Nấm mèo đen

 
Nấm mèo đen được thí nghiệm khoa học chứng minh có tác dụng giảm độ kết dính của máu.
Bệnh nhân to béo nên ăn nhiều nấm mèo đen, để giảm độ đậm đặc của máu, để nồng độ màu loãng hơn, sẽ tránh được khối máu kết tụ dẫn tới tai biến mạch máu não. Cũng hạn chế phần nào căn bệnh nhồi máu cơ tim.
 
Hiện nay có nhiều người bị chứng Azheimer’ tức bệnh lú lẫn của người lớn tuổi, thật ra giữa bệnh này với bệnh liệt nửa người khác nhau ra sao? 
Nguyên nhân gây liệt nửa người là một mạch máu đột nhiên bị tắc nghẽn, vỡ ra và gây nên tai biến mạch máu não. Còn bệnh lú lẫn là mao mạch nhỏ  trong nãobị tắt nghẽn dần, cuối cùng làm hỏng cả não, mất hết trí nhớ, nguyên nhân gây bệnh đều do nồng độ máu quá đặc mà ra!
 
Nấm mèo đen rất có công hiệu cho căn bệnh máu đặc. Ngày ăn chừng 5-10g, một cân nấm mèo đen có thể ăn khoảng 50-100 ngày. Ngày ăn 1 lần với số lượng ít, nấu canh hay làm đồ ăn cũng được cả,
 
Đây là một sự phát hiện hết sức ngẫu nhiên của một bác sĩ ở Mỹ. Sau khi ông  đăng bài báo cáo nghiên cứu, các nơi như Đài Loan, Hồng Kong đều áp dụng, cuối cùng trung tâm tim phổi Bắc Kinh cũng bước vào nghiên cứu nấm mèo đen.
 
 
-Tên gọi khác: Nấm tai mèo, Nấm Mộc Nhĩ, Vân Nhĩ
-Tên tiếng Anh: Jew's ear, jelly ear.
-Tên khoa học: Auricularia auricula-judae (Fr.) J.Schröt.
-Tên đồng nghĩa: Auricularia auricula, Hirneola auricula-judae
-Các loài tương cận: Auricularia polytricha, A. delicata, A. tenuis, A. emini, A. mesenterica, A. Ornata , A. Cornea, A. Fuscosuccinea.
Phân loại thực vật
Giới (regnum):
Nấm (Fungi).
Ngành (divisio):
Nấm đảm (Basidiomycota).
Lớp (class):
Nấm tản (Agaricomycetes).
Bộ (ordo):
Mộc nhĩ (Auriculariales).
Họ (familia):
Mộc nhĩ (Auricularaceae).
Chi (genus):
Mộc nhĩ (Auricularia).
Loài (species):
Nấm mèo (Auricularia auricula).
 
Phân bố
Loài nấm mèo phát triển trên thân gổ mục ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nhiều nhất là ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Ở Úc nấm mèo mọc trên gổ bạch đàn mục rửa.
 
Mô tả
Nấm mèo phát tán và sinh sản bằng bào tử. Khi bào tử bám vào giá thể như gổ mục, có đủ dộ ẩm bào tử nẩy mầm. Khuẩn ty là sợi nấm ăn luồn trong các khối gổ, khi hệ sợi nấm phát triển mạnh, đủ nguồn dinh dưỡng thì hình thành tai nấm.
Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống, mềm mại khi còn tươi  và cứng dòn khi phơi khô. Mặt trên mũ có lông dày, mỏng hoặc không lông. Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím và đen. Nấm mèo mọc được trên các giá thể như gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ.  Tai nấm mèo phát triển qua bốn giai đoạn và được gọi tên theo hình dạng quả thể. Tai nấm có nhiều nếp cong và các gờ giống như tai mèo với nhiều tỉnh mạch nên được gọi là nấm tai mèo hay mộc nhĩ.
Khi tai nấm già, một số chuyển sang giai đoạn sinh sản, mặt dưới tai nấm có các lớp bào tử màu trắng kem hoặc vàng nhạt. Bào tử hình quả lê, dài 16-18 micromet và ngang 6-8 micromet.
 
Thành phần hóa học
Theo nguồn Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Hoa Kỳ (USDA), thành phần hóa học trong 100 gam nấm mèo khô như sau: 370 kcal, 10,6 g protein , 0,2 g chất béo , 65 g carbohydrate , 5,8 g tro , canci 375 mg, sắt 185 mg, phospho 201 mg và 0,03 % mg carotene . Nấm tươi chứa độ ẩm 90%.
 
 
Công dung
a-Nấm mèo được dùng làm thực phẩm
 
b-Nấm mèo đuộc dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, nấm mèo có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Loại nấm làm thuốc tốt nhất là nấm mèo đen.
Ở Indonesia cho rằng các món ăn từ nấm mèo có tác dụng bổ máu.
Tây y cho rằng ăn nấm mèo còn có tác dụng làm giảm cholesterol cấp nói chung, và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol xấu.
Nấm mèo đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản nên là thức ăn thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành.
 
-Huyết áp cao: Mộc nhĩ 30g (mọc trên cây dâu) ngâm rửa sạch rồi hấp với đường ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng nhiều lần (theo www. suckhoedoisong.vn)
.
Các công trình nghiên cứu khoa học cho biết, trong 100g nấm mèo có chứa 10,6g protid, 0,2g lipid, 65,5g gluxid xơ, chất thô 5g, Ca 35,7mg, Fe 185mg, caroten 0,03mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,55mg, vitamin PP 2,6mg.
 
Tuy nhiên, nếu sử dụng nấm mèo không đúng cách sẽ làm nấm mất ngon, thậm chí còn gây tác hại. Vì vậy khi chế biến, người tiêu dùng cần chú ý mấy điểm sau:
 
- Tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh. Khi đó, mỗi 1kg nấm mèo khô có thể nở ra được từ 3 đến 3,5kg. Hơn nữa, như vậy sẽ giữ được độ giòn vốn có của nó. Còn ngâm bằng nước nóng, mỗi ki-lô-gam nấm mèo khô chỉ nở được từ 2 đến 2,5kg, mà lại làm cho nấm mèo mềm nhũn, quánh lại, rất dễ hỏng khi bảo quản.
 
- Tuyệt đối không ăn nấm mèo tươi. Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất cảm quang loại Porplyrin. Loại chất này rất mẫn cảm với tia sáng. Vì vậy, nếu ăn vào dễ gây ra các chứng bệnh như: Chứng viêm da ở những vùng cơ thể hở ra ngoài, rất dễ gây ngứa, sưng phù đau đớn. Thậm chí có thể gây viêm da hoại tử, cá biệt có người còn bị sưng phù ở cổ họng dẫn đến hô hấp khó khăn.
Do đó từ xưa đến nay, dân gian thường phơi khô nấm mèo vừa dễ bảo quản, vừa làm cho chất cảm quang Porplyrin tự mất đi, không còn độc tính.
 
Nấm mèo sau khi đã được phơi khô
 
Ngoài ra, y học hiện đại, cũng đã chứng minh nấm mèo giúp phòng ngừa bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu não ở người bị cao huyết áp.
 
Tác già: BS. Hong Chieu Quang .  Giang Su Dai Hoc Y Khoa Thuong Hai  ( bài do bạn TưSang giới thiệu)
Nấm mèo đen Nấm mèo đen Reviewed by Phạm Thu Hương on 20:53 Rating: 5

Không có nhận xét nào: