? Ông đang bị biệt giam, ai cho ra ngoài, chắc anh nhìn lầm.
Sao có thể lầm ba với ai được. Dù có bị đày đoạ cở nào, dù ba có thay đổi bao nhiêu, thì tôi vẫn không bao giờ lầm ba với ai khác. Cặp mắt ấy, con người ấy với tôi là duy nhất. Đuối lý nhưng tay công an vẫn khăng giữ vững ý định không cho tôi gặp ba. Nhiều lý do được đưa ra: Thứ nhất đây không phải là mùa thăm nuôi, thứ hai tôi cũng không có giấy phép (hèn chi các nhà khách tôi đi qua vắng như chùa bà đanh).
Tôi cố gắng trình bày là đi công tác đột xuất, hơn nữa đường đi xa xôi, đã lỡ đến đây rồi, xin cán bộ thông cảm. Làm ra vẻ tử tế, lão cán bộ chép miệng:
- thật ra tôi cũng muốn thông cảm cho anh, không phải tôi làm khó dễ nhưng thú thật không thể cho anh gặp được.
- thật ra tôi cũng muốn thông cảm cho anh, không phải tôi làm khó dễ nhưng thú thật không thể cho anh gặp được.
Tôi càng năn nỉ, tên cán bộ càng cứng rắn. Lão nỗi nóng: - nhưng tôi nói không gặp được là không gặp được, anh về khi nào có giấy tờ thăm nuôi thì chúng tôi sẽ giải quyết.
Nhìn khuôn mặt tên cán bộ mặt mày lấc cấc, máu tôi sôi lên, tôi muốn đấm cho nó một cái, ra sao thì ra. Nhớ đến ánh mắt của ba ngoài kia, cặp mắt ngây dại của con thú hoang đang co cụm dẫy chết. Nhớ đến đôi vai gầy gò run rẫy trong gió lạnh ngoài kia, lòng tôi dịu lại, tự nhiên tôi bật khóc, khóc ngon khóc lành. Vừa khóc tôi vừa năn nỉ tên cán bộ đáng tuổi em mình. Tiếng khóc động đến lòng trời, đúng lúc một tay cán bộ nữ bước vào. Có lẽ khuôn mặt một người đàn ông đang khóc nhìn thê thảm, xấu xí và cảm động quá, sau khi bàn bạc, cán bộ nữ đồng ý cho tôi được gặp ba nhưng chỉ được gặp đúng 15 phút mà thôi. Dù sao đàn bà vẫn là đàn bà, vẫn tình cảm hơn.
Chờ khoảng một tiếng, một tên công an đi vào, theo sau là ba tôi. Lúc này tôi mới có cơ hội nhìn rõ ba. So với hồi ở nhà, hoàn toàn khác hẳn. Khuôn mặt đen sạm, tóc tai bạc trắng, râu dài tới ngực, mặc bộ đồ tù cũ kỷ, tay cầm chiếc nón lá rách tả tơi. Không kềm được tôi phóng người về phía ba, hai tay dang rộng. Ba giật mình bước tránh qua một bên miệng lắp bắp "dạ thưa cán bộ, tại con tôi không biết”. Nói xong ba lầm lủi theo tên công an đến chiếc bàn tre chính giữa phòng. Đợi tên công an ngồi xuống chiếc ghế ở giữa hất đầu ra lệnh, ba ngồi xuống ở chiếc ghế đầu kia đối diện với tôi. Tên CA hất hàm:
Chờ khoảng một tiếng, một tên công an đi vào, theo sau là ba tôi. Lúc này tôi mới có cơ hội nhìn rõ ba. So với hồi ở nhà, hoàn toàn khác hẳn. Khuôn mặt đen sạm, tóc tai bạc trắng, râu dài tới ngực, mặc bộ đồ tù cũ kỷ, tay cầm chiếc nón lá rách tả tơi. Không kềm được tôi phóng người về phía ba, hai tay dang rộng. Ba giật mình bước tránh qua một bên miệng lắp bắp "dạ thưa cán bộ, tại con tôi không biết”. Nói xong ba lầm lủi theo tên công an đến chiếc bàn tre chính giữa phòng. Đợi tên công an ngồi xuống chiếc ghế ở giữa hất đầu ra lệnh, ba ngồi xuống ở chiếc ghế đầu kia đối diện với tôi. Tên CA hất hàm:
Anh có 15 phút để nói chuyện với ông.
Dù tự nhủ phải cố gắng bình tỉnh nhưng vẫn không thể được, tôi oà khóc như một đứa bé. Trong khi đó ngoài trừ cặp mắt ánh lên một nỗi niềm khổ đau vô hạn, ba bình tĩnh hơn tôi nhiều. Ba nói trước, ba hỏi thăm về mẹ, về các em. Cũng vẫn là lời lẽ như trong các thư ba gửi về. Thỉnh thoảng dù rất cố gắng kìm lại nhưng ba vẫn húng hắn ho. Tiếng ho vẫn đục như có đàm chận trong cổ. Vừa khóc, vừa trả lời tôi mãi nhìn ba, muốn nhảy đến ôm ba vào lòng. Nhưng khoảng cách hai đầu chiếc bàn quá xa và tên công an ngồi chính giữa như một bức tượng lạnh lùng, đe doạ. Tôi để cho ba hỏi ba nói và tôi trả lời. Có nhiều điều muốn hỏi, muốn kể với ba nhưng nỗi xúc động làm tôi không nói được nên lời.
Thật ra nếu nhớ ra, có hỏi, chắc chắn cũng là câu “cách mạng khoan hồng, ba học tập tốt sẽ được cho về ”. Nhìn ánh mắt ba, tôi biết sẽ không bao giờ ba học tập tốt được, ngày về sẽ còn xa lắc xa lơ.
Thật ra nếu nhớ ra, có hỏi, chắc chắn cũng là câu “cách mạng khoan hồng, ba học tập tốt sẽ được cho về ”. Nhìn ánh mắt ba, tôi biết sẽ không bao giờ ba học tập tốt được, ngày về sẽ còn xa lắc xa lơ.
Tôi lấy từ trong túi sách, mấy gói thực phẩm khô, chuối khô do mẹ làm, một ít bánh đậu xanh, mấy hộp diêm một tút thuốc lá đen đẩy về giữa bàn về phía Ba. Ba đẩy tất cả về phía tên CA, miệng nói: nhờ cán bộ giữ giùm. Cặp mắt sáng lên, mặt bớt lạnh lùng, tên CA đem các món đồ vào chiếc tủ nhỏ ở góc phòng.
Không biết ba sẽ nhận được lại các món này hay không, tôi không có tâm trí để nghĩ đến.
Tôi cứ mãi nhìn người đàn ông gầy gò tội nghiệp và yếu ớt đang ngồi trước mặt mình không nói được lời nào. Nước mắt cứ không ngừng tuôn. Nói chuyện được khoảng 15 phút tên công an lạnh lùng đứng dậy tuyên bố hết giờ. Ba chậm chạp đứng lên, cặp mắt nửa như ngây dại, nửa thảng thốt, nửa tiếc nuối nhìn tôi, bước theo tên công an ra khỏi nhà khách. Không kìm được, tôi vùng chạy tới, ôm choàng lấy ba khóc như mưa. Lần đầu tiên tôi thấy mặt gã công an như dịu lại, quay mặt ra nơi khác. Bây giờ thì ba cũng khóc. Không biết chúng tôi đứng bên nhau được bao lâu cho đến khi tên CA kéo tay Ba tôi đi. Ba lủi thủi đi không quay lại. Cái dáng đi khòm khòm, nhẫn nhục đến tội nghiệp.Và đó là lần cuối cùng tôi gặp ba. Còn sống.
Tôi cứ mãi nhìn người đàn ông gầy gò tội nghiệp và yếu ớt đang ngồi trước mặt mình không nói được lời nào. Nước mắt cứ không ngừng tuôn. Nói chuyện được khoảng 15 phút tên công an lạnh lùng đứng dậy tuyên bố hết giờ. Ba chậm chạp đứng lên, cặp mắt nửa như ngây dại, nửa thảng thốt, nửa tiếc nuối nhìn tôi, bước theo tên công an ra khỏi nhà khách. Không kìm được, tôi vùng chạy tới, ôm choàng lấy ba khóc như mưa. Lần đầu tiên tôi thấy mặt gã công an như dịu lại, quay mặt ra nơi khác. Bây giờ thì ba cũng khóc. Không biết chúng tôi đứng bên nhau được bao lâu cho đến khi tên CA kéo tay Ba tôi đi. Ba lủi thủi đi không quay lại. Cái dáng đi khòm khòm, nhẫn nhục đến tội nghiệp.Và đó là lần cuối cùng tôi gặp ba. Còn sống.
Sau chuyến đi gặp ba trở về, biết được địa điểm, lo lắng về tình trạng sức khoẻ của ba, mẹ suốt ngày hối thúc tôi đưa mẹ đi thăm ba. Thời đó người dân bình thường nếu muốn ra Bắc phải làm đơn ra phường xin phép. Với gia đình nguỵ quân nguỵ quyền như gia đình tôi, xin giấy phép càng khó khăn hơn, thời gian chờ đợi lâu hơn. Phường thì bảo phải có giấy phép thăm nuôi từ trại gửi về mới cấp. Đợi giấy phép thì không biết đến khi nào. Lên gặp chú thì chú chỉ ngược về phường. Cũng như không. Mẹ thì cứ sốt ruột, đi ra đi vào. Suốt ngày mẹ như lửa đốt, bỏ ăn bỏ làm. Các em thì còn nhỏ dại, cũng chỉ hai vợ chồng chúng tôi trăm phương nghìn kế ,tính đủ mọi cách cũng chưa biết phải làm thế nào.
Tình cờ (đến lúc này thì tôi tin có những sự tình cờ do ơn trên sắp đặt), tôi được lệnh ra Hà Nội tham gia lớp tập huấn dành cho giáo viên môn mạch điện tử. Lấy lý do là lần trước vợ tôi chưa đi Hà nội, tôi xin phép Hiệu trưởng cho vợ tôi được nghĩ phép cùng đi. Do quan hệ tốt và có lý do chính đáng, hiệu trưởng đồng ý ký giấy phép dù bây giờ vợ tôi mới sinh con đầu lòng, sức khoẻ còn yếu lắm. Thật ra chúng tôi đã có kế hoạch từ trước. Giấy phép đi Hà Nội có ghi rõ tên tôi và vợ tôi NGUYEN THI CUC, cán bộ Trường Bưu Điện Thành phố ra Hà Nội công tác. Chữ trên giấy phép do chúng tôi điền và đưa hiệu trưởng ký. Chữ CUC sau này được sửa thành chử LỘC, tên của mẹ tôi. Thế là tôi và mẹ có giấy phép ra Hà Nội công tác, dĩ nhiên chính là để thăm cha.
Lần trước khi thăm ba, do không biết đường đi cũng như không hy vọng gặp được ba tôi chỉ đem một ít đồ dùng. Kỳ này mẹ chuẩn bị chu đáo hơn. Bao nhiêu tiền dành dụm, mẹ đem ra mua hết. Sửa đặc, cơm khô, thịt chấy, bánh đậu xanh, áo quần ,thuốc lá (nên nhớ hồi đó mọi nhu yếu phẩm, gạo cơm, thức ăn đồ dùng đều được cung cấp theo chế độ tem phiếu, có tiền cũng rất khó mua). Chúng tôi phải dùng mọi cách, từ vay mượn đến năn nỉ xin xỏ gom góp cũng được khoảng hai bao tải gần 60 kg.
Hai mẹ con ra Hà nội bằng xe lửa. Sau khi xong công việc thanh thủ cuối tuần hai mẹ con cùng người gánh hàng thuê lên tàu chợ hướng Cao Bằng Lạng Sơn về ga Ấm Thượng. Do đã biết trước địa điểm, lại háo hức mong gặp ba, chuyến đi này diễn ra xuông sẽ nhanh chóng hơn lần trước. Vượt 30 km đường bộ, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà khách K2 vào lúc nửa đêm. Mẹ chịu đựng gian khổ và khoẻ hơn tôi tưởng tượng rất nhiều. Nghĩ đến lúc gặp lại ba vào ngày mai, hai mẹ con suốt đêm thao thức không ngủ được.
Tiếp chúng tôi là một tay công an khá lớn tuổi với khuôn mặt rất hình sự. Tôi trình bày lý do, giấy tờ và xin phép được gặp ba. Gã cầm giấy tờ đi vào bên trong. Độ khoảng 15 phút, gã đi ra vẫn với khuôn mặt khó đăm đăm. Gã nói: Rất tiếc không thể để hai người gặp tù nhân này được. Ông nhà đang bị kỹ luật vì vi phạm nội quy trại. Hai người có thể để thức ăn và đồ dùng lại chúng tôi sẽ chuyển cho ông. Mẹ tôi bắt đầu khóc lóc và năn nỉ. Gã một mực cương quyết lắc đầu. Mẹ tôi càng lúc càng khóc to hơn.
Càng bị từ chối, nỗi uất ức càng lớn, bà càng lớn tiếng. Không có nỗi đau nào bằng nỗi thất vọng lúc này của chúng tôi. Khóc hết nước mắt vẫn không lay chuyển, mẹ tôi càng la càng hét. Gã công an lúng túng không biết xử lý như thế nào với tình thế phát sinh lúc này. Mẹ tôi lúc này như một người mất trí, khuôn mặt nhể nhoại mồ hôi. Cặp mắt đỏ ngầu. Những người đến thăm nuôi và cả những cán bộ của các bàn bên cạnh đều hướng về phía bàn chúng tôi. Tình hình căng thẳng đến nỗi đến tai cấp chỉ huy trại. Một sĩ quan công an bước vào. Hai người thầm thì nhỏ to gì đó. Cuối cùng viên sĩ quan đến gặp chúng tôi, dịu giọng:
Tiếp chúng tôi là một tay công an khá lớn tuổi với khuôn mặt rất hình sự. Tôi trình bày lý do, giấy tờ và xin phép được gặp ba. Gã cầm giấy tờ đi vào bên trong. Độ khoảng 15 phút, gã đi ra vẫn với khuôn mặt khó đăm đăm. Gã nói: Rất tiếc không thể để hai người gặp tù nhân này được. Ông nhà đang bị kỹ luật vì vi phạm nội quy trại. Hai người có thể để thức ăn và đồ dùng lại chúng tôi sẽ chuyển cho ông. Mẹ tôi bắt đầu khóc lóc và năn nỉ. Gã một mực cương quyết lắc đầu. Mẹ tôi càng lúc càng khóc to hơn.
Càng bị từ chối, nỗi uất ức càng lớn, bà càng lớn tiếng. Không có nỗi đau nào bằng nỗi thất vọng lúc này của chúng tôi. Khóc hết nước mắt vẫn không lay chuyển, mẹ tôi càng la càng hét. Gã công an lúng túng không biết xử lý như thế nào với tình thế phát sinh lúc này. Mẹ tôi lúc này như một người mất trí, khuôn mặt nhể nhoại mồ hôi. Cặp mắt đỏ ngầu. Những người đến thăm nuôi và cả những cán bộ của các bàn bên cạnh đều hướng về phía bàn chúng tôi. Tình hình căng thẳng đến nỗi đến tai cấp chỉ huy trại. Một sĩ quan công an bước vào. Hai người thầm thì nhỏ to gì đó. Cuối cùng viên sĩ quan đến gặp chúng tôi, dịu giọng:
- Thật ra chúng tôi rất muốn giúp bà nhưng quả thật hiện nay ông nhà đang bị kỹ luật bị giam ở ngoài trại cách đây rất xa. Thôi bà về đi. Tuần sau bà quay lại. Tôi sẽ cho bà gặp ưu tiên với thời gian gấp đôi bình thường. Còn bây giờ bà cứ để thức ăn và đồ dùng chúng tôi hứa sẽ đưa tận tay ông nhà, không thiếu một thứ gì.
Năn nỉ ỉ ôi cách mấy cùng không lay chuyển tên cán bộ quản giáo, tôi nghĩ chắc là hết cách. Chắc phải ở lại Hà Nội thêm một tuần . Nhìn khuôn mặt hiền lành của viên sĩ quan công an, tôi nghĩ gã đã rất thiệt tình. Tôi nói nhỏ với mẹ, mình về thôi. Tuần sau lên lại hy vọng họ giử lời hứa cho gặp được Ba lâu hơn.
Trong khi quay lại bàn tiếp tân để làm thủ tục đưa thức ăn và đồ dùng cho ba bỗng dưng tôi thấy một ánh mắt hơi khác lạ của một tù nhân làm nhiệm vụ đem nước chè xanh cho những người đến thăm nuôi. Để ấm nước xuống bàn, người này đi chầm chậm về phía chòi vệ sinh sau khi ngoái lại nhìn tôi, đôi mắt nhấp nháy kỳ lạ. Tôi xin phép gã cán bộ công an đi vệ sinh.
Bước vội nhanh vào phía trong vừa kịp thấy dáng khòm khòm của người tù nhân bước ra. Tôi bước vào, nhìn quanh chòi vệ sinh được xây tạm bợ bằng lá tranh với cánh cửa nửa kín nửa hở. Tôi ngồi xuống và nhìn quanh vách tre lá. Tôi có linh cảm hình như người tù nhân muốn cho tôi biết một điều gì đó. Tôi nhìn quanh, quả đúng như linh cảm, trên góc đòn tre phía trái, tôi thấy một mãnh giấy nhỏ, trên đó viết nguệch ngoạc một dòng chữ: Ông D. bệnh nặng.
Hoảng hốt tôi vội chạy ngược vào phòng tiếp tân. Dù rất xúc động nhưng tôi vẫn còn giữ chút bình tĩnh kéo mẹ ra góc phòng báo tin. Mẹ vững vàng và khôn ngoan hơn tôi tưởng rất nhiều. Bà quay trở lại bàn tiếp tân và nói:
- Xin cán bộ cho tôi ở lại đây đợi chồng tôi về chứ bây giờ vừa đi vừa về Hà Nội cũng mất hai ngày. Gã cán bộ nói láo trơn tru: Ông bị biệt giam, không được phải cả tuần chúng tôi mới đưa ông nhà ra găp bà được.
Đến lúc này nỗi uất ức trong lòng mẹ tôi bùng nổ, bà khóc và la hét to hơn:
- Mấy ông nói láo, tôi biết chồng tôi đau nặng, đồ sát nhân, sao không cho chúng tôi gặp. Các ông có còn là con người không.?
Đến lúc này thì mẹ tôi không còn biết sợ là gì nửa, tất cả những oán hận chất chứa trong lòng bao lâu này được dịp thoát ra, không ai có thể ngăn được. Cả phòng khách của K2 bắt đầu nhốn nháo, ồn ào. Nhiều người bu quanh mẹ tôi lúc này đang nằm lăn lộn dưới sàn đất cứng ngắt. Gã cán bộ chạy vào trong và đi ra cùng với viên sĩ quan lúc nãy. Gã dịu giọng nói với chúng tôi:
- Xin bà bình tỉnh, mời bà và anh vào trong, chúng tôi sẽ giải quyết.
Nói xong gã ra lệnh cho hai công an dìu mẹ tôi vào căn phòng phiá trong. Có lẽ không muốn những người thăm nuôi khác biết chuyện. Căn phòng sạch sẽ hơn phòng bên ngoài nhiều. Viên sĩ quan công an nói:
- Bây giờ tôi xin nói thật về tình trạng của ông nhà. Thật ra ông đang bệnh và chúng tôi đang tích cực chữa chạy cho ông. Nay bà đã biết, tôi sẽ thu xếp cho bà vào gặp ông. Ông nhà đang nằm ở bệnh xá, tôi sẽ cho người dẫn ông bà đi. Xin ông bà đợi một lát.
- Bây giờ tôi xin nói thật về tình trạng của ông nhà. Thật ra ông đang bệnh và chúng tôi đang tích cực chữa chạy cho ông. Nay bà đã biết, tôi sẽ thu xếp cho bà vào gặp ông. Ông nhà đang nằm ở bệnh xá, tôi sẽ cho người dẫn ông bà đi. Xin ông bà đợi một lát.
Nói xong gã bước ra , nói nhỏ gì đó với tay công an trực. Tay công an bước đi thật nhanh. Khoảng 40 hay 50 phút gì đó gã trở về, bước đi gấp gáp, hấp tấp. Lại thì thầm to nhỏ với viên chỉ huy.
Linh cảm không hay đến với tôi. Lần này viên sĩ quan trầm giọng: - Thưa bà, chúng tôi vừa mới nhận được tin, mặc dù chúng tôi đã tận tình chữa trị ,nhưng vì sức yếu , ông nhà vừa mất cách đây 5 phút. Chúng tôi xin chia buồn với bà. Chúng tôi sẽ lo chôn cất ông nhà đàng hoàng tử tế.
Nghe tin dữ, mẹ tôi như điên cuồng. Bà nằm lăn ra đất. Vừa khóc vừa la. Không từ nào mà bà không đem ra. Không nhân vật nào bà không đem ra chửi. Vừa chửi vừa khóc, khóc đến khan cả giọng. Mồ hôi quyện với đất đỏ dính đầy áo quần, mặt mũi. Hết khóc rồi bắt đầu cười ngây dại. Tôi ôm mẹ không nói được nên lời. Nỗi đau quá lớn làm thần kinh tôi như tê liệt. Ôm mẹ với trái tim nhói đau như kim châm và mẹ ngất đi.
Nghe tin dữ, mẹ tôi như điên cuồng. Bà nằm lăn ra đất. Vừa khóc vừa la. Không từ nào mà bà không đem ra. Không nhân vật nào bà không đem ra chửi. Vừa chửi vừa khóc, khóc đến khan cả giọng. Mồ hôi quyện với đất đỏ dính đầy áo quần, mặt mũi. Hết khóc rồi bắt đầu cười ngây dại. Tôi ôm mẹ không nói được nên lời. Nỗi đau quá lớn làm thần kinh tôi như tê liệt. Ôm mẹ với trái tim nhói đau như kim châm và mẹ ngất đi.
Chúng tôi được dẫn di gặp ba lần cuối. Nơi ba nằm là một căn nhà nhỏ đơn sơ gọi là bệnh xá nằm sâu trong K2 cách nhà khách khoảng 30 phút đi bộ. Ba nằm trên một giường tre, thân hình gầy guộc, khuôn mặt ốm nhom như bộ xương khô. Hàm râu lổm chổm có lẽ được cắt ngắn một cách vội vàng không dài thòn như lần đầu tôi gặp. Hình như đã hết nước mắt, mẹ không khóc yên lặng ngồi xuống đất vói tay ôm lấy ba. Tôi ngồi xuống phiá bên kia. Hai mẹ con ôm chầm lấy ba.
Vẫn còn hơi ấm của một cơ thể vừa mới qua đời. Mẹ vuốt mắt ba. Mắt trừng trừng nhìn ba. Hình như tôi thấy trong mắt mẹ màu đỏ của máu. Sẽ không bao giờ tôi quên được cái hình ảnh của ba mẹ tôi trong bệnh xá trại K2 Tân Lập hôm đó. Mẹ không khóc nhưng lại ngất thêm một lần nữa khi tôi kéo mẹ đứng lên.
Sau này qua một người bạn tù của ba, lúc mẹ con tôi đến thăm trại, đang hấp hối nhưng ba tôi biết. Lúc đó ba rất yếu. Ba nói ba sẽ cố gắng sống để găp mẹ một lần và ba cố gắng húp được một muỗng cháo trắng. Muỗng cháo trắng cuối cùng trước khi ra đi mãi mãi. Giá mà tay cán bộ có một chút tình người thì có lẽ mẹ cũng được gặp ba một lần sau chót. Chỉ cần một lần mà thôi, của một cuộc tình ba mươi mấy năm. Tôi biết ba đã không đành lòng ra đi. Đành lòng sao được hả ba, khi vượt hàng ngàn cây số từ nam ra bắc, chỉ còn cách một bước chân thôi mà mẹ không thể nói với ba những lời yêu thương sau chót, để được nghe một lời trăn trối sau cùng. Tức tưởi và uất hận lắm ba. Mà thôi ba ơi. Cứ yên lòng ra đi rồi có ngày mẹ ba và chúng con sẽ lại gặp nhau một nơi nào đó, trên thiên đàng. Chúng ta sẽ lại có những ngày tháng hạnh phúc bên nhau như thuở nào.
Để xoa dịu mẹ con chúng tôi, lần đầu tiên K2 có tổ chức một đám ma tù nhân tương đối đàng hoàng. Có rất nhiều tù nhân chết ở đây. Toàn bộ được bó vào các manh chiếu mây tre rách rưới và được vùi sơ sài trong các khuôn đất trống bên trong trại. Ba có lẽ là người đầu tiên đưọc ưu tiên có hòm làm bằng gỗ ván thông mỏng dính. Chôn theo với ba là mấy bộ đồ rách bươm. Cũng có 4 người tù khiêng quan tài . Phía trước và phía sau có 4 công an đi cùng. Cũng có ly hương là cái chén ăn cơm cũ kỹ. Tôi cầm bài vị là một bức ảnh căn cước nhỏ xíu của ba còn sót lại trong trại. Mẹ đi sau quan tài. Đoàn đưa tang gồm 10 người lặng lẽ đi về phía 1 đồi trọc xa xa, phiá ngoài hàng rào trại K2. Trên đường đi, tôi để ý thấy có những gò đất với rất nhiều ngôi mộ vô danh. Nơi chôn ba là một ngọn đồi, chỉ có một cây đa thật to. Những người tù đào vội 1 lớp đất không sâu lắm, hòm được đặt xuống và lấp lại. Thế là xong. Ba tôi, một sĩ quan cảnh sát miền nam thua cuộc, cuối đời nằm ở đây, một vùng đất gần tận cùng biên giới Việt Trung. Một mình , lạnh lẽo. Mẹ không còn nước mắt để khóc. Suốt buổi nhìn trừng trừng. Một khuôn mặt tưởng như vô hồn, nhưng tràn đầy oán hận. Một nỗi hận đến vô cùng. Tôi cắn chặc môi đến tươm máu. Thôi ba ơi, hãy yên nghĩ tạm nơi đây, con sẽ quay trở lại một ngày không xa.
Sau này qua một người bạn tù của ba, lúc mẹ con tôi đến thăm trại, đang hấp hối nhưng ba tôi biết. Lúc đó ba rất yếu. Ba nói ba sẽ cố gắng sống để găp mẹ một lần và ba cố gắng húp được một muỗng cháo trắng. Muỗng cháo trắng cuối cùng trước khi ra đi mãi mãi. Giá mà tay cán bộ có một chút tình người thì có lẽ mẹ cũng được gặp ba một lần sau chót. Chỉ cần một lần mà thôi, của một cuộc tình ba mươi mấy năm. Tôi biết ba đã không đành lòng ra đi. Đành lòng sao được hả ba, khi vượt hàng ngàn cây số từ nam ra bắc, chỉ còn cách một bước chân thôi mà mẹ không thể nói với ba những lời yêu thương sau chót, để được nghe một lời trăn trối sau cùng. Tức tưởi và uất hận lắm ba. Mà thôi ba ơi. Cứ yên lòng ra đi rồi có ngày mẹ ba và chúng con sẽ lại gặp nhau một nơi nào đó, trên thiên đàng. Chúng ta sẽ lại có những ngày tháng hạnh phúc bên nhau như thuở nào.
Để xoa dịu mẹ con chúng tôi, lần đầu tiên K2 có tổ chức một đám ma tù nhân tương đối đàng hoàng. Có rất nhiều tù nhân chết ở đây. Toàn bộ được bó vào các manh chiếu mây tre rách rưới và được vùi sơ sài trong các khuôn đất trống bên trong trại. Ba có lẽ là người đầu tiên đưọc ưu tiên có hòm làm bằng gỗ ván thông mỏng dính. Chôn theo với ba là mấy bộ đồ rách bươm. Cũng có 4 người tù khiêng quan tài . Phía trước và phía sau có 4 công an đi cùng. Cũng có ly hương là cái chén ăn cơm cũ kỹ. Tôi cầm bài vị là một bức ảnh căn cước nhỏ xíu của ba còn sót lại trong trại. Mẹ đi sau quan tài. Đoàn đưa tang gồm 10 người lặng lẽ đi về phía 1 đồi trọc xa xa, phiá ngoài hàng rào trại K2. Trên đường đi, tôi để ý thấy có những gò đất với rất nhiều ngôi mộ vô danh. Nơi chôn ba là một ngọn đồi, chỉ có một cây đa thật to. Những người tù đào vội 1 lớp đất không sâu lắm, hòm được đặt xuống và lấp lại. Thế là xong. Ba tôi, một sĩ quan cảnh sát miền nam thua cuộc, cuối đời nằm ở đây, một vùng đất gần tận cùng biên giới Việt Trung. Một mình , lạnh lẽo. Mẹ không còn nước mắt để khóc. Suốt buổi nhìn trừng trừng. Một khuôn mặt tưởng như vô hồn, nhưng tràn đầy oán hận. Một nỗi hận đến vô cùng. Tôi cắn chặc môi đến tươm máu. Thôi ba ơi, hãy yên nghĩ tạm nơi đây, con sẽ quay trở lại một ngày không xa.
Trước khi trở về,tôi cẩn thận ghi dấu vị trí ngôi mộ với một chữ thập ghép bằng hai nhánh tre và khắc tên ba trên gốc cây to trước mộ.
Tin chồng bà bún bò Huế chết trong trại học tập cải tạo lan truyền một cách nhanh chóng khu Hồ Tắm Chi Lăng và cả khu chợ Cây Quéo Phú Nhuận. Có thể có những người chết trước ba nhưng có lẽ ở khu phố Lam Sơn Phú Nhuận ba tôi là sĩ quan đầu tiên chết trong trại cải tạo được gia đình chôn cất đàng hoàng. Từ lúc trở về mẹ tôi ngày nào cũng đi khắp xóm. Gặp ai cũng khóc cũng kể về cái chết của ba, về nỗi uất ức của một người đàn bà đi cả ngàn cây số để cuối cùng không gặp mặt chồng trước khi lìa đời. Xa ngàn dặm và chỉ gần một bước chân mà vợ chồng không thể gặp nhau lần cuối. Đớn đau và tàn nhẫn quá. Mẹ khóc, mẹ kể với sự đồng cảm của bạn bè, của thân nhân và của cả những người không quen biết. Công an phường và cảnh sát khu vực nhiều lần gặp mẹ, an ủi xoa dịu và cả đe dọa nhưng mẹ không từ bỏ.
Con người khi đã mất đi phần đời yêu qúy nhất của mình thì còn nỗi sợ nào hơn. Tôi thì rất lo dù sao tôi vẫn đang làm việc. Các em đang còn nhỏ dại. Nếu bị trả thù hay mẹ bị bắt vì tội phản động thì gia đình sẽ ra sao?. Nhưng khuyên cách mấy cũng không làm mẹ thay đổi. Tính mẹ tôi thuở nào cũng như vậy. Khi bà muốn làm điều gì thì làm cho bằng được. Đã nhiều lần bị đưa ra kiểm điẻm trong các buổi họp tổ dân phố nhưng mẹ vẫn như củ. Gặp ai cũng kể gặp ai cũng khóc cho đến ngày chúng tôi nhận đuợc giây triệu tập lên phường.
Lo sợ có chuyện không lành xảy ra cho gia đình, tôi báo tin và xin chú cùng chúng tôi lên Phường. Không biết có phải vì muốn xoa dịu chúng tôi hay không, hôm đó Phường mời chúng tôi lên chỉ để đọc quyết định trả quyền công dân cho ba. Công an phường sau khi thuyết giảng tràn giang đại hải về lòng khoan dung của đảng và nhà nước đã trao cho mẹ giấy trả quyền công dân vì thành tích học tập tốt của ba trong thời gian trong trại cải tạo. Sau này tôi mới biết qua người bạn tù của ba, ba là người thường xuyên bị kỷ luật va biệt giam. Thường xuyên không tuân thủ nội quy trại. Trả quyền công dân cho một người đã chết, thật quá tức cười và quá nỗi đắng cay.
Cuối cùng với những vất vả lo toan cho cuộc sống, qua thời gian, mẹ và chúng tôi cũng phải làm quen những ngày tháng không có ba. Các em vẫn hằng ngày cắp sách đến trường. Vợ chồng chúng tôi đã có đứa con đầu tiên. Đứa cháu ra đời chưa bao giờ thấy được ông nội bằng xương bằng thịt. Mỗi khi nhìn con tôi lại nhớ đến ba. Cháu bao nhiêu tuổi, bấy nhiêu năm ba rời xa chúng tôi. Cho đến bây giờ sau bao nhiêu năm tháng tôi vẫn không quên khuôn mặt ốm nhom ốm nhách của ba trong trại K2 năm nào.
Những năm sau đó, dù vất vả, cuộc sống khó khăn, chúng tôi cùng mẹ cũng kiên cuờng sống tiếp nuôi các em ăn học. Có những ngày ăn bo bo thay cơm. Có những ngày liên tiếp không có gạo chỉ có bột mì.( thời đó tại sài gòn chúng tôi phải làm quen với chế độ tem phiếu như ngoài bắc). Tùy theo lúc, có khi được cấp gạo, có khi nhận toàn bột mì, có khi cả tuần nhận toàn bo bo. Số luợng nhận tùy theo nhân khẩu của mỗi hộ gia đình). Mẹ xoay xở chế biến thành đủ thứ món ăn bằng bột mì cho đở ngán. Dù sao thì cũng không thể gian khổ bằng ba trong những ngày trong tù miền bắc. Tôi tự an ủi như vậy để sống. Mẹ bề ngoài rất can trường nhưng trong lòng lúc nào cũng canh cánh nỗi lo về ba. Mẹ ray rứt nghĩ về nơi lạnh lẽo ba nằm, về nắm mộ hoang phế nơi tận cùng biên giới.Mẹ thường nói không biết ba mày nằm ngoài đó như thế nào. Đêm nào mẹ cũng khóc một mình. Càng ngày càng héo hon. Mẹ lúc nào cũng ao ước đem được ba về. Hết than ngắn lại thở dài.
Ba chết chưa đầy 3 năm, quá sốt ruột, thương mẹ và thương ba nằm lạnh lẽo hiu quạnh, tôi xin nghĩ phép cùng mẹ ra Hà Nội một lần nửa. Lần này với ý định đem ba về chôn cất tại Huế bên cạnh ông bà ngoại. Nhờ người giới thiệu, tại Hà nội chúng thuê được 1 người chuyên về đào mộ cùng đi. Từ sáng sớm 3 người chúng tôi lên ga Hàng Cỏ và đến tối thì chúng tôi đến trại K2. Sáng hôm sau chúng tôi gặp cán bộ trại xin đào lấy xác ba đem về chôn tại quê nhà và bị từ chối. Lý do phải có giấy cho phép của cấp trên. Thời gian chờ đợi ít nhất cũng phài trên 3 tháng. Không còn cách nào khác, không lẽ về tay không, chúng tôi quyết định đào trộm.
Đến lúc này mỗi khi nhớ lại tối hôm đó tôi vẫn còn rùng mình. Tôi vẫn không hiểu tại sao mình lại quyết định liều lĩnh như vậy. Đào mộ chui, chết hoặc ở tù như chơi. Có lẽ phần vì còn trẻ liều lĩnh, phần thương ba và một phần do sự khuyến khích của tay đào mộ thuê. Cũng may là ngôi mộ của ba nằm ngoài vòng đai trại, nếu không ai biết trước việc gì sẽ xảy ra cho chúng tôi.
Đêm đó đợi lúc trời chạng vạng tối, trời mưa lất phất, 3 người chúng tôi đi đến khu mộ ba. Tôi vẫn nhớ rất rõ đường đi. Vẫn không thay đổi gì nhiều, chỉ khác là cỏ mọc um tùm hơn. Cây thành giá trước mộ vẫn còn đó, xiêu vẹo. Dấu khắc trên cây vẫn còn dù có mờ đi. Và cũng chỉ một mình ngôi mộ của ba nằm ở đó, lạnh lẽo, hiu quạnh. Chung quanh không có ngôi mộ nào khác. Có lẽ chỉ một mình ba tôi là có thân nhân đến tiễn đưa khi chết.
Chúng tôi bắt đầu công việc bốc mộ trong cái ánh đèn cầy leo lét. Người đào mộ làm việc chuyên nghiệp và nhanh chóng chạm đến nắp hòm. Nén xúc động, tôi mở nắp quan tài. Ba nằm đó bộ xương còn nguyên vẹn với da thịt và tóc chưa phân hủy hết. Chúng tôi đem bộ xương ba lên theo thứ tự đầu, chân,tay, bên phải bên trái. Mẹ nức nở vừa khóc vừa rửa xương ba bằng nước cánh hồi, sau đó bỏ vào hai bao lác mang theo. Một bao tôi xách gồm phần đầu và phần tay chân bên trái. Bao lác của mẹ gồm xương sống và phần tay chân bên phải. Người đào mộ dặn phải làm như thề để khi về đem chôn trở lại với hình hài còn nguyên vẹn.
Chúng tôi lặng lẽ vượt 30km lên đường trở ra ga ấm thượng trong đêm. Về đến ga Hàng Cỏ Hà Nội thì cũng đã xế chiều hôm sau. Mệt lã người vì thiếu ăn và thiếu ngủ nhưng chúng tôi rất vui vì đã đem ba về an toàn. Bây giờ tôi mới cảm thấy đói. Hai mẹ con ngồi tựa cột đèn trước ga , mỗi người ôm chặc một bị lác chứa xương người. Chúng tôi ăn những ổ bánh mì dai nhách , uống những ly chè xanh đắng chát, nhưng thật ngon lành .
Đang nằm thiu thiu ngủ bỗng dưng tôi thấy tay mình nhẹ tưng, bừng tỉnh cũng là lúc tôi thấy một bóng người phóng qua mình tôi về phía trái. Ôi cái bị lác của tôi. Tôi phóng người đuổi theo, vừa chạy vừa la: xương người, xương người. Đứa bé ăn trộm bị tôi đuổi kịp quăng bị lác xuống đất chạy vào bóng đêm mất dạng. Tôi lượm bị lác lên và ôm chặt vào lòng. Đêm đó hai mẹ con ngồi tựa cột đèn, thức trắng. Lại một đêm thật dài, dài vô tận.
Trời mới tờ mờ sáng, chúng tôi đáp chuyến tàu đầu tiên xuôi nam và đến ga Huế vào nửa đêm. Nhà ông bà ngoại tôi nằm dưới chân núi Ngự Bình, cách lăng Thành Thái không bao xa. Ngôi nhà cổ với sân vườn sau là các ngôi mộ của gia tộc bên ngoại. Về nhà nửa đêm nhưng đã có rất đông họ hàng, các em cùng vợ con tôi về Huế từ ngày hôm trước. Và có cả ông Cặn hàng xóm, người chuyên môn lo về đám ma với hòm rương nhang đèn đầy đủ.
Đám ma của ba tôi được tổ chức đơn giản nhưng với đầy đủ thủ tục lễ nghĩa như với một người vừa mới qua đời. Xương của ba được sắp xếp lại theo thứ tự tay chân trái phải và đưọc đặt vào quan tài cùng với các đồ dùng còn sót lại của ba. Bà con hàng xóm láng giềng khu vực An lăng có mặt thật đông. Hôm đó mẹ đã khóc ngất đi nhiều lần dù ba qua đời gần 3 năm. Dù sao mẹ cũng đã mãn nguyện thực hiện được uớc muốn từ bao năm qua: đưa được ba về , nằm ấm cúng trong mảnh vuờn nhỏ gia tộc bên cạnh ôn mệ. Hôm đó tôi đã khấn trước mộ ba: Ba ơi, hãy yên nghỉ, chúng con thương ba vô cùng. Ba có linh thiêng xin phù hộ cho mẹ và các em được bình an.
Tôi tin là có một thế giới, nơi ba đang sống, thật gần với chúng tôi, luôn theo dỏi phù hộ chúng tôi. Độ 3 tháng sau ngày đem ba về Huế, gia đình tôi bỗng nhận được tin về đưá em gái kế. Người duy nhất trong các anh em tôi ra đi tại bến bạch Đằng 6 năm về trước. Chúng tôi nhận được thư của em gái kèm tờ giấy bạc 50 dollars. Không thể nào kể hết được nỗi xúc động và sung sướng của gia đình chúng tôi lúc đó. Đã sáu năm trôi qua , tưởng chừng như đã mất em vĩnh viễn. Hạnh phúc lớn nhất kể từ ngày ba mất đi.
Ngoài niềm vui về đứa em gái, số tiền 50 dollar đối với gia đình tôi hồi đó là một tài sản đáng kể. Kể từ ngày liên lạc được với gia đình, thỉnh thoảng, em tôi gửi về lúc thì tiền lúc thì xà phòng, kẹo bánh, đồ dùng điện tử. Quà nhận được, hầu như tất cả đều được đem bán thành tiền để chi dùng trong gia đình. Họa hoằn lắm thì chúng tôi mới giữ lại một vài gói kẹo M. M. Chia cho các em thì mỗi đứa cũng được độ 5-10 viên nhỏ xíu. Hồi đó cái gì từ Mỹ cũng qúy vô cùng.
Dù không tin có thế giới bên kia, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng có ba luôn ở quanh quẩn đâu đây, cùng với gia đình và luôn phù hộ cho mẹ con chúng tôi. Cuộc sống gia đình chúng tôi từ cuối năm 1981 trở đi bớt cơ cực hơn. Tôi ngoài giờ đi dạy học ở trường Bưu Điện, còn đi dạy luyện thi vào đại học tại nhà học sinh trong xóm. Vợ tôi nhờ quan hệ tốt với các cán bộ trong trường, khi thì mua thêm được gạo, khi thì mua thêm được thịt, các bửa ăn trong gia đình cũng được khá hơn lên.
Các em, kể từ ngày ba được trả quyền công dân,sự phân biệt đối xử tuy vẫn còn nhưng không quá nhiều như ngày đầu sau 75. Mẹ tôi mở gánh bán bún bò tại nhà. Gia đình không dư giả giàu có gì nhưng cũng sống được qua ngày một cách hiền lành, lương thiện. Sau ngày ba mất, chú tôi thi thoảng có ghé thăm nhưng tôi vẫn cảm thấy một nỗi ngượng ngùng nào đó trong quan hệ của chú cháu chúng tôi. Mỗi lần nhìn hình ba trên bàn thờ tôi lại nhớ đến khuôn mặt gầy gò, râu tóc bạc phơ ngày nào trong trại K2 Vĩnh phú. Đôi mắt trừng trừng tức tưởi của ba cứ ám ảnh trong tôi hằng đêm. Còn lâu tôi mới có thể tha thứ cho chú được. Giá mà ngày đó chú thu xếp để mẹ tôi ra thăm ba sớm hơn thì có lẽ ba sẽ không ra đi như thế. Nghĩ như vậy nhưng tôi biết, dù có thương ba bao nhiêu, chú cũng không thể làm gì khác được.
Trong những đứa em của tôi, đứa thứ ba là đứa ít nói nhưng ghét chú và căm thù chế độ nhiều nhất. Thái độ bất mản trong học hành và trong sinh hoạt hàng ngày nhất là với các cán bộ miền bắc khiến tôi vô cùng lo lắng, bất an. Em thường có những lời nói và biểu hiện mà các cán bộ cho là phản động. Có khuyên mấy cũng không được. Lo sợ em gặp sự không may, tôi bàn với mẹ đưa em ra Đà nẵng sống với gia đình người chị con bà dì ruột. Và từ Đà Nẳng em là người đầu tiên trong gia đình tôi vượt biên trái phép sang Mỹ sau 1975.
Năm 1982, chúng tôi nhận giấy tờ bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình ODP. Chúng tôi nộp đơn xin đi Mỹ và ngay năm đó cả hai vợ chồng cùng nhận giấy tờ cho thôi việc. Lý do: anh chị đã nộp đơn đi nước ngoài, không còn đủ tư cách làm việc tại cơ quan Bưu Điện được nữa. Đây là điều chúng tôi đã luờng trước nhưng không ngờ đến quá nhanh như vậy. Vào những năm 81-82, gia đình có thân nhân ở nước ngoài được xem là phản quốc. Nhất là với những người có tư tưởng ra sống ở nước ngoài như chúng tôi. Chấp nhận bị đuổi việc môt cách bình thản, vợ chồng chúng tôi bắt đầu khoảng thời gian lăn lóc với đủ thứ nghành nghề để kiếm sống và tồn tại.
Thời đó nhờ những lần đi chầu chực lãnh quà từ nước ngoài tại phi trường Tân Sơn nhất rồi đem bán tại chợ đồ ngoại cuối đường Nguyễn Thông, tôi làm quen với nhiều bạn hàng và cả những người đi lãnh quà như tôi. Mới đầu bán đồ của mình, sau đó mua lại của những người khác, tôi bắt đầu gia nhập hàng ngủ những người mua đi bán lại. Có mặt từ sáng sớm tại phi trường, theo chân những người lãnh hàng về tận nhà, mua rồi đem ra chợ bán kiếm chênh lệch. Hàng hoá từ kẹo, bánh đến nước hoa, đồ điện tử. Thượng vàng hạ cám, bất kỳ thứ gì miễn là của Mỹ là mua, là bán. Làm cái công việc không dính dáng gì đến cái bằng cấp tốt nghiệp của mình.Chỉ cần cái miệng thật dẽo, thật trơn tru. Một đôi khi nhớ lại những ngày tháng trước năm 1975, thấy mình thật nhiều thay đổi. Cái hiền lành chơn chất thuở nào như không còn nữa. Thật buồn, thật tiếc nuối.
Cũng may, tôi vẫn còn duy trì lớp dạy sửa chửa Radio TV tại nhà vào buổi tối. Đó là thời khắc vui nhất trong ngày của tôi. Ít nhất là lúc đó tôi còn thấy mình còn có ích, còn giống đứa con của ba mẹ thuở nào. Lớp ít học sinh nhưng tôi đã giảng dạy một cách say sưa. Và cuốn sách sửa TV của tôi ra đời trong thời gian này. Để in và xuất bản được cũng là một quá trình nhiêu khê nhưng cuối cùng Hội trí thức yêu nước cũng giúp tôi thực hiện được mơ ước nhỏ nhoi này.
Trong những năm giữa thập niên 80, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện hàng điện tử second hand. Đây là những mặt hàng điện tử như tivi, tủ lạnh, radio cassette hư cũ đã qua xử dụng được các thủy thủ tàu viễn dương đem về bán lại. Các tàu chở hàng đậu ngoài cảng xa. Mỗi khi có hàng về, chúng tôi đi từng nhóm dùng thuyền nhỏ cặp ra tàu lớn mua lúc từ 5 đến10 cái. Dĩ nhiên đây là buôn bán trái pháp luật nhà nước. Bị bắt thì hàng bị tịch thu, phạt tiền và ở tù . Nhưng nếu thoát được thì kiếm tiền nhiều. Đem về sửa lại rồi đem ra chợ bán.Thời đó có ăn nhất là chuyển hệ TV để xem hình có màu trên TV. Dĩ nhiên không đẹp và rõ như bây giờ nhưng thời đó là cái mốt của các cán bộ miền bắc có tiền. Chợ trời điện tử Huỳnh Thúc Kháng hình thành và lớn mạnh trong khoảng thời gian đó. Sau đó là một loạt các chợ trời Bảy Hiền, Lăng cha cả, Chợ lớn được thành hình giúp những người có một chút tay nghề về điện tử như tôi sống sót và tồn tại.
Nhưng cũng chỉ một thời gian. Lúc đầu, buôn bán rất khá, lợi nhuận cao, sau đó càng ngày càng khó khăn khi mà có nhiều tay trùm có quá nhiều tiền nhảy vào. Họ không mua từng 5-10 cái như chúng tôi mà họ mua nguyên cả tàu khi vừa cập cảng. Những tay trùm cán bộ có thế lực và có rất nhiều tiền. Họ có quan hệ và quyền lực mà những người ít tiền như chúng tôi không cạnh tranh nổi. Phải là con ông cháu cha. Phải đợi chia lại hàng từ những trùm lớn hơn. Đôi khi phải qua trung gian 2,3 cấp. Chất lượng hàng cũng kém đi rất nhiều.
Bỏ nghề điện tử, nhảy qua buôn trầm từ Đà Nẳng về Saigon. Nói là buôn trầm cho oai chứ mình làm gì có tiền nhiều như thế. Thường chỉ ra Đà nẳng nhận trầm từ ngươi quen, đem vào Sài gòn giao cho mối, ăn tiền chênh lệch. Đi đuợc chục chuyến có lời dù cũng rất vất vả. Lúc thì lăng lóc trên xe đò khi thì la lết trên tàu chợ nam bắc. Tôi càng ngày càng ốm nhom ốm nhách. Mặt mũi đen thui. Chỉ lạ một điều là thời đó dù đi nhiều, tôi lại rất ít gặp người quen, bạn bè. Nếu có gặp, bạn bè chắc cũng không nhận ra chàng kỹ sư hiền lành chơn chất trắng trẽo thư sinh thuở nào.
Đi thoát được khoảng chục lần, đến lần thứ 11 thì tôi bị quản lý thị trường bắt. Trầm bị tịch thu, riêng tôi bị giam tại công an Quảng Ngải. 2 ngày trong trại tạm giam tôi đã suy nghĩ thật nhiều về những ngày tháng đã qua trong cuộc đời. Hình như tôi đã thay đổi quá nhiều, không còn là tôi của năm xưa. Cái được thì quá ít, cái mất đi thì quá nhiều. Tôi cay đắng nhận ra rằng nếu tôi không dừng lại, tôi cũng sẽ mất tôi vĩnh viễn trong một thế giới không thuộc về tôi. Một thế giới bụi bặm, luờng gạt và xảo trá khác xa với thế giới ngày tôi sinh ra, lớn lên. Tôi biết, ba ở một nơi nào đó đã rất buồn.
Trời mới tờ mờ sáng, chúng tôi đáp chuyến tàu đầu tiên xuôi nam và đến ga Huế vào nửa đêm. Nhà ông bà ngoại tôi nằm dưới chân núi Ngự Bình, cách lăng Thành Thái không bao xa. Ngôi nhà cổ với sân vườn sau là các ngôi mộ của gia tộc bên ngoại. Về nhà nửa đêm nhưng đã có rất đông họ hàng, các em cùng vợ con tôi về Huế từ ngày hôm trước. Và có cả ông Cặn hàng xóm, người chuyên môn lo về đám ma với hòm rương nhang đèn đầy đủ.
Đám ma của ba tôi được tổ chức đơn giản nhưng với đầy đủ thủ tục lễ nghĩa như với một người vừa mới qua đời. Xương của ba được sắp xếp lại theo thứ tự tay chân trái phải và đưọc đặt vào quan tài cùng với các đồ dùng còn sót lại của ba. Bà con hàng xóm láng giềng khu vực An lăng có mặt thật đông. Hôm đó mẹ đã khóc ngất đi nhiều lần dù ba qua đời gần 3 năm. Dù sao mẹ cũng đã mãn nguyện thực hiện được uớc muốn từ bao năm qua: đưa được ba về , nằm ấm cúng trong mảnh vuờn nhỏ gia tộc bên cạnh ôn mệ. Hôm đó tôi đã khấn trước mộ ba: Ba ơi, hãy yên nghỉ, chúng con thương ba vô cùng. Ba có linh thiêng xin phù hộ cho mẹ và các em được bình an.
Tôi tin là có một thế giới, nơi ba đang sống, thật gần với chúng tôi, luôn theo dỏi phù hộ chúng tôi. Độ 3 tháng sau ngày đem ba về Huế, gia đình tôi bỗng nhận được tin về đưá em gái kế. Người duy nhất trong các anh em tôi ra đi tại bến bạch Đằng 6 năm về trước. Chúng tôi nhận được thư của em gái kèm tờ giấy bạc 50 dollars. Không thể nào kể hết được nỗi xúc động và sung sướng của gia đình chúng tôi lúc đó. Đã sáu năm trôi qua , tưởng chừng như đã mất em vĩnh viễn. Hạnh phúc lớn nhất kể từ ngày ba mất đi.
Ngoài niềm vui về đứa em gái, số tiền 50 dollar đối với gia đình tôi hồi đó là một tài sản đáng kể. Kể từ ngày liên lạc được với gia đình, thỉnh thoảng, em tôi gửi về lúc thì tiền lúc thì xà phòng, kẹo bánh, đồ dùng điện tử. Quà nhận được, hầu như tất cả đều được đem bán thành tiền để chi dùng trong gia đình. Họa hoằn lắm thì chúng tôi mới giữ lại một vài gói kẹo M. M. Chia cho các em thì mỗi đứa cũng được độ 5-10 viên nhỏ xíu. Hồi đó cái gì từ Mỹ cũng qúy vô cùng.
Dù không tin có thế giới bên kia, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng có ba luôn ở quanh quẩn đâu đây, cùng với gia đình và luôn phù hộ cho mẹ con chúng tôi. Cuộc sống gia đình chúng tôi từ cuối năm 1981 trở đi bớt cơ cực hơn. Tôi ngoài giờ đi dạy học ở trường Bưu Điện, còn đi dạy luyện thi vào đại học tại nhà học sinh trong xóm. Vợ tôi nhờ quan hệ tốt với các cán bộ trong trường, khi thì mua thêm được gạo, khi thì mua thêm được thịt, các bửa ăn trong gia đình cũng được khá hơn lên.
Các em, kể từ ngày ba được trả quyền công dân,sự phân biệt đối xử tuy vẫn còn nhưng không quá nhiều như ngày đầu sau 75. Mẹ tôi mở gánh bán bún bò tại nhà. Gia đình không dư giả giàu có gì nhưng cũng sống được qua ngày một cách hiền lành, lương thiện. Sau ngày ba mất, chú tôi thi thoảng có ghé thăm nhưng tôi vẫn cảm thấy một nỗi ngượng ngùng nào đó trong quan hệ của chú cháu chúng tôi. Mỗi lần nhìn hình ba trên bàn thờ tôi lại nhớ đến khuôn mặt gầy gò, râu tóc bạc phơ ngày nào trong trại K2 Vĩnh phú. Đôi mắt trừng trừng tức tưởi của ba cứ ám ảnh trong tôi hằng đêm. Còn lâu tôi mới có thể tha thứ cho chú được. Giá mà ngày đó chú thu xếp để mẹ tôi ra thăm ba sớm hơn thì có lẽ ba sẽ không ra đi như thế. Nghĩ như vậy nhưng tôi biết, dù có thương ba bao nhiêu, chú cũng không thể làm gì khác được.
Trong những đứa em của tôi, đứa thứ ba là đứa ít nói nhưng ghét chú và căm thù chế độ nhiều nhất. Thái độ bất mản trong học hành và trong sinh hoạt hàng ngày nhất là với các cán bộ miền bắc khiến tôi vô cùng lo lắng, bất an. Em thường có những lời nói và biểu hiện mà các cán bộ cho là phản động. Có khuyên mấy cũng không được. Lo sợ em gặp sự không may, tôi bàn với mẹ đưa em ra Đà nẵng sống với gia đình người chị con bà dì ruột. Và từ Đà Nẳng em là người đầu tiên trong gia đình tôi vượt biên trái phép sang Mỹ sau 1975.
Năm 1982, chúng tôi nhận giấy tờ bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình ODP. Chúng tôi nộp đơn xin đi Mỹ và ngay năm đó cả hai vợ chồng cùng nhận giấy tờ cho thôi việc. Lý do: anh chị đã nộp đơn đi nước ngoài, không còn đủ tư cách làm việc tại cơ quan Bưu Điện được nữa. Đây là điều chúng tôi đã luờng trước nhưng không ngờ đến quá nhanh như vậy. Vào những năm 81-82, gia đình có thân nhân ở nước ngoài được xem là phản quốc. Nhất là với những người có tư tưởng ra sống ở nước ngoài như chúng tôi. Chấp nhận bị đuổi việc môt cách bình thản, vợ chồng chúng tôi bắt đầu khoảng thời gian lăn lóc với đủ thứ nghành nghề để kiếm sống và tồn tại.
Thời đó nhờ những lần đi chầu chực lãnh quà từ nước ngoài tại phi trường Tân Sơn nhất rồi đem bán tại chợ đồ ngoại cuối đường Nguyễn Thông, tôi làm quen với nhiều bạn hàng và cả những người đi lãnh quà như tôi. Mới đầu bán đồ của mình, sau đó mua lại của những người khác, tôi bắt đầu gia nhập hàng ngủ những người mua đi bán lại. Có mặt từ sáng sớm tại phi trường, theo chân những người lãnh hàng về tận nhà, mua rồi đem ra chợ bán kiếm chênh lệch. Hàng hoá từ kẹo, bánh đến nước hoa, đồ điện tử. Thượng vàng hạ cám, bất kỳ thứ gì miễn là của Mỹ là mua, là bán. Làm cái công việc không dính dáng gì đến cái bằng cấp tốt nghiệp của mình.Chỉ cần cái miệng thật dẽo, thật trơn tru. Một đôi khi nhớ lại những ngày tháng trước năm 1975, thấy mình thật nhiều thay đổi. Cái hiền lành chơn chất thuở nào như không còn nữa. Thật buồn, thật tiếc nuối.
Cũng may, tôi vẫn còn duy trì lớp dạy sửa chửa Radio TV tại nhà vào buổi tối. Đó là thời khắc vui nhất trong ngày của tôi. Ít nhất là lúc đó tôi còn thấy mình còn có ích, còn giống đứa con của ba mẹ thuở nào. Lớp ít học sinh nhưng tôi đã giảng dạy một cách say sưa. Và cuốn sách sửa TV của tôi ra đời trong thời gian này. Để in và xuất bản được cũng là một quá trình nhiêu khê nhưng cuối cùng Hội trí thức yêu nước cũng giúp tôi thực hiện được mơ ước nhỏ nhoi này.
Trong những năm giữa thập niên 80, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện hàng điện tử second hand. Đây là những mặt hàng điện tử như tivi, tủ lạnh, radio cassette hư cũ đã qua xử dụng được các thủy thủ tàu viễn dương đem về bán lại. Các tàu chở hàng đậu ngoài cảng xa. Mỗi khi có hàng về, chúng tôi đi từng nhóm dùng thuyền nhỏ cặp ra tàu lớn mua lúc từ 5 đến10 cái. Dĩ nhiên đây là buôn bán trái pháp luật nhà nước. Bị bắt thì hàng bị tịch thu, phạt tiền và ở tù . Nhưng nếu thoát được thì kiếm tiền nhiều. Đem về sửa lại rồi đem ra chợ bán.Thời đó có ăn nhất là chuyển hệ TV để xem hình có màu trên TV. Dĩ nhiên không đẹp và rõ như bây giờ nhưng thời đó là cái mốt của các cán bộ miền bắc có tiền. Chợ trời điện tử Huỳnh Thúc Kháng hình thành và lớn mạnh trong khoảng thời gian đó. Sau đó là một loạt các chợ trời Bảy Hiền, Lăng cha cả, Chợ lớn được thành hình giúp những người có một chút tay nghề về điện tử như tôi sống sót và tồn tại.
Nhưng cũng chỉ một thời gian. Lúc đầu, buôn bán rất khá, lợi nhuận cao, sau đó càng ngày càng khó khăn khi mà có nhiều tay trùm có quá nhiều tiền nhảy vào. Họ không mua từng 5-10 cái như chúng tôi mà họ mua nguyên cả tàu khi vừa cập cảng. Những tay trùm cán bộ có thế lực và có rất nhiều tiền. Họ có quan hệ và quyền lực mà những người ít tiền như chúng tôi không cạnh tranh nổi. Phải là con ông cháu cha. Phải đợi chia lại hàng từ những trùm lớn hơn. Đôi khi phải qua trung gian 2,3 cấp. Chất lượng hàng cũng kém đi rất nhiều.
Bỏ nghề điện tử, nhảy qua buôn trầm từ Đà Nẳng về Saigon. Nói là buôn trầm cho oai chứ mình làm gì có tiền nhiều như thế. Thường chỉ ra Đà nẳng nhận trầm từ ngươi quen, đem vào Sài gòn giao cho mối, ăn tiền chênh lệch. Đi đuợc chục chuyến có lời dù cũng rất vất vả. Lúc thì lăng lóc trên xe đò khi thì la lết trên tàu chợ nam bắc. Tôi càng ngày càng ốm nhom ốm nhách. Mặt mũi đen thui. Chỉ lạ một điều là thời đó dù đi nhiều, tôi lại rất ít gặp người quen, bạn bè. Nếu có gặp, bạn bè chắc cũng không nhận ra chàng kỹ sư hiền lành chơn chất trắng trẽo thư sinh thuở nào.
Đi thoát được khoảng chục lần, đến lần thứ 11 thì tôi bị quản lý thị trường bắt. Trầm bị tịch thu, riêng tôi bị giam tại công an Quảng Ngải. 2 ngày trong trại tạm giam tôi đã suy nghĩ thật nhiều về những ngày tháng đã qua trong cuộc đời. Hình như tôi đã thay đổi quá nhiều, không còn là tôi của năm xưa. Cái được thì quá ít, cái mất đi thì quá nhiều. Tôi cay đắng nhận ra rằng nếu tôi không dừng lại, tôi cũng sẽ mất tôi vĩnh viễn trong một thế giới không thuộc về tôi. Một thế giới bụi bặm, luờng gạt và xảo trá khác xa với thế giới ngày tôi sinh ra, lớn lên. Tôi biết, ba ở một nơi nào đó đã rất buồn.
Bỏ nghề buôn bán, bỏ qua ý tưởng làm giàu nhanh chóng, tôi quay lại nghề dạy điện tử của mình. Vẫn là nghề phù hợp vói mình nhất. Dù không có nhiều tiền nhưng 1+1 là 2 thì vẫn dễ hơn là 1+1=3. Vẫn là vợ tôi bên cạnh trong những thời khắc khó khăn với những an ủi và chia sẻ. Nàng luôn ủng hộ tôi trong những quyết định quan trọng và chúng tôi có đưa con thứ nhì. Con gái. Tôi thầm nghĩ, ba đã cầm tay, dẫn dắt tôi bắt đầu làm lại.
Năm 1988, gia đình được gọi đi phỏng vấn ở toà lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài gòn. Với giấy tờ đầy đủ, hợp lệ cuộc phỏng vấn đáng lẽ đuợc diễn ra một cách nhanh chóng đột nhiên bị dừng lại khi có phái đoàn cấp cao từ Thái Lan ghé thăm, lúc đó trong phòng, mẹ đang chuẩn bị trả lời. Vị trưởng đoàn có vẻ ngạc nhiên khi đọc hồ sơ của gia đình, nhất là chuyện liên quan đến ba tôi, người sĩ quan cảnh sát chết trong trại cải tạo sau 2 năm 6 tháng học tập . Ông ta có vẻ ngạc nhiên về tờ giấy trả quyền công dân của ba tôi. Có lẽ là lần đầu tiên ông thấy được một loại giấy tờ như vậy. Giấy trả quyền công dân cho một người đã chết.
Mẹ tôi vừa khóc vừa kể chuyện của ba. Câu chuyện về một cái chết và một chuyến đi thăm nuôi tức tưởi đã làm ngươì lãnh đạo đoàn thanh tra ODP cảm động. Chỉ một thời gian ngắn mẹ và các em tôi được giấy chấp thuận đi Mỹ theo diện HO thay vì theo diện đoàn tụ gia đình dù rằng ba tôi ở tù chưa đến 3 năm. Tôi biết có sự can thiệp đặc biệt của phái đoàn từ Thailand và tôi thầm tin có sự phù hộ của ba. Riêng vợ chồng chúng tôi tôi ở lại vì lúc đó có gia đình và sổ hộ khẩu riêng.
Vài tháng sau Mẹ và các em tôi đi Mỹ. Vợ chồng chúng tôi ở lại với 2 con nhỏ và bà cô em ông nội không chồng. Cũng may nếu tôi cùng đi thì không biết bà cô sẽ ra sao. Cuộc sống sau những năm 1990 của chúng tôi ngày càng ổn định. Lúc này, ngành điện tử và vi tính bắt đầu phát triễn. Các công ty nước ngoài bắt đầu thiết lập các văn phòng đại diện và quan hệ buôn bán tại việt nam. Tôi được tuyển vào làm việc lần lượt tại các văn phòng đại diện của Hewlett Packard, Brother, AT&T và cuối cùng là AMP tại Việt nam.
Đó là khoảng thời gian tôi sống sung sướng và sung túc nhất kể từ ngày mất nước 1975. Thời kỳ này, tôi sống và làm việc đúng với khả năng,với kiến thức từ khoa điện trường đại học Phú Thọ. Nếu không có thời kỳ mở cửa này, nếu không có những công ty nước ngoài, có lẽ suốt đời, tôi đứa con một sĩ quan cảnh sát chế độ cũ, đã sống một cách tối tăm và mất hút đâu đó trên chính quê hương đen tối của mình. Vào những năm 90, tiền lương 700 usd của là một con số không nhỏ nêu không muốn nói là lớn. Quan trọng hơn, đó là khoảng thời gian tôi được tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua những chuyến đi học tập ngắn ngày tại Singapore, Thailand, Malayia, Indonesia, và Philipine.
Đi học và về, tôi liên tục tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới của HP. Brother, AT&T và AMP tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẳng… Tên, hình ảnh tôi được đăng trên báo. Ra đường tôi đã có quyền ngẫng cao đầu. Ba tôi chắc chắn đã rất sung sướng, tự hào về tôi. Một khoảng thời gian hạnh phúc và có ích. Tôi đã tìm lại chính con người thật của mình.
Năm 1998, tôi được chấp thuận đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Bấy giờ tôi đã có 3 đứa con với cuộc sống rất ổn định, sung túc. Những chuyến đi nước ngoài thường xuyên. Có nhà riêng. Con đầu đang học đại học. Mọi chuyện suông sẻ, thuận lợi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Đi hay ờ . Một quyết định không dể dàng.Với tuồi gần 50 làm gì nơi đất khách quê người. Đã quá già để làm lại từ đầu. . Xin hoản ngày đi 3 tháng rồi cũng đến lúc phải quyết định, nếu không hồ sơ sẽ được xếp lại. Cơ hội đi doàn tụ sẽ không còn.
Thật ra nếu chỉ nghỉ đến riêng cho vợ chồng tôi thì câu trả lời sẽ rất dễ dàng, đơn giản. Tội gì phải ra đi khi đang có một cuộc sống ổn định và quá đầy đủ vào lúc đó. Trưởng văn phòng đại diện một công ty nước ngoài tại Sàigòn. Đi nước ngoài thì năm nào cũng đi 3, 4 lần. Tháng nào cũng 700-800 dollar bỏ túi. Công việc thì dễ dàng. Xếp trực tiếp thì ở tận Singapore. Vài tháng mới qua Việt Nam 1 hay 2 lần. Một tài xế, một cô thư ký xinh đẹp, vài ba nhân viên dưới quyền và một người giúp việc. Đi làm thì có Laptop, cell phone. Đi ăn thì có khách hàng trả tiền. Cuối năm thì gia đình đi du lịch nước ngoài, chi phí có công ty lo. Khách hàng thì rất nhiều. Tết nhứt cũng có quà cáp, nhậu nhẹt. Phải từ bỏ tất cả thật sự là một quyết định quá khó khăn. Và còn mộ ba ở đây nữa, ai lo?. Phải, có rất nhiều lý do để ở lại, không đi.
Đó là khoảng thời gian tôi sống sung sướng và sung túc nhất kể từ ngày mất nước 1975. Thời kỳ này, tôi sống và làm việc đúng với khả năng,với kiến thức từ khoa điện trường đại học Phú Thọ. Nếu không có thời kỳ mở cửa này, nếu không có những công ty nước ngoài, có lẽ suốt đời, tôi đứa con một sĩ quan cảnh sát chế độ cũ, đã sống một cách tối tăm và mất hút đâu đó trên chính quê hương đen tối của mình. Vào những năm 90, tiền lương 700 usd của là một con số không nhỏ nêu không muốn nói là lớn. Quan trọng hơn, đó là khoảng thời gian tôi được tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua những chuyến đi học tập ngắn ngày tại Singapore, Thailand, Malayia, Indonesia, và Philipine.
Đi học và về, tôi liên tục tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới của HP. Brother, AT&T và AMP tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẳng… Tên, hình ảnh tôi được đăng trên báo. Ra đường tôi đã có quyền ngẫng cao đầu. Ba tôi chắc chắn đã rất sung sướng, tự hào về tôi. Một khoảng thời gian hạnh phúc và có ích. Tôi đã tìm lại chính con người thật của mình.
Năm 1998, tôi được chấp thuận đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Bấy giờ tôi đã có 3 đứa con với cuộc sống rất ổn định, sung túc. Những chuyến đi nước ngoài thường xuyên. Có nhà riêng. Con đầu đang học đại học. Mọi chuyện suông sẻ, thuận lợi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Đi hay ờ . Một quyết định không dể dàng.Với tuồi gần 50 làm gì nơi đất khách quê người. Đã quá già để làm lại từ đầu. . Xin hoản ngày đi 3 tháng rồi cũng đến lúc phải quyết định, nếu không hồ sơ sẽ được xếp lại. Cơ hội đi doàn tụ sẽ không còn.
Thật ra nếu chỉ nghỉ đến riêng cho vợ chồng tôi thì câu trả lời sẽ rất dễ dàng, đơn giản. Tội gì phải ra đi khi đang có một cuộc sống ổn định và quá đầy đủ vào lúc đó. Trưởng văn phòng đại diện một công ty nước ngoài tại Sàigòn. Đi nước ngoài thì năm nào cũng đi 3, 4 lần. Tháng nào cũng 700-800 dollar bỏ túi. Công việc thì dễ dàng. Xếp trực tiếp thì ở tận Singapore. Vài tháng mới qua Việt Nam 1 hay 2 lần. Một tài xế, một cô thư ký xinh đẹp, vài ba nhân viên dưới quyền và một người giúp việc. Đi làm thì có Laptop, cell phone. Đi ăn thì có khách hàng trả tiền. Cuối năm thì gia đình đi du lịch nước ngoài, chi phí có công ty lo. Khách hàng thì rất nhiều. Tết nhứt cũng có quà cáp, nhậu nhẹt. Phải từ bỏ tất cả thật sự là một quyết định quá khó khăn. Và còn mộ ba ở đây nữa, ai lo?. Phải, có rất nhiều lý do để ở lại, không đi.
Đã nhiều lần đừng trước bàn thờ ba, mong ba một lới khuyên. Đi hay ở. Quá khó.
Cuối cùng tôi chọn giải pháp ra đi. Không phải vì vợ chồng riêng tôi mà vì gia đình, vì mẹ , vì các em, vì tương lai các con của tôi và vì lời hứa với ba, "mãi mãi thay ba vì cái gia đình này". Tôi biết những ngày sắp đến tôi sẽ phải bắt đầu trở lại một cuộc phiêu lưu mới. Sẽ không dễ dàng với một người quá tuổi như tôi trên một đất nước hoàn toàn lạ lẫm và quá xa xôi. Nhưng tôi sẽ không bao giờ hối hận về quyết định của mình. Cũng còn một lý do thật sâu kín không ai biết ngoại trừ vợ tôi: "Vết thương mất cha ngày nào trong trại học tập mãi mãi không lành".
Cuối cùng tôi chọn giải pháp ra đi. Không phải vì vợ chồng riêng tôi mà vì gia đình, vì mẹ , vì các em, vì tương lai các con của tôi và vì lời hứa với ba, "mãi mãi thay ba vì cái gia đình này". Tôi biết những ngày sắp đến tôi sẽ phải bắt đầu trở lại một cuộc phiêu lưu mới. Sẽ không dễ dàng với một người quá tuổi như tôi trên một đất nước hoàn toàn lạ lẫm và quá xa xôi. Nhưng tôi sẽ không bao giờ hối hận về quyết định của mình. Cũng còn một lý do thật sâu kín không ai biết ngoại trừ vợ tôi: "Vết thương mất cha ngày nào trong trại học tập mãi mãi không lành".
Mỗi lần nhìn những tay công an, những cán bộ cộng sản, tôi lại nhớ đến khuôn mặt gày gò, cặp mắt đau thương tuyệt vọng của ba lần gặp mặt trên đường đến trại K2 mười mấy năm về trước. Muốn quên nhưng khó thể quên được. Muốn tha thứ nhưng không thể nào tha thứ được. Vẫn mãi mãi một mối căm thù. Vợ tôi hiểu điều đó, chấp nhận cùng chồng đối diện một cuộc thử thách mới trên đất khách quê người, bỏ lại bên kia bờ đại dương một mẹ già và một người em gái yêu quý. Tôi biết tôi đã nợ em, một mối ân tình thật sâu đậm.
Những ngày cuối năm 1998, máy bay chở gia đình chúng tôi đáp xuống phi trường Los Angeles, California Hoa Kỳ. Kết thúc quảng đời 23 năm sống dưới chế độ cộng sản và để bắt đầu một cuộc hành trình không biết sẽ ra sao nhưng tôi tin, chắc chắn sẽ tốt đẹp và bình an hơn. Và, dù ở cách xa ngàn dặm, ba vẫn sẽ luôn theo dỏi, phù hộ mẹ và 9 anh em chúng tôi. Ba ơi, nếu có một kiếp sau, chúng con vẫn sẽ là những đứa con ngoan của ba: Người tù học tập cải tạo chết ở miền đất tận cùng biên giới Việt Trung năm 1978. Hưởng dương 54 tuổi.
(bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Hồi ức về cha
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
22:23
Rating:
Không có nhận xét nào: