Những hoạt động của con người, nhất là kỹ thuật quân sự và vũ khí chiến tranh ngày càng lệ thuộc vào hệ thống vi tính mạng, dễ đưa tới xung đột bắt đầu bằng cuộc chiến tranh trên không gian ảo. Khi hệ thống máy tính mạng bị trục trặc hay ngừng hoạt động, thì sức mạnh hủy diệt của vũ khí sẽ bị “bốc hơi”. Do đó, ai làm chủ được hệ thống thông tin mạng là người chiến thắng, và cuối cùng, kẻ chiến bại bị hủy diệt bằng vũ khí quy ước là bom đạn.
1* Viễn ảnh một cuộc chiến tranh mạng
Đột nhiên, các sàn chứng khoán, ngân hàng, hệ thống giao thông công cộng đều bị tê liệt. Điện nước, điện thoại bị cắt. Dân chúng hỗn loạn. Tất cả đều kinh hoàng, không biết tai họa nào sẽ giáng xuống cuộc đời của mình.
Đó không phải là chuyện phim Hollywood, mà là một viễn cảnh chiến tranh mạng (Cyberwar) khó có thể tránh được, nếu các cường quốc không ngừng chạy đua vũ trang không gian ảo (Cyber space) như hiện nay.
Một viễn ảnh chiến tranh mạng khi mà tất cả những hoạt động trên thế giới ngày càng lệ thuộc vào Internet và các hệ thống máy vi tính.
Những việc gần đây nhất, có liên quan đến tin tặc (Hacker) đã đánh sập các trang mạng như Sony, Google, Lockheed Martin, và ngay cả Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, CIA, NASA, FBI…khiến cho những người lạc quan nhất cũng phải lo ngại.
2* Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một bộ quy tắc ứng xử mạng
Ngày 4-6-2011, tại hội nghị Đối Thọai Shangri-La, bộ trưởng QP/HK, Robert Gates đề cập đến những đe dọa trên không gian ảo, là một vấn đề rất quan trọng và kêu gọi các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương hãy xem những đe dọa đó có thể xảy ra cho bất cứ quốc gia nào, nên cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế, mục đích thiết lập một bộ quy tắc ứng xử không gian mạng, để chỉ rõ, những hành vi nào trên không gian ảo có thể chấp nhận được, những hành vi nào không, và vi phạm sẽ bị xem như một hành động chiến tranh.
3* Hoa Kỳ và Trung Cộng muốn tránh chiến tranh mạng
Ngày thứ hai, 7-5-2012, bộ trưởng QP/HK, Leon Panetta đã gặp người đồng nhiệm là bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng, Lương Quang Liệt ở Washington, D.C., hai bên cho biết, họ sẽ làm việc với nhau để tránh một cuộc chiến tranh mạng giữa hai nước.
Ông Lương Quang Liệt phủ nhận rằng nguồn gốc của những cuộc tấn công vào hệ thống máy tính của HK, phát xuất từ Trung Cộng. Ông nói: “Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng các cuộc tấn công mạng trực tiếp nhắm vào Hoa Kỳ đều bắt nguồn từ Bắc Kinh”.
Ông Panetta cũng thừa nhận rằng “các nước khác” cũng tham gia vào những cuộc tấn công HK, ông nói: “Vì Hoa Kỳ và Trung Cộng đã phát triển công nghệ trong lãnh vực nầy, cho nên, chúng tôi cho rằng hai bên cùng làm việc với nhau là cực kỳ quan trọng, để tránh bất cứ sai lầm nào, như ngộ nhận, có thể đưa tới khủng hoảng trong lãnh vực nầy”.
Năm 2011, một báo cáo của tình báo Mỹ cáo buộc đích danh các tin tặc Trung Cộng đã đánh cắp thông tin công nghệ bí mật của Hoa Kỳ, mục đích phục vụ nền kinh tế của nước nầy. Các viên chức Trung Cộng luôn luôn bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ, vì trên thực tế, rất khó và không có thể tìm ra bằng chứng cụ thể, cho nên Trung Cộng vẫn mạnh miệng từ chối dài dài.
4* Hoa Kỳ cảnh báo năng lực chiến tranh mạng của Trung Cộng
Ngày 8-3-2012, hảng AFP đưa tin, nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ Northrop Grumman, đã đệ trình một báo cáo 135 trang lên Ủy ban Duyệt xét An ninh Kinh tế, Hoa Kỳ-Trung Cộng, của Quốc hội Mỹ. Nội dung báo cáo nhấn mạnh, Trung Cộng (TC) ngày càng tập trung cho “một cuộc đối đầu thông tin. Năng lực máy tính của TC đã tiến bộ, là mối đe dọa cho quân đội HK”.
Các lãnh đạo quân đội TC quan niệm rằng, sự thành công trong chiến tranh, sẽ tùy thuộc vào khả năng kiểm soát thông tin và kiểm soát các hệ thống thông tin của địch.
Bản báo cáo nêu một trường hợp cụ thể về cuộc tấn công HK, trong việc HK bảo vệ Đài Loan, như sau: “Một vài tuần lễ trước khi tấn công Đài Loan, thì TC sẽ xử dụng các vũ khí trả đủa điện tử để tấn công mạng và các công cụ khai thác mạng của HK, cụ thể là tấn công vào mạng vi tính của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command=USPACOM), kế đó tấn công Bộ Tư Lệnh Giao Thông, nhằm làm xáo trộn khả năng kiểm soát và chỉ huy của HK.”
Mạng lưới của các nhà thầu hợp tác với hai bộ tư lệnh nầy cũng bị tấn công luôn, mục đích ngăn chặn đường tiếp tế và các dịch vụ hỗ trợ cho Đài Loan. Báo cáo cho biết, vì sự khó khăn trong việc xác nhận thủ phạm thật sự là ai, sẽ làm chậm trễ phản ứng của HK. Trong khi đó, quân đội TC chớp nhoáng đổ bộ chiếm Đài Loan.
Theo báo cáo thì các hoạt động máy tính của TC, bao gồm tấn công, phòng thủ, và khai thác, đã trở thành nền tảng chiến lược quân sự của nước nầy.
Hồi tháng 11 năm 2011, một cơ quan tình báo Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc đích danh “Trung Cộng là một thủ phạm dai dẳng và tích cực nhất thế giới, về gián điệp kinh tế trên không gian ảo”.
5* Hoa Kỳ cân nhắc chiến lược chiến tranh mạng
Ngày 19-10-2011, đại tướng không quân Mỹ, C. Robert Kehler, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Chiến Lược về không gian ảo, thuộc Bộ Quốc Phòng HK thừa nhận: “Bộ QP còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng một học thuyết quân sự cho việc phát động một cuộc chiến tranh máy tính. Lợi ích của HK đang bị thách thức bởi “những diễn viên rất tinh vi, đang hoạt động trong không gian ảo”. Tuy nhiên, tướng Kehler cũng lưu ý: “Tôi tin rằng Hoa Kỳ vẫn còn lợi thế trong không gian ảo”.
Hoa Kỳ cần một học thuyết về chiến tranh mạng
Theo tờ New York Times, thì HK chưa có môt học thuyết chi tiết cho cuộc chiến trong không gian ảo, như đã có các học thuyết hoạt động trên bộ, trên không và trên biển. Chưa có những quy định, những hướng dẫn cụ thể để tiến hành một chiến dịch tấn công trên mạng. Đại tướng Kehler cho biết: “Tôi tin tưởng, không một chút nghi ngờ nào, là cần phải có một cuộc bàn luận toàn diện để thành lập học thuyết hướng dẫn giao chiến trên mạng”.
6* Hoa Kỳ thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (United States Cyber Command-USCYBERCOM)
Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ muốn nâng cấp đơn vị Chiến Tranh Mạng lên thành Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo, để cho các đối thủ biết rằng HK rất coi trọng việc bảo vệ khả năng hoạt động trong lãnh vực nầy.
Ngày 2-5-2012, tờ Washington Post, dẫn lời một quan chức giấu tên, cho biết, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Chairman of the Joint Chiefs of Staff) là đại tướng Martin Dempsey sẽ đưa ra một khuyến cáo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, để trình lên Tổng Thống Barack Obama, thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo. Việc thành lập Bộ Tư Lệnh (BTL) nầy lên ngang hàng với 6 Bộ Tư Lệnh khác, để người đứng đầu BTL làm việc, báo cáo và nhận lệnh trực tiếp với tướng Martin Dempsey và Bộ trưởng Panetta, giảm bớt hệ thống hàng dọc như trước kia. Một vị tướng 4 sao sẽ đứng đầu BTL mới. Một số nước chỉ trích việc nầy, cho rằng HK là quốc gia gây hấn quân sự trên không gian ảo. Nhưng các quan chức Mỹ cho biết, chủ yếu là tập trung vào phòng thủ hơn là tấn công. Hiện tại HK đã có 6 Bộ Tư Lệnh vùng (Geographic Command):
1. U.S. Central Command (USCENTCOM) phụ trách quân sự Vùng Vịnh, Trung Đông
2. European Command (EUCOM) Bộ Tư Lệnh châu Âu
3. Africa Command (AFRICOM) BTL Phi châu
4. Northern Command (USNORTHCOM), phụ trách Alaska, Canada và Mexico
5. U.S. Southern Command (USSOUTHCOM), phụ trách quân sự Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean.
6. U.S. Pacific Command (USPACOM), BTL Thái Bình Dương.
7* Tình báo Mỹ tu chỉnh lớn về hệ thống thông tin
Ngày 3-2-2012, Giám đốc Tình Báo Quốc Gia, James Clapper xác nhận, HK đang triển khai những biện pháp quan trọng và có hiệu quả để tránh một vụ Wikileaks thứ hai. Wikileaks đã công bố hàng trăm ngàn email mật của Mỹ, buộc Washington phải có những biện pháp thay đổi cần thiết. Các biện pháp mới sẽ loại bỏ nội gián như trường hợp binh sĩ Bradley Manning đã cung cấp tin tức cho Wikileaks, đưa đến tổn thất chưa từng có đối với ngoại giao và tình báo Mỹ. Dù chỉ là một binh nhì, đóng quân ở Iraq chưa đầy một năm, mà Manning có thể truy cập hầu như toàn bộ email mật của bộ Ngoại Giao HK, có tổng cộng 260,000 điện thư mật đã bị công bố trên mạng toàn cầu. Hậu quả không những thiệt hại khó bù đấp nổi về ngoại giao, chiến lược chính trị, mà còn làm mất niềm tin trên toàn thế giới.
7.1. Tình báo “lên mây” (CloudMe)
Tờ Bloomberg dẫn lời Giám Đốc James Clapper, đưa tin, công nghệ điện toán “đám mây” sẽ đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống tình báo HK. Đó là tập trung tất cả lại, thành một hệ thống hợp nhất, bao gồm thông tin của 16 cơ quan tình báo HK, xem như một thư viện chung, giống như một đám mây trên trời, để cung cấp và chia xẻ thông tin một cách an toàn, tránh trường hợp các cơ quan tình báo nầy gởi thông tin cho các cơ quan khác, dễ bị đánh cắp trên đường đi. Biện pháp nầy cũng chưa chắc bảo đảm an toàn 100%.
Trước kia, một người lạ xâm nhập một mạng lưới của Bộ Ngoại Giao, nhưng sau nầy, có biết bao nhiêu người quen thuộc 16 tổ chức tình báo được quyền vào thư viện thông tin chung, thì tỷ lệ an toàn sẽ thấp xuống. Cái gì có liên quan đến nhiều con người, thì khó giữ bí mật, một trong nhiều người đó tiết lộ, bán tin tức, thì làm sao biết được ai là thủ phạm. Làm sao biết được mức độ trung thành của con người?
7.2. 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ
Cộng đồng tình báo HK là một tổ chức tình báo của chính phủ, có khoản 100,000 nhân viên với chi phí hàng năm khoảng 40 tỷ đô la. Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia phụ trách việc kiểm soát, điều phối hoạt động của 16 tổ chức tình báo trực thuộc.
Các thành viên:
CIA (Central Intelligence Agency), Cục Trung Ương Tình Báo. Trụ sở ở Langley, Virginia.Thành lập 1947, có tiền thân là OSS. Sau chiến tranh lạnh, CIA hoạt động tình báo kinh tế hải ngoại. Ngân sách 3.1 tỷ USD
.
I. Bộ Quốc Phòng HK:
- NSA (National Security Agency) Cơ quan An Ninh Quốc Gia. Thành lập 1952. 21,000 nhân viên. Trụ sở tại Fort George G. Meade, Maryland. Nhiệm vụ chính là phát hiện những nguy cơ phá hại lợi ích HK. Ngân sách 3.6 tỷ USD. NSA có biệt danh là “kẻ thần bí”. (No such agency= cơ quan không tồn tại). Xử dụng và giải mã các tín hiệu điện tử về thư tín và điện thoại, chứa vào một số vệ tinh quan sát quân sự cao, có thể đọc được bảng số của một chiếc xe đang chạy dưới đất.
– NRO (National Reconnaissance Office). Cơ quan Trinh Sát Quốc Gia. Thành lập 1960. Trụ sở Chantilly, Virginia. Nhiệm vụ chính là cung cấp hình ảnh do vệ tinh chụp được cho các cơ quan tình báo khác, khi có yêu cầu.
– DIA (Defense Intelligence Agency). Cục tình báo quốc phòng. Thành lập 1961. Trụ sở tại Ngũ Giác Đài. Nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo quân sự nước ngoài. Những cơ quan tình báo trực thuộc DIA:
1. Tình báo Không Quân
2. Tình báo Hải Quân
3. Tình báo Lục Quân
4. Tình báo Thủy Quân Lục Chiến
5. Cơ quan tình báo Địa Không Quốc Gia
II. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ
– FBI (Federal Bureau of Investigation). Cục Điều Tra Liên Bang Thành lập 1908. Trụ sở
tại tòa nhà Hoover Building, WA, D.C. Nhiệm vụ chính là điều tra các vụ án hình sự trên nước Mỹ.
– DEA (Drug Enforcement Administration). Lực lượng chống ma túy. Thành lập 1973. Trụ sở Arlington, Virginia. Nhiệm vụ chống lại mạng lưới mua bán, vận chuyển và tiêu thụ ma túy. Ngân sách 2 tỷ USD/năm.
III. Bộ An Ninh Nội Địa DHS (Department of Homeland Security)
Thành lập 2003. Mục đích thành lập là khắc phục khuyết điểm về sự không thống nhất giữa các cơ quan tình báo. Cụ thể là tổng hợp và phân tích nguồn tin của 22 cơ quan tình báo khác nhau, chủ yếu là CIA và FBI. Có 17,000 nhân viên. Bộ An Ninh Nội Địa liên lạc trực tiếp với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Toà Bạch Ốc. Bộ trưởng là bà Janet Napolitano.
Bộ An Ninh Nội Địa có 2 cơ quan:
– Phòng tình báo và phân tích
– Cơ quan tình báo tuần duyên.
IV. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
– INR (Bureau of Intelligence and Research). Văn Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu. Thành lập năm 1946. Nhiệm vụ chính là phân tích các báo cáo từ các tòa đại sứ gởi về.
V. Bộ Ngân Khố
Phòng hỗ trợ công tác tình báo.
VI. Bô Năng Lượng.
Phòng thông tin tình báo bảo mật về an ninh thế giới.
8* Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng tăng cường do thám
8.1. Trung Cộng tăng cường do thám
Theo AFP, một báo cáo trình lên Quốc Hội HK, đã cảnh báo là Trung Cộng đã tăng cường hoạt động gián điệp chống lại HK. TC đã có khả năng tinh vi hơn trong vấn đề chiến tranh mạng máy tính, cũng như tuyển mộ gián điệp. Chủ Tịch Ủy Ban Nghiên Cứu An Ninh và Kinh Tế về Trung Cộng, là Carolyn Bartholomev cho biết “Trung Cộng đang thay đổi cách thức hoạt động do thám HK”.
Đại tá Gary McAlum, thuộc Bộ Chỉ Huy Chiến Lược Mỹ, trình bày với Quốc Hội rằng Bộ Quốc Phòng đã phát hiện 54,640 vụ tấn công trên mạng rất nguy hiểm trong năm 2009. Các cuộc tấn công từ khắp nơi, nhưng phần lớn là từ Trung Cộng.
8.2. Hạ viện Hoa Kỳ báo động về gián điệp kinh tế của Trung Cộng
Ngày 4-10-2011, theo AFP, thì Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, Mike Rogers phát biểu như sau: “Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến tranh ồ ạt về thương mại trên mạng, nhằm vào tất cả chúng ta, và chúng ta phải gây áp lực buộc họ phải ngừng lại ngay. Trong lịch sử chưa bao giờ có một chính phủ đứng ra tổ chức các hoạt động đánh cắp thông tin thương mại và sở hữu trí tuệ như thế cả”. Ông Rogers cho rằng, các hoạt động gián điệp kinh tế đã lên tới mức quá quắt như thế, nên HK và các đồng minh châu Âu và châu Á phải có biện pháp ngoại giao và kinh tế, để buộc Bắc Kinh phải chấm dứt những vụ ăn cắp đó lại”.
Trường hợp Google được đưa ra làm thí dụ cụ thể. Công ty dịch vụ tìm kiếm trên Internet nầy đã bị gián điệp tin học Trung Cộng xâm nhập và đánh cắp những thông tin quý giá. Đó chỉ là “phần nổi của một tảng băng”, còn phần chìm là nhiều công ty khác cũng bị gián điệp mạng Trung Công xâm nhập, nhưng họ không công bố với báo chí vì e ngại bị thiệt hại và gây thêm những vụ tấn công mới của TC.
Không dễ gì quy trách nhiệm cho Trung Cộng, nhưng bất cứ cơ sở phân tích mạng tư nhân cũng đều cho rằng chính phủ của nước Cộng Sản nầy đã chỉ đạo thực hiện những vụ ăn cắp thông tin nói trên.
8.3. Trung Cộng bị cáo buộc tội gián điệp kinh tế có quy mô
8.3.1. Đột nhập iBahn
iBahn là nhà cung cấp dịch vụ Internet cho các khách sạn, như dịch vụ cung cấp băng thông rộng (Broadband) về giải trí cho khách sạn Marriott International Inc. và các chuỗi khách sạn khác, bao gồm các công ty đa quốc gia trong việc tổ chức các cuộc họp tại chỗ. Khi đã đột nhập vào mạng iBahn, tin tặc (Hacker) có thể nhìn thấy hàng triệu email bí mật, thậm chí kể cả những email được mã hoá, mà các giám đốc điều hành từ Dubai (Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất-The United Arab Emirates, UAE), đến New York, gởi báo cáo về mọi thứ, từ việc phát triển sản phẩm, đến chuẩn bị nội dung cho các cuộc đàm phán thương mại. Người đứng đầu cơ quan bảo mật SpiderLabs của Trustware Corp., mang cái Nick Percoco bày tỏ: “Điều đáng lo ngại nhất, là tin tặc có thể xử dụng hệ thống iBahn như một bệ phóng, từ đó xâm nhập vào các trang mạng của những doanh nghiệp nối kết với iBahn mục đích chiếm đoạt bí mật của các công ty. Có ít nhất 760 mạng lưới máy tính của các công ty, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các cơ quan chính phủ đã bị ảnh hưởng và phá hoại trong suốt một thập kỷ qua, do một nhóm gián điệp ưu tú (elite) của Trung Cộng.
8.3.2. Trung Cộng trộm cắp tất cả mọi thứ
“Họ ăn cắp tất cả mọi thứ mà chúng ta lơ là, không khoá cẩn thận, và càng ngày càng tồi tệ hơn gấp vạn lần”, dân biểu Rogers, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện HK cho biết như thế. Hoạt động ăn cắp là một phần nằm trong chính sách kinh tế quốc gia của họ. Họ dùng chiến thuật “máy hút bụi”, hút tất cả những gì họ bắt gặp, thu thập hàng tỷ dữ liệu của HK. Đánh cắp bí mật công nghiệp là một cách để họ vượt qua mặt HK, trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới.
8.3.3. Chính quyền Obama nêu đích danh Trung Cộng đánh cắp tài liệu
Trước đây, gián điệp mạng của HK chú tâm nhiều đến việc chống khủng bố quốc tế, đến những quốc gia và những tổ chức quân sự khủng bố ở nước ngoài, hơn là gián điệp kinh tế Trung Cộng.
Ngày 3-11-2011, bản báo cáo của 14 cơ quan tình báo HK chỉ đích danh gián điệp Trung Cộng đã gia tăng cường độ xâm nhập và là mối đe dọa số một của các công ty Mỹ. Chính quyền của tổng thống Obama có một hành động chưa từng thấy từ trước đến nay, là đã nêu đích danh Trung Cộng là kẻ chủ mưu.
Ông Rogers cho biết, một dự luật đang chờ Quốc Hội biểu quyết cho phép chính phủ được chia xẻ thông tin bí mật với các công ty, để giúp chống lại tin tặc Trung Cộng.
Năm 2010, khi công ty Google bị tin tặc TC đột kích màng lưới của mình, thì Google cho biết, vào thời điểm đó, cũng đã có 34 công ty lớn khác là nạn nhân, nhưng chỉ có 2 công ty lên tiếng và cung cấp chi tiết cụ thể là Intel và Adobe System Inc.
8.3.4. Quân đội Trung Cộng làm gián điệp mạng
Một quan chức tình báo giấu tên cho biết, việc truy tầm thủ phạm đôi khi cũng thành công do tác nghiệp vụng về và sai lầm của những điệp viên mạng. Ví dụ, một sĩ quan trong quân đội TC đã dùng một máy tính chủ (Server) trong việc đánh cắp tài liệu các nơi khác, đồng thời, cũng dùng máy chủ đó liên lạc với người tình của ông ta. Công ty McAfee Inc. cho biết, trong thời gian 5 năm, từ 2006, gián điệp TC đã lục soát ít nhất 71 công ty, cơ quan chính phủ, các nhóm cố vấn (Thinktank) và các tổ chức phi lợi nhuận.
9* Tin tặc tấn công Hoa Kỳ
9.1. Tin tặc kiểm soát hoàn toàn hệ thống máy tính của NASA (NASA=National Aeronautics and Space Administration)
Ngày 5-3-2012, Paul K. Martin, Tổng thanh tra NASA cho biết, tin tặc đã vào nắm quyền điều khiển hệ thống máy tính Jet Propulsion Laboratory (JPL) và xâm nhập tài khoản của hầu hết những người có đặc quyền xử dụng JPL. Vụ tấn công có liên quan đến địa chỉ IP của Trung Cộng.
Những hackers có khả năng, truy cập cả hệ thống, sửa đổi, sao chép, xoá bỏ các tệp tin nhạy cảm, đánh cắp thông tin những người dùng, để xâm nhập các hệ thống khác của NASA.
Theo ông Martin, trong năm 2010 và 2011, NASA đã hứng chịu 5,408 “sự cố” an ninh máy tính. Từ giữa tháng 4 năm 2009 đến giữa tháng 4 năm 2011, NASA đã báo cáo 48 thiết bị điện toán di động đã bị đánh cắp. “NASA là mục tiêu màu mỡ cho các cuộc tấn công mạng. Các mối đe dọa sẽ không suy giảm, nếu cơ quan nầy không có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu ”.
9.2. 24 ngàn tài liệu Bộ Quốc Phòng Mỹ bị tin tặc đánh cắp
Ngày 18-7-2011, Bộ QP/HK thông báo một tin động trời, là 24,000 tài liệu của bộ nầy đã bị tin tặc đánh cắp, phụ tá Bộ Trưởng William J. Lynn III xác nhận như thế. Rất khó và không thể xác định được danh tánh của tin tặc. Hiện tại, Lầu Năm Góc đang sở hữu 15,000 hệ thống mạng máy tính khác nhau, với 7 triệu máy computer trên khắp thế giới.
Trong tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng Leon Panetta tiết lộ, có hơn 60,000 phần mềm (Software) bị độc hại hoặc biến thể, được xác định mỗi ngày, đã đe dọa an ninh và kinh tế của HK. Bộ nầy đã phải xây dựng một chiến lược không gian mạng mới, phù hợp với tình thế như hiện nay.
Nền “an ninh quốc gia” đang được định nghĩa lại, trong đó có sự an toàn toàn trên không gian mạng.
9.3. Tập đoàn Lockheed Martin bị tin tặc tấn công
Lockheed Martin là công ty nhà thầu quốc phòng HK. Là nhà sản xuất phi cơ F-16, F-22, F-35, tàu chiến và các hệ thống vũ khí trị giá hàng tỷ đô la. Sản phẩm của tập đoàn nầy được bán ra khắp nơi trên thế giới.
Ngày 28-5-2011, công ty Lockheed Martin cho biết, “vào ngày 21-5-2011, đội ngũ an ninh mạng của công ty nầy đã phát hiện một cuộc tấn công, và “gần như ngay lập tức” đã thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhờ đó, hệ thống mạng được an toàn. Không có chương trình hoặc dữ liệu (data) cá nhân của khách hàng (các quốc gia mua vũ khí) nào bị thiệt hại cả.”
Bộ QP cho biết, họ đang hợp tác với Lockheed Martin để đánh giá mức độ thiệt hại của vụ tấn công.
9.4. Tấn công mạng là một hành động chiến tranh
Chiến tranh mạng đến hồi gay cấn, khi HK tuyên bố sẽ dùng bom đạn để đánh trả vào các cuộc tấn công mạng. Chính phủ Mỹ đang xem xét một chiến lược quân sự, xác định các cuộc tấn công mạng máy tính là một hành động gây chiến, để từ đó, cho phép các chỉ huy quân sự có thể lựa chọn biện pháp trả đủa bằng quân sự chống lại kẻ thù, theo quan niệm,
“Nếu bạn đánh sập mạng lưới máy tính của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào một trong các cơ sở công nghiệp của bạn”.
GS Joel Reindenberg dạy môn công nghệ thông tin tại đại học Fordham ở New York nhận xét, “chính sách trên là một thừa nhận quan trọng rằng, hình thức chiến tranh mạng gây tỗn hại cho nước Mỹ cũng giống như chiến tranh súng đạn vậy”.
Ngày 1-6-2011, theo tờ The Guardian thì, Bộ QP/HK đã kết luận rằng, luật lệ về xung đột vũ trang sẽ được nới rộng ra, bao gồm chiến tranh mạng vi tính, mục đích cho phép HK xử dụng quân đội để đáp trả.
9.5. Hoa Kỳ tuyên chiến với tin tặc: nhiệm vụ bất khả thi
Jody Westby, tác giả quyển “Tìm kiếm hòa bình mạng” do LHQ ấn hành, cho biết, “rất khó truy lùng nguồn gốc của các cuộc tấn công, cho nên gần như không thể xác định được ai đứng đàng sau các cuộc tấn công”.
Một số chuyên gia cảnh báo, điều khoản nầy rất khó thi hành, và có thể dẫn tới sự leo thang trong việc quân sự hoá thế giới mạng máy tính toàn cầu.
Lực lượng đặc nhiệm CRT Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, NATO, đã bị tin tặc tấn công nhiều lần. Hồi năm 2010, NATO đã ra quyết định, khi một thành viên của khối bị tin tặc tấn công, thì lập tức, một nhóm chuyên viên được triệu tập, để xem xét những biện pháp đối phó. Trên thực tế, từ đó đến nay nhóm nầy chưa họp lần nào, mặc dù nhiều cuộc tấn công đã xảy ra như cơm bữa.
Hồi tháng 6 năm 2011, chuyên gia chiến tranh mạng của NATO, ông Luc Dandurand tiết lộ, NATO đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm Cyber Red Team (CRT) nhằm tăng cường phòng vệ hệ thống máy tính và đánh trả tin tặc, nhưng đòn phản công không thực hiện được vì không biết kẻ chủ mưu là ai.
Hồi tháng 12 năm 2010, công ty Google tuyên bố, đã phát hiện được tin tặc tấn công công ty nầy phát xuất từ Trung Cộng, tuy nhiên, không có bằng chứng là chính quyền TC có liên hệ hay không. Một quan chức bộ QP/HK tuyên bố: “Làm sao mà chúng ta biết được, đó là một tin tặc vô danh hay là một thành viên của quân đội Trung Cộng”.
10* Nguy cơ chạy đua vũ trang mạng
Hoa Kỳ đã thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM), nâng cấp hệ thống thông tin, và mới đây, Washington đang triển khai một dự án 1.3 tỷ USD nhằm thử nghiệm các công nghệ bảo vệ mới và đào tạo “chiến binh mạng”.
Về phía Trung Cộng, tờ báo quân đội đăng bài xã luận cho biết, nước nầy phải tăng cường khả năng chiến tranh mạng, vì “Hoa Kỳ đang ráo riết giành quyền chủ động quân sự trong thế giới ảo.” Tờ báo cho biết: “Trung Cộng cần phải cải thiện toàn diện để bảo vệ mặt trận Internet”. Tuy nhiên, phương Tây cho rằng, TC đã có một đạo quân đông đảo từ 2 năm nay, chưa kể hàng triệu tin tặc trong đó đa số là người của nhà nước.
Rõ ràng là đang có một cuộc chạy đua vũ trang không gian ảo.
11* Nguy cơ về một cuộc chiến tranh mạng
Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Quốc gia nào vi phạm không gian ảo của Mỹ, thì Mỹ sẵn sàng đánh trả bằng sức mạnh quân sự thật, trong không gian thật”. Điều nầy cho thấy chiến tranh đã hé dạng. Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi thế lực quân sự dường như đã vượt qua ngoài tầm kiểm soát. Chiến tranh sẽ được nâng lên một tầm cao mới, là chiến tranh trên Internet. Theo đánh giá của các chuyên gia, thì hiện nay có khoảng 20 quốc gia có tiềm năng phát động cuộc chiến tranh mạng (Cyberwar)
11.1. Đang có chiến tranh mạng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay không?
Các cuộc tấn công mới đây vào tài khoản email của Google nhắm vào những quan chức HK và Nam Hàn, cũng như những nhà hoạt động nhân quyền người Hoa, làm cho tình hình càng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng. Đó là hành vi gây hấn, tuyên chiến tạo ra khủng hoảng, chiến tranh. Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên BQP/HK, cho biết: “Để đáp trả lại một cuộc tấn công mạng, không nhất thiết phải dùng một cuộc chiến tranh mạng khác”, ý nói, một cuộc tấn công trả đủa bằng sức mạnh quân sự. “Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, thì chúng tôi có thể bắn hỏa tiễn vào ống khói nhà bạn”. Lời đe dọa nầy nhắm vào Trung Cộng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các quốc gia liên hệ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tương lai, là những người lính với bàn phiếm trong phòng tối, thay vì cầm M-16 trên mặt trận. GS Dan Kuehl, Đại học Washington cho biết: “Chúng tôi làm việc trên tất cả 5 khu vực, trên bộ, trên biển, trên không, ngoài không gian và cả trên không gian ảo nữa.
11.2. Vì sao chiến tranh mạng có thể xảy ra?
Không gian ảo ngày nay là chiến trường thật sự có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia. Vì sao?
Vì toàn bộ chiến thuật của HK đều đặt trên hệ thống máy vi tính. Bom, mìn, hỏa tiễn được hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) điều khiển và dẫn đường, mà hệ thống vệ tinh thì được vận hành bằng hệ thống máy computer và mạng Internet. Phi cơ không người lái được điều khiển từ xa bằng hệ thống mạng vi tính. Phi cơ, tàu chiến, ngoài công dụng là một thứ vũ khí lợi hại, còn là những trung tâm xử lý dữ kiện (Data-processing Center) khổng lồ như hệ thống AEGIS, là hệ thống máy tính dùng để phát hiện, đánh chặn tiêu diệt hỏa tiễn từ xa. Ngoài ra, những binh lính máy móc, dây nhợ đầy người chẳng khác nào những hệ thống computer di động. Vì thế, nếu mạng lưới máy tính tinh vi bị trục trặc, không hoạt động hoặc hoạt động sai, thì sức mạnh hủy diệt của tất cả các lại vũ khí nói trên xem như bị “bốc hơi”.
Vì thế, Hoa Kỳ có nhiều đầu tư về tài chánh và nhân lực, nhằm giữ thế thượng phong trên mặt trận không gian ảo nầy.
Trung Cộng là quốc gia mới phát triển sau nầy, nên chưa sánh kịp với HK trong hiện tại.
Đặc tính của cuộc chiến tranh mạng là những cuộc tấn công chỉ vài giây đồng hồ bằng vào những động tác nhấn phím, nhưng gây tác hại lan truyền khắp thế giới.
12* Kết
Trung Cộng chuyên tấn công mạng để ăn cắp bí mật quân sự, kinh tế để phát triển vũ khí của mọi lãnh vực. Vũ khí lợi hại, một khi đã lọt vào tay những “kẻ xấu”, hiếu chiến, bản chất bành trướng bá quyền là một hiểm họa cho nhân loại.
Cây muốn lặng mà gió không ngừng ăn cắp, ăn cướp rất dễ gây ra chiến tranh. Lịch sử bành trướng bá quyền của Hán Tộc từ ngàn xưa đã là mối nguy cho các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam là nạn nhân. Tuy nhiên, bạo quyền dù có mạnh đến đâu mà không có chính nghĩa thì trước sau gì cũng bị tiêu tùng, trước mắt là chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa Cộng Sản Nga đã sập tiệm.
Chính nghĩa bao giờ cũng thắng
Trúc Giang(theo NguoiViệtBoston)
Đột nhiên, các sàn chứng khoán, ngân hàng, hệ thống giao thông công cộng đều bị tê liệt. Điện nước, điện thoại bị cắt. Dân chúng hỗn loạn. Tất cả đều kinh hoàng, không biết tai họa nào sẽ giáng xuống cuộc đời của mình.
Đó không phải là chuyện phim Hollywood, mà là một viễn cảnh chiến tranh mạng (Cyberwar) khó có thể tránh được, nếu các cường quốc không ngừng chạy đua vũ trang không gian ảo (Cyber space) như hiện nay.
Một viễn ảnh chiến tranh mạng khi mà tất cả những hoạt động trên thế giới ngày càng lệ thuộc vào Internet và các hệ thống máy vi tính.
Những việc gần đây nhất, có liên quan đến tin tặc (Hacker) đã đánh sập các trang mạng như Sony, Google, Lockheed Martin, và ngay cả Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, CIA, NASA, FBI…khiến cho những người lạc quan nhất cũng phải lo ngại.
2* Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một bộ quy tắc ứng xử mạng
Ngày 4-6-2011, tại hội nghị Đối Thọai Shangri-La, bộ trưởng QP/HK, Robert Gates đề cập đến những đe dọa trên không gian ảo, là một vấn đề rất quan trọng và kêu gọi các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương hãy xem những đe dọa đó có thể xảy ra cho bất cứ quốc gia nào, nên cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế, mục đích thiết lập một bộ quy tắc ứng xử không gian mạng, để chỉ rõ, những hành vi nào trên không gian ảo có thể chấp nhận được, những hành vi nào không, và vi phạm sẽ bị xem như một hành động chiến tranh.
3* Hoa Kỳ và Trung Cộng muốn tránh chiến tranh mạng
Ngày thứ hai, 7-5-2012, bộ trưởng QP/HK, Leon Panetta đã gặp người đồng nhiệm là bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng, Lương Quang Liệt ở Washington, D.C., hai bên cho biết, họ sẽ làm việc với nhau để tránh một cuộc chiến tranh mạng giữa hai nước.
Ông Lương Quang Liệt phủ nhận rằng nguồn gốc của những cuộc tấn công vào hệ thống máy tính của HK, phát xuất từ Trung Cộng. Ông nói: “Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng các cuộc tấn công mạng trực tiếp nhắm vào Hoa Kỳ đều bắt nguồn từ Bắc Kinh”.
Ông Panetta cũng thừa nhận rằng “các nước khác” cũng tham gia vào những cuộc tấn công HK, ông nói: “Vì Hoa Kỳ và Trung Cộng đã phát triển công nghệ trong lãnh vực nầy, cho nên, chúng tôi cho rằng hai bên cùng làm việc với nhau là cực kỳ quan trọng, để tránh bất cứ sai lầm nào, như ngộ nhận, có thể đưa tới khủng hoảng trong lãnh vực nầy”.
Năm 2011, một báo cáo của tình báo Mỹ cáo buộc đích danh các tin tặc Trung Cộng đã đánh cắp thông tin công nghệ bí mật của Hoa Kỳ, mục đích phục vụ nền kinh tế của nước nầy. Các viên chức Trung Cộng luôn luôn bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ, vì trên thực tế, rất khó và không có thể tìm ra bằng chứng cụ thể, cho nên Trung Cộng vẫn mạnh miệng từ chối dài dài.
4* Hoa Kỳ cảnh báo năng lực chiến tranh mạng của Trung Cộng
Ngày 8-3-2012, hảng AFP đưa tin, nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ Northrop Grumman, đã đệ trình một báo cáo 135 trang lên Ủy ban Duyệt xét An ninh Kinh tế, Hoa Kỳ-Trung Cộng, của Quốc hội Mỹ. Nội dung báo cáo nhấn mạnh, Trung Cộng (TC) ngày càng tập trung cho “một cuộc đối đầu thông tin. Năng lực máy tính của TC đã tiến bộ, là mối đe dọa cho quân đội HK”.
Các lãnh đạo quân đội TC quan niệm rằng, sự thành công trong chiến tranh, sẽ tùy thuộc vào khả năng kiểm soát thông tin và kiểm soát các hệ thống thông tin của địch.
Bản báo cáo nêu một trường hợp cụ thể về cuộc tấn công HK, trong việc HK bảo vệ Đài Loan, như sau: “Một vài tuần lễ trước khi tấn công Đài Loan, thì TC sẽ xử dụng các vũ khí trả đủa điện tử để tấn công mạng và các công cụ khai thác mạng của HK, cụ thể là tấn công vào mạng vi tính của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command=USPACOM), kế đó tấn công Bộ Tư Lệnh Giao Thông, nhằm làm xáo trộn khả năng kiểm soát và chỉ huy của HK.”
Mạng lưới của các nhà thầu hợp tác với hai bộ tư lệnh nầy cũng bị tấn công luôn, mục đích ngăn chặn đường tiếp tế và các dịch vụ hỗ trợ cho Đài Loan. Báo cáo cho biết, vì sự khó khăn trong việc xác nhận thủ phạm thật sự là ai, sẽ làm chậm trễ phản ứng của HK. Trong khi đó, quân đội TC chớp nhoáng đổ bộ chiếm Đài Loan.
Theo báo cáo thì các hoạt động máy tính của TC, bao gồm tấn công, phòng thủ, và khai thác, đã trở thành nền tảng chiến lược quân sự của nước nầy.
Hồi tháng 11 năm 2011, một cơ quan tình báo Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc đích danh “Trung Cộng là một thủ phạm dai dẳng và tích cực nhất thế giới, về gián điệp kinh tế trên không gian ảo”.
5* Hoa Kỳ cân nhắc chiến lược chiến tranh mạng
Ngày 19-10-2011, đại tướng không quân Mỹ, C. Robert Kehler, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Chiến Lược về không gian ảo, thuộc Bộ Quốc Phòng HK thừa nhận: “Bộ QP còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng một học thuyết quân sự cho việc phát động một cuộc chiến tranh máy tính. Lợi ích của HK đang bị thách thức bởi “những diễn viên rất tinh vi, đang hoạt động trong không gian ảo”. Tuy nhiên, tướng Kehler cũng lưu ý: “Tôi tin rằng Hoa Kỳ vẫn còn lợi thế trong không gian ảo”.
Hoa Kỳ cần một học thuyết về chiến tranh mạng
Theo tờ New York Times, thì HK chưa có môt học thuyết chi tiết cho cuộc chiến trong không gian ảo, như đã có các học thuyết hoạt động trên bộ, trên không và trên biển. Chưa có những quy định, những hướng dẫn cụ thể để tiến hành một chiến dịch tấn công trên mạng. Đại tướng Kehler cho biết: “Tôi tin tưởng, không một chút nghi ngờ nào, là cần phải có một cuộc bàn luận toàn diện để thành lập học thuyết hướng dẫn giao chiến trên mạng”.
6* Hoa Kỳ thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (United States Cyber Command-USCYBERCOM)
Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ muốn nâng cấp đơn vị Chiến Tranh Mạng lên thành Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo, để cho các đối thủ biết rằng HK rất coi trọng việc bảo vệ khả năng hoạt động trong lãnh vực nầy.
Ngày 2-5-2012, tờ Washington Post, dẫn lời một quan chức giấu tên, cho biết, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Chairman of the Joint Chiefs of Staff) là đại tướng Martin Dempsey sẽ đưa ra một khuyến cáo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, để trình lên Tổng Thống Barack Obama, thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo. Việc thành lập Bộ Tư Lệnh (BTL) nầy lên ngang hàng với 6 Bộ Tư Lệnh khác, để người đứng đầu BTL làm việc, báo cáo và nhận lệnh trực tiếp với tướng Martin Dempsey và Bộ trưởng Panetta, giảm bớt hệ thống hàng dọc như trước kia. Một vị tướng 4 sao sẽ đứng đầu BTL mới. Một số nước chỉ trích việc nầy, cho rằng HK là quốc gia gây hấn quân sự trên không gian ảo. Nhưng các quan chức Mỹ cho biết, chủ yếu là tập trung vào phòng thủ hơn là tấn công. Hiện tại HK đã có 6 Bộ Tư Lệnh vùng (Geographic Command):
1. U.S. Central Command (USCENTCOM) phụ trách quân sự Vùng Vịnh, Trung Đông
2. European Command (EUCOM) Bộ Tư Lệnh châu Âu
3. Africa Command (AFRICOM) BTL Phi châu
4. Northern Command (USNORTHCOM), phụ trách Alaska, Canada và Mexico
5. U.S. Southern Command (USSOUTHCOM), phụ trách quân sự Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean.
6. U.S. Pacific Command (USPACOM), BTL Thái Bình Dương.
7* Tình báo Mỹ tu chỉnh lớn về hệ thống thông tin
Ngày 3-2-2012, Giám đốc Tình Báo Quốc Gia, James Clapper xác nhận, HK đang triển khai những biện pháp quan trọng và có hiệu quả để tránh một vụ Wikileaks thứ hai. Wikileaks đã công bố hàng trăm ngàn email mật của Mỹ, buộc Washington phải có những biện pháp thay đổi cần thiết. Các biện pháp mới sẽ loại bỏ nội gián như trường hợp binh sĩ Bradley Manning đã cung cấp tin tức cho Wikileaks, đưa đến tổn thất chưa từng có đối với ngoại giao và tình báo Mỹ. Dù chỉ là một binh nhì, đóng quân ở Iraq chưa đầy một năm, mà Manning có thể truy cập hầu như toàn bộ email mật của bộ Ngoại Giao HK, có tổng cộng 260,000 điện thư mật đã bị công bố trên mạng toàn cầu. Hậu quả không những thiệt hại khó bù đấp nổi về ngoại giao, chiến lược chính trị, mà còn làm mất niềm tin trên toàn thế giới.
7.1. Tình báo “lên mây” (CloudMe)
Tờ Bloomberg dẫn lời Giám Đốc James Clapper, đưa tin, công nghệ điện toán “đám mây” sẽ đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống tình báo HK. Đó là tập trung tất cả lại, thành một hệ thống hợp nhất, bao gồm thông tin của 16 cơ quan tình báo HK, xem như một thư viện chung, giống như một đám mây trên trời, để cung cấp và chia xẻ thông tin một cách an toàn, tránh trường hợp các cơ quan tình báo nầy gởi thông tin cho các cơ quan khác, dễ bị đánh cắp trên đường đi. Biện pháp nầy cũng chưa chắc bảo đảm an toàn 100%.
Trước kia, một người lạ xâm nhập một mạng lưới của Bộ Ngoại Giao, nhưng sau nầy, có biết bao nhiêu người quen thuộc 16 tổ chức tình báo được quyền vào thư viện thông tin chung, thì tỷ lệ an toàn sẽ thấp xuống. Cái gì có liên quan đến nhiều con người, thì khó giữ bí mật, một trong nhiều người đó tiết lộ, bán tin tức, thì làm sao biết được ai là thủ phạm. Làm sao biết được mức độ trung thành của con người?
7.2. 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ
Cộng đồng tình báo HK là một tổ chức tình báo của chính phủ, có khoản 100,000 nhân viên với chi phí hàng năm khoảng 40 tỷ đô la. Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia phụ trách việc kiểm soát, điều phối hoạt động của 16 tổ chức tình báo trực thuộc.
Các thành viên:
CIA (Central Intelligence Agency), Cục Trung Ương Tình Báo. Trụ sở ở Langley, Virginia.Thành lập 1947, có tiền thân là OSS. Sau chiến tranh lạnh, CIA hoạt động tình báo kinh tế hải ngoại. Ngân sách 3.1 tỷ USD
.
I. Bộ Quốc Phòng HK:
- NSA (National Security Agency) Cơ quan An Ninh Quốc Gia. Thành lập 1952. 21,000 nhân viên. Trụ sở tại Fort George G. Meade, Maryland. Nhiệm vụ chính là phát hiện những nguy cơ phá hại lợi ích HK. Ngân sách 3.6 tỷ USD. NSA có biệt danh là “kẻ thần bí”. (No such agency= cơ quan không tồn tại). Xử dụng và giải mã các tín hiệu điện tử về thư tín và điện thoại, chứa vào một số vệ tinh quan sát quân sự cao, có thể đọc được bảng số của một chiếc xe đang chạy dưới đất.
– NRO (National Reconnaissance Office). Cơ quan Trinh Sát Quốc Gia. Thành lập 1960. Trụ sở Chantilly, Virginia. Nhiệm vụ chính là cung cấp hình ảnh do vệ tinh chụp được cho các cơ quan tình báo khác, khi có yêu cầu.
– DIA (Defense Intelligence Agency). Cục tình báo quốc phòng. Thành lập 1961. Trụ sở tại Ngũ Giác Đài. Nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo quân sự nước ngoài. Những cơ quan tình báo trực thuộc DIA:
1. Tình báo Không Quân
2. Tình báo Hải Quân
3. Tình báo Lục Quân
4. Tình báo Thủy Quân Lục Chiến
5. Cơ quan tình báo Địa Không Quốc Gia
II. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ
– FBI (Federal Bureau of Investigation). Cục Điều Tra Liên Bang Thành lập 1908. Trụ sở
tại tòa nhà Hoover Building, WA, D.C. Nhiệm vụ chính là điều tra các vụ án hình sự trên nước Mỹ.
– DEA (Drug Enforcement Administration). Lực lượng chống ma túy. Thành lập 1973. Trụ sở Arlington, Virginia. Nhiệm vụ chống lại mạng lưới mua bán, vận chuyển và tiêu thụ ma túy. Ngân sách 2 tỷ USD/năm.
III. Bộ An Ninh Nội Địa DHS (Department of Homeland Security)
Thành lập 2003. Mục đích thành lập là khắc phục khuyết điểm về sự không thống nhất giữa các cơ quan tình báo. Cụ thể là tổng hợp và phân tích nguồn tin của 22 cơ quan tình báo khác nhau, chủ yếu là CIA và FBI. Có 17,000 nhân viên. Bộ An Ninh Nội Địa liên lạc trực tiếp với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Toà Bạch Ốc. Bộ trưởng là bà Janet Napolitano.
Bộ An Ninh Nội Địa có 2 cơ quan:
– Phòng tình báo và phân tích
– Cơ quan tình báo tuần duyên.
IV. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
– INR (Bureau of Intelligence and Research). Văn Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu. Thành lập năm 1946. Nhiệm vụ chính là phân tích các báo cáo từ các tòa đại sứ gởi về.
V. Bộ Ngân Khố
Phòng hỗ trợ công tác tình báo.
VI. Bô Năng Lượng.
Phòng thông tin tình báo bảo mật về an ninh thế giới.
8* Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng tăng cường do thám
8.1. Trung Cộng tăng cường do thám
Theo AFP, một báo cáo trình lên Quốc Hội HK, đã cảnh báo là Trung Cộng đã tăng cường hoạt động gián điệp chống lại HK. TC đã có khả năng tinh vi hơn trong vấn đề chiến tranh mạng máy tính, cũng như tuyển mộ gián điệp. Chủ Tịch Ủy Ban Nghiên Cứu An Ninh và Kinh Tế về Trung Cộng, là Carolyn Bartholomev cho biết “Trung Cộng đang thay đổi cách thức hoạt động do thám HK”.
Đại tá Gary McAlum, thuộc Bộ Chỉ Huy Chiến Lược Mỹ, trình bày với Quốc Hội rằng Bộ Quốc Phòng đã phát hiện 54,640 vụ tấn công trên mạng rất nguy hiểm trong năm 2009. Các cuộc tấn công từ khắp nơi, nhưng phần lớn là từ Trung Cộng.
8.2. Hạ viện Hoa Kỳ báo động về gián điệp kinh tế của Trung Cộng
Ngày 4-10-2011, theo AFP, thì Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, Mike Rogers phát biểu như sau: “Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến tranh ồ ạt về thương mại trên mạng, nhằm vào tất cả chúng ta, và chúng ta phải gây áp lực buộc họ phải ngừng lại ngay. Trong lịch sử chưa bao giờ có một chính phủ đứng ra tổ chức các hoạt động đánh cắp thông tin thương mại và sở hữu trí tuệ như thế cả”. Ông Rogers cho rằng, các hoạt động gián điệp kinh tế đã lên tới mức quá quắt như thế, nên HK và các đồng minh châu Âu và châu Á phải có biện pháp ngoại giao và kinh tế, để buộc Bắc Kinh phải chấm dứt những vụ ăn cắp đó lại”.
Trường hợp Google được đưa ra làm thí dụ cụ thể. Công ty dịch vụ tìm kiếm trên Internet nầy đã bị gián điệp tin học Trung Cộng xâm nhập và đánh cắp những thông tin quý giá. Đó chỉ là “phần nổi của một tảng băng”, còn phần chìm là nhiều công ty khác cũng bị gián điệp mạng Trung Công xâm nhập, nhưng họ không công bố với báo chí vì e ngại bị thiệt hại và gây thêm những vụ tấn công mới của TC.
Không dễ gì quy trách nhiệm cho Trung Cộng, nhưng bất cứ cơ sở phân tích mạng tư nhân cũng đều cho rằng chính phủ của nước Cộng Sản nầy đã chỉ đạo thực hiện những vụ ăn cắp thông tin nói trên.
8.3. Trung Cộng bị cáo buộc tội gián điệp kinh tế có quy mô
8.3.1. Đột nhập iBahn
iBahn là nhà cung cấp dịch vụ Internet cho các khách sạn, như dịch vụ cung cấp băng thông rộng (Broadband) về giải trí cho khách sạn Marriott International Inc. và các chuỗi khách sạn khác, bao gồm các công ty đa quốc gia trong việc tổ chức các cuộc họp tại chỗ. Khi đã đột nhập vào mạng iBahn, tin tặc (Hacker) có thể nhìn thấy hàng triệu email bí mật, thậm chí kể cả những email được mã hoá, mà các giám đốc điều hành từ Dubai (Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất-The United Arab Emirates, UAE), đến New York, gởi báo cáo về mọi thứ, từ việc phát triển sản phẩm, đến chuẩn bị nội dung cho các cuộc đàm phán thương mại. Người đứng đầu cơ quan bảo mật SpiderLabs của Trustware Corp., mang cái Nick Percoco bày tỏ: “Điều đáng lo ngại nhất, là tin tặc có thể xử dụng hệ thống iBahn như một bệ phóng, từ đó xâm nhập vào các trang mạng của những doanh nghiệp nối kết với iBahn mục đích chiếm đoạt bí mật của các công ty. Có ít nhất 760 mạng lưới máy tính của các công ty, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các cơ quan chính phủ đã bị ảnh hưởng và phá hoại trong suốt một thập kỷ qua, do một nhóm gián điệp ưu tú (elite) của Trung Cộng.
8.3.2. Trung Cộng trộm cắp tất cả mọi thứ
“Họ ăn cắp tất cả mọi thứ mà chúng ta lơ là, không khoá cẩn thận, và càng ngày càng tồi tệ hơn gấp vạn lần”, dân biểu Rogers, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện HK cho biết như thế. Hoạt động ăn cắp là một phần nằm trong chính sách kinh tế quốc gia của họ. Họ dùng chiến thuật “máy hút bụi”, hút tất cả những gì họ bắt gặp, thu thập hàng tỷ dữ liệu của HK. Đánh cắp bí mật công nghiệp là một cách để họ vượt qua mặt HK, trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới.
8.3.3. Chính quyền Obama nêu đích danh Trung Cộng đánh cắp tài liệu
Trước đây, gián điệp mạng của HK chú tâm nhiều đến việc chống khủng bố quốc tế, đến những quốc gia và những tổ chức quân sự khủng bố ở nước ngoài, hơn là gián điệp kinh tế Trung Cộng.
Ngày 3-11-2011, bản báo cáo của 14 cơ quan tình báo HK chỉ đích danh gián điệp Trung Cộng đã gia tăng cường độ xâm nhập và là mối đe dọa số một của các công ty Mỹ. Chính quyền của tổng thống Obama có một hành động chưa từng thấy từ trước đến nay, là đã nêu đích danh Trung Cộng là kẻ chủ mưu.
Ông Rogers cho biết, một dự luật đang chờ Quốc Hội biểu quyết cho phép chính phủ được chia xẻ thông tin bí mật với các công ty, để giúp chống lại tin tặc Trung Cộng.
Năm 2010, khi công ty Google bị tin tặc TC đột kích màng lưới của mình, thì Google cho biết, vào thời điểm đó, cũng đã có 34 công ty lớn khác là nạn nhân, nhưng chỉ có 2 công ty lên tiếng và cung cấp chi tiết cụ thể là Intel và Adobe System Inc.
8.3.4. Quân đội Trung Cộng làm gián điệp mạng
Một quan chức tình báo giấu tên cho biết, việc truy tầm thủ phạm đôi khi cũng thành công do tác nghiệp vụng về và sai lầm của những điệp viên mạng. Ví dụ, một sĩ quan trong quân đội TC đã dùng một máy tính chủ (Server) trong việc đánh cắp tài liệu các nơi khác, đồng thời, cũng dùng máy chủ đó liên lạc với người tình của ông ta. Công ty McAfee Inc. cho biết, trong thời gian 5 năm, từ 2006, gián điệp TC đã lục soát ít nhất 71 công ty, cơ quan chính phủ, các nhóm cố vấn (Thinktank) và các tổ chức phi lợi nhuận.
9* Tin tặc tấn công Hoa Kỳ
9.1. Tin tặc kiểm soát hoàn toàn hệ thống máy tính của NASA (NASA=National Aeronautics and Space Administration)
Ngày 5-3-2012, Paul K. Martin, Tổng thanh tra NASA cho biết, tin tặc đã vào nắm quyền điều khiển hệ thống máy tính Jet Propulsion Laboratory (JPL) và xâm nhập tài khoản của hầu hết những người có đặc quyền xử dụng JPL. Vụ tấn công có liên quan đến địa chỉ IP của Trung Cộng.
Những hackers có khả năng, truy cập cả hệ thống, sửa đổi, sao chép, xoá bỏ các tệp tin nhạy cảm, đánh cắp thông tin những người dùng, để xâm nhập các hệ thống khác của NASA.
Theo ông Martin, trong năm 2010 và 2011, NASA đã hứng chịu 5,408 “sự cố” an ninh máy tính. Từ giữa tháng 4 năm 2009 đến giữa tháng 4 năm 2011, NASA đã báo cáo 48 thiết bị điện toán di động đã bị đánh cắp. “NASA là mục tiêu màu mỡ cho các cuộc tấn công mạng. Các mối đe dọa sẽ không suy giảm, nếu cơ quan nầy không có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu ”.
9.2. 24 ngàn tài liệu Bộ Quốc Phòng Mỹ bị tin tặc đánh cắp
Ngày 18-7-2011, Bộ QP/HK thông báo một tin động trời, là 24,000 tài liệu của bộ nầy đã bị tin tặc đánh cắp, phụ tá Bộ Trưởng William J. Lynn III xác nhận như thế. Rất khó và không thể xác định được danh tánh của tin tặc. Hiện tại, Lầu Năm Góc đang sở hữu 15,000 hệ thống mạng máy tính khác nhau, với 7 triệu máy computer trên khắp thế giới.
Trong tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng Leon Panetta tiết lộ, có hơn 60,000 phần mềm (Software) bị độc hại hoặc biến thể, được xác định mỗi ngày, đã đe dọa an ninh và kinh tế của HK. Bộ nầy đã phải xây dựng một chiến lược không gian mạng mới, phù hợp với tình thế như hiện nay.
Nền “an ninh quốc gia” đang được định nghĩa lại, trong đó có sự an toàn toàn trên không gian mạng.
9.3. Tập đoàn Lockheed Martin bị tin tặc tấn công
Lockheed Martin là công ty nhà thầu quốc phòng HK. Là nhà sản xuất phi cơ F-16, F-22, F-35, tàu chiến và các hệ thống vũ khí trị giá hàng tỷ đô la. Sản phẩm của tập đoàn nầy được bán ra khắp nơi trên thế giới.
Ngày 28-5-2011, công ty Lockheed Martin cho biết, “vào ngày 21-5-2011, đội ngũ an ninh mạng của công ty nầy đã phát hiện một cuộc tấn công, và “gần như ngay lập tức” đã thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhờ đó, hệ thống mạng được an toàn. Không có chương trình hoặc dữ liệu (data) cá nhân của khách hàng (các quốc gia mua vũ khí) nào bị thiệt hại cả.”
Bộ QP cho biết, họ đang hợp tác với Lockheed Martin để đánh giá mức độ thiệt hại của vụ tấn công.
9.4. Tấn công mạng là một hành động chiến tranh
Chiến tranh mạng đến hồi gay cấn, khi HK tuyên bố sẽ dùng bom đạn để đánh trả vào các cuộc tấn công mạng. Chính phủ Mỹ đang xem xét một chiến lược quân sự, xác định các cuộc tấn công mạng máy tính là một hành động gây chiến, để từ đó, cho phép các chỉ huy quân sự có thể lựa chọn biện pháp trả đủa bằng quân sự chống lại kẻ thù, theo quan niệm,
“Nếu bạn đánh sập mạng lưới máy tính của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào một trong các cơ sở công nghiệp của bạn”.
GS Joel Reindenberg dạy môn công nghệ thông tin tại đại học Fordham ở New York nhận xét, “chính sách trên là một thừa nhận quan trọng rằng, hình thức chiến tranh mạng gây tỗn hại cho nước Mỹ cũng giống như chiến tranh súng đạn vậy”.
Ngày 1-6-2011, theo tờ The Guardian thì, Bộ QP/HK đã kết luận rằng, luật lệ về xung đột vũ trang sẽ được nới rộng ra, bao gồm chiến tranh mạng vi tính, mục đích cho phép HK xử dụng quân đội để đáp trả.
9.5. Hoa Kỳ tuyên chiến với tin tặc: nhiệm vụ bất khả thi
Jody Westby, tác giả quyển “Tìm kiếm hòa bình mạng” do LHQ ấn hành, cho biết, “rất khó truy lùng nguồn gốc của các cuộc tấn công, cho nên gần như không thể xác định được ai đứng đàng sau các cuộc tấn công”.
Một số chuyên gia cảnh báo, điều khoản nầy rất khó thi hành, và có thể dẫn tới sự leo thang trong việc quân sự hoá thế giới mạng máy tính toàn cầu.
Lực lượng đặc nhiệm CRT Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, NATO, đã bị tin tặc tấn công nhiều lần. Hồi năm 2010, NATO đã ra quyết định, khi một thành viên của khối bị tin tặc tấn công, thì lập tức, một nhóm chuyên viên được triệu tập, để xem xét những biện pháp đối phó. Trên thực tế, từ đó đến nay nhóm nầy chưa họp lần nào, mặc dù nhiều cuộc tấn công đã xảy ra như cơm bữa.
Hồi tháng 6 năm 2011, chuyên gia chiến tranh mạng của NATO, ông Luc Dandurand tiết lộ, NATO đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm Cyber Red Team (CRT) nhằm tăng cường phòng vệ hệ thống máy tính và đánh trả tin tặc, nhưng đòn phản công không thực hiện được vì không biết kẻ chủ mưu là ai.
Hồi tháng 12 năm 2010, công ty Google tuyên bố, đã phát hiện được tin tặc tấn công công ty nầy phát xuất từ Trung Cộng, tuy nhiên, không có bằng chứng là chính quyền TC có liên hệ hay không. Một quan chức bộ QP/HK tuyên bố: “Làm sao mà chúng ta biết được, đó là một tin tặc vô danh hay là một thành viên của quân đội Trung Cộng”.
10* Nguy cơ chạy đua vũ trang mạng
Hoa Kỳ đã thành lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM), nâng cấp hệ thống thông tin, và mới đây, Washington đang triển khai một dự án 1.3 tỷ USD nhằm thử nghiệm các công nghệ bảo vệ mới và đào tạo “chiến binh mạng”.
Về phía Trung Cộng, tờ báo quân đội đăng bài xã luận cho biết, nước nầy phải tăng cường khả năng chiến tranh mạng, vì “Hoa Kỳ đang ráo riết giành quyền chủ động quân sự trong thế giới ảo.” Tờ báo cho biết: “Trung Cộng cần phải cải thiện toàn diện để bảo vệ mặt trận Internet”. Tuy nhiên, phương Tây cho rằng, TC đã có một đạo quân đông đảo từ 2 năm nay, chưa kể hàng triệu tin tặc trong đó đa số là người của nhà nước.
Rõ ràng là đang có một cuộc chạy đua vũ trang không gian ảo.
11* Nguy cơ về một cuộc chiến tranh mạng
Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Quốc gia nào vi phạm không gian ảo của Mỹ, thì Mỹ sẵn sàng đánh trả bằng sức mạnh quân sự thật, trong không gian thật”. Điều nầy cho thấy chiến tranh đã hé dạng. Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi thế lực quân sự dường như đã vượt qua ngoài tầm kiểm soát. Chiến tranh sẽ được nâng lên một tầm cao mới, là chiến tranh trên Internet. Theo đánh giá của các chuyên gia, thì hiện nay có khoảng 20 quốc gia có tiềm năng phát động cuộc chiến tranh mạng (Cyberwar)
11.1. Đang có chiến tranh mạng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay không?
Các cuộc tấn công mới đây vào tài khoản email của Google nhắm vào những quan chức HK và Nam Hàn, cũng như những nhà hoạt động nhân quyền người Hoa, làm cho tình hình càng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng. Đó là hành vi gây hấn, tuyên chiến tạo ra khủng hoảng, chiến tranh. Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên BQP/HK, cho biết: “Để đáp trả lại một cuộc tấn công mạng, không nhất thiết phải dùng một cuộc chiến tranh mạng khác”, ý nói, một cuộc tấn công trả đủa bằng sức mạnh quân sự. “Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, thì chúng tôi có thể bắn hỏa tiễn vào ống khói nhà bạn”. Lời đe dọa nầy nhắm vào Trung Cộng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các quốc gia liên hệ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tương lai, là những người lính với bàn phiếm trong phòng tối, thay vì cầm M-16 trên mặt trận. GS Dan Kuehl, Đại học Washington cho biết: “Chúng tôi làm việc trên tất cả 5 khu vực, trên bộ, trên biển, trên không, ngoài không gian và cả trên không gian ảo nữa.
11.2. Vì sao chiến tranh mạng có thể xảy ra?
Không gian ảo ngày nay là chiến trường thật sự có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia. Vì sao?
Vì toàn bộ chiến thuật của HK đều đặt trên hệ thống máy vi tính. Bom, mìn, hỏa tiễn được hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) điều khiển và dẫn đường, mà hệ thống vệ tinh thì được vận hành bằng hệ thống máy computer và mạng Internet. Phi cơ không người lái được điều khiển từ xa bằng hệ thống mạng vi tính. Phi cơ, tàu chiến, ngoài công dụng là một thứ vũ khí lợi hại, còn là những trung tâm xử lý dữ kiện (Data-processing Center) khổng lồ như hệ thống AEGIS, là hệ thống máy tính dùng để phát hiện, đánh chặn tiêu diệt hỏa tiễn từ xa. Ngoài ra, những binh lính máy móc, dây nhợ đầy người chẳng khác nào những hệ thống computer di động. Vì thế, nếu mạng lưới máy tính tinh vi bị trục trặc, không hoạt động hoặc hoạt động sai, thì sức mạnh hủy diệt của tất cả các lại vũ khí nói trên xem như bị “bốc hơi”.
Vì thế, Hoa Kỳ có nhiều đầu tư về tài chánh và nhân lực, nhằm giữ thế thượng phong trên mặt trận không gian ảo nầy.
Trung Cộng là quốc gia mới phát triển sau nầy, nên chưa sánh kịp với HK trong hiện tại.
Đặc tính của cuộc chiến tranh mạng là những cuộc tấn công chỉ vài giây đồng hồ bằng vào những động tác nhấn phím, nhưng gây tác hại lan truyền khắp thế giới.
12* Kết
Trung Cộng chuyên tấn công mạng để ăn cắp bí mật quân sự, kinh tế để phát triển vũ khí của mọi lãnh vực. Vũ khí lợi hại, một khi đã lọt vào tay những “kẻ xấu”, hiếu chiến, bản chất bành trướng bá quyền là một hiểm họa cho nhân loại.
Cây muốn lặng mà gió không ngừng ăn cắp, ăn cướp rất dễ gây ra chiến tranh. Lịch sử bành trướng bá quyền của Hán Tộc từ ngàn xưa đã là mối nguy cho các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam là nạn nhân. Tuy nhiên, bạo quyền dù có mạnh đến đâu mà không có chính nghĩa thì trước sau gì cũng bị tiêu tùng, trước mắt là chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa Cộng Sản Nga đã sập tiệm.
Chính nghĩa bao giờ cũng thắng
Trúc Giang(theo NguoiViệtBoston)
Nguy Cơ Về Một Cuộc Chiến Tranh Không Gian Ảo.
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
18:56
Rating:
Không có nhận xét nào: