VĂN HỌC MIỀN NAM 54-75 (102): THƠ TRÊN TẠP CHÍ SÁNG TẠO (1)



















Mùa hè 2014 vừa qua, nhà văn Trần Hoài Thư,
chủ trương Thư ấn quán đã cho xuất bản cuốn sách Thơ từ Sáng tạo. Trong lời Vào tập, ông viết: "Với chủ trương giữ gìn di sản
văn học miền Nam, cũng như giúp đỡ những người muốn tìm hiểu về một tạp chí

được nhắc nhở nhiều là Sáng tạo, đặc biệt
về bộ môn thơ, chúng tôi đã ra công sưu tầm,
đánh máy, và xuất bản những bài thơ của các tác giả có mặt từ số 1 đến
số cuối cùng ( 38
số). Đây không phải là tập thơ tuyển. Đây chỉ là
một tập họp của những trang thơ xem
như
thất tán”.


Văn
Việt xin cám ơn nhà văn Trần Hoài Thư và trân trọng giới thiệu một số bài thơ
được rút ra từ tập thơ này.





KHUNG CỬA-GIÒNG SÔNG


Duy Thanh


Khung cửa biếc nhìn lên vòm trời


Giòng sông dài miên man cánh vỗ


Em thấy hoa lá những mùa qua đi – trăng tròn một


thưở - tiếng ca của kẻ tình nhân – lặng lẽ em cầm


một trái cây cắn vỡ - mùa xuân ngọt ngào dậy thì


trên ngành mi bỗng khép.




Sao anh lại nhớ và nhắc lại làm gì – khi chiếc ghế


không còn nằm yên chỗ cũ – bàn tay vô tình nào


nhấc đi – không để dấu bụi thời gian.


Bóng cây cổ thụ - Ánh mắt sao dài – anh yêu màu


hồng hoang trên má – tiếng nói không lời – tự nhiên


khơi vơi nỗi niềm thương tiếc


Bàn tay níu không gian – ngón tay đan thành phím


dương cầm – bật máu lời thơ chưa viết


Dang dở là cuộc tình duyên những kinh thành nổi


loạn – anh ngủ mê trên đỉnh kim tự tháp – hơi thở


mặt trời – sa mạc kín bưng – từng biển cát quàng lên


thân thể


Không nhớ làm gì không nhớ làm gì vốc nước suối


trong – vì sao đêm đã về thướt tha những vuốt xanh


êm


Anh uống những sợi kim xanh cho linh hồn đỏ lửa –


cào cấu những vòng gai tâm can – đau một niềm đau


của Budapest


Kẻ bộ hành nào đang đi – quằn quại dấu chân lạc đà –


vời xa cát trắng


Không còn hàng dừa xanh lưu ly bóng nước


một đốm lửa hay một mảnh trăng vô tình


không một giọt lệ nào vương trên má


một vành xe lăn trên đường


nếu có đi về tận vô biên hãy đừng nhớ mang chi hành


lý – thân thể nặng rồi


vì không ai nhớ gì


vô ích


Khung cửa biếc ngó ra ngoài trời


ăn một trái cây – em vẫn nhìn giòng sông dài mênh


mang cánh vỗ.


(Sáng tạo số 12 tháng 9 năm 1957)




ĐIỆP KHÚC


Huy Trâm




Như một cánh chim đi tìm mùa xuân trong một


ngày tháng chín, anh đi tìm em không bao giờ thấy –


Anh khép vội cánh cửa sợ cơn gió buổi chiều, muốn


cắt đứt dĩ vãng.


Tình yêu ban đầu là một khúc dạo đàn êm ái,


cung bậc xôn xao nhưng bây giờ im bặt – Tât cả chỉ là


những thoáng sương khói mông lung làm nghẹn ngào


âm hưởng.


Giữa chúng ta là một vùng biên giới, lạnh lẽo


như cánh đồng bỏ hoang – Anh không thể chỉ yêu em


qua những giấc mơ đêm dài, rồi buổi sáng trở dậy


thấy cây cành xơ xác tả tơi sau một đêm mưa.


Đổ vỡ không cần nói – Anh chỉ hỏi tại sao chúng


mình xa nhau và em muốn là một con đường sắt? Có


phải vì mùa xuân không có sắc biếc trên hàng cây


xanh, vì én không về hay ngôi nhà kia không có bóng


mát? Có phải vì bụi trắng hoàng hôn rụng xuống làm


nhạt lòng em, vì hoa cỏ đã tàn trên những lối đi về cũ


nên trong lòng kẻ hai mươi đã chết một mùa xuân? –


Em trả lời bằng đôi mắt ngước.


Nhạc khúc tình yêu nổi lên trầm trầm bưng bít


như một tâm hồn bị giam cầm giãy giụa – Và thuyền


tình trôi đi.


Kẻ tình nhân trong một buổi chiều thất vọng, khi


người đốt cháy những trang nhật ký, lẳng lặng đi vào sương gió.


Ở một phương trời xa mùa xuân sắp về - Từng


đàn bò dạo bước trên đồng cỏ xanh. Đám mục đồng


đốt rơm sưởi ấm cho kẻ tình nhân dừng lại ngủ thiếp


bên ánh lửa – Và mùa xuân sẽ đến. Điệp khúc tình


yêu bỗng nổi dậy tưng bừng xao xuyến trong những


tiết điệu say mê.


(Sáng tạo số 25 tháng 10 năm 1958)


AO ƯỚC


Mai Trung Tĩnh


Thế nào thì rồi cũng phải chấm dứt


Như cuộc hành trình vào con đường đến dãy núi


ngang.


Tôi sẽ đứng lại


Tôi nằm xuống


Khối óc không còn nguyên


Giây thần kinh vừa vặn nhão


Đôi mắt dã hoang hoàn toàn hết sắc màu


Hai cánh tay chết cứng còn giơ cao


Như nói chưa hết


Và cẳng chân nghiêng mỏi mệt


Tôi đã chết.


Lịch sử qua tuổi tôi


Như những trận đòn hằn


Bao giờ bay hết được


Tôi vẫn nhủ âm thầm


Kỷ niệm sẽ phai ư


Tôi nhớ tôi đã bỏ


Phố cũ mái nhà xưa


Tôi nhớ bỏ cố đô


Như một cuộc đời trước


Tôi nhớ qua sông nước


Những chiều giật mình xem


Quang cảnh trắng rồi đen


Khiến linh hồn khóc nức


Thế nào thì rồi anh cũng phải nhắm mắt


Bộ mặt có còn nguyên vẹn chăng?


Chắc chắn người ta sẽ ngạc nhiên vì nó méo mó


Nhưng anh chỉ mong sẽ nằm trong cỗ áo quan


Để được em đưa về Hà Nội cũ


Hồn anh không còn muốn nhớ


Một chút gì dù biết rằng lịch sử đã qua tuổi anh


Anh nhắc lại: như những trận đòn hằn.


Anh sẽ được về chứ?


Trong nghĩa địa ngoại thành?


Anh phải đi vòng Hoàn Kiếm hồ


Nghe mùa Thu qua mành liễu phất


Hãy đặt anh nằm quay mặt về Đống Đa


Để anh nghe mùa Xuân đền Trung Liệt thét.


(Sáng tạo số 30 tháng 5 năm 1959)


NGOẠI Ô


Ngọc Dũng


Người bước đi cúi đầu


Thành phố từ giã nhau


Mênh mông mênh mông lạ


Và đêm và đêm thâu


Khép cửa ngồi chờ đợi


Bóng tối đi bên ngoài


Âm thanh buồn chới với


Trời mưa trời mưa mau


Mỗi người chia tay nhau


Mang theo một thành phố


Khuôn cửa ôm lòng tay


Buồn ơi chiều đại lộ


Núi rừng đi gặp gỡ


Gió buồn bay lang thang


Trời mưa trời mưa đổ


Ý nghĩ nhiều quê hương.


(Sáng tạo số 25 tháng 10 năm 1958)


TRỜI XANH CON CHIM NHỎ


Người Sông Thương


Gửi các con tôi


Một con chim nhỏ lạc vào hồn tôi


để lại trời xanh sau luỹ mắt


lẻ loi nhà thi sĩ hôm nay


bước đi im lặng


hiện diện bằng nhiệm mầu


tiếng hót thoáng chìm đáy tim


nghe hương vương ngấn lệ


tôi khẽ động hàng mi


nó biến rồi


Hai con chim nhỏ đi về hồn tôi


khuân nửa trời xanh qua ngõ mắt


siêng năng người thợ ngày mai


chúng đẽo cái chi


chí cha chí chát


gió múa hoa bay xuân giục giã


chúng kéo cái gì


hì hà hì hục


lôi trái tim lên xây giếng óc


lấy tóc dệt võng


lấy mây vàng nệm gối


dựng liễu xanh làm rèm


nghe nắng mưa khuất nẻo


tôi khép cửa hàng mi


chúng dựng đời


Triệu con chim nhỏ bay vào hồn tôi


mang trọn trời xanh qua cửa mắt


yêu hàn xã hội ngày kia


ân tình thơm gió


thương nhau bằng thuần cảm


sum vầy thành giếng trái tim


nghe thời gian ngưng đọng


tôi khép kín hàng mi


chúng ngủ rồi.


(Sáng tạo số 6 tháng 3 năm 1957)




Có phải em về đêm nay


Nguyên Sa


Có phải em về đêm nay


Trên con đường thời gian trắc trở


để lòng anh đèn khuya cửa ngỏ


ngọn đèn dầu lụi bấc mắt long lanh


Có phải em về đêm nay


Trên con đường chạy dài hoa cỏ


Cho lòng anh trở lại với lòng anh


như lá vàng về với lá cây xanh


trong những chiều gió đưa về cội


Có phải em về đêm nay


để phá tan


những nụ cười thắt se sầu tủi


như anh vẫn cười mà đau đớn bao nhiêu


không biết đời người có đưa đến tin yêu


những ngón tay có đưa đến bàn tay


những mùa thu có đến gió heo may


hay ngày mai là bốn bề tuyết lạnh


Có phải em về đêm nay


giữa lòng chiều tím lặng


cho anh đừng tìm thấy anh


đo đếm thời gian


bằng những điếu thuốc lá tắt trong đêm


đầu gối trên cánh tay


để giấc mơ đừng tê lạnh


Em đừng trách anh đã quá lo âu đời người hiu quạnh


Làm thế nào khi lòng mình nứt rạn cơ em


dù không muốn gục ngã trong đêm


nhưng đã bao nhiêu lần đêm khuya


anh không biết đã làm thơ


hay đã chọn âm thanh làm độc dược


Em đừng trách anh để lòng mình tủi cực


đến ngại ngùng dù nắng dù mưa


sao em không về


để dù nắng dù mưa


dù trong thời gian có sắc màu của những thiên đàng


đổ vỡ


anh vẫn chăn trùm kín cổ


ngủ say mèm


vì lòng anh (em đã biết)


có bao giờ thèm khát vô biên


có bao giờ anh mong đừng chết – dù để làm thơ


nên tất cả chỉ là yêu em


và làm thơ cho đến chết


Em sẽ về, phải không em


có gì đâu mà khó khăn, trắc trở


chúng mình lại đi


trên con đường chạy dài hoa cỏ


là những đồn phòng ngự của tình yêu


mỗi ngón tay em


anh vẫn gọi là một cửa đào nguyên


và anh sẽ trở lại nguyên hình


một anh chàng làm thơ


mà suốt đời say rượu cúc


Có phải em về


dù bầu trời ẩm đục


hay bầu trời trang điểm bằng mây


anh sẽ chải tóc em bằng năm ngón tay


trong những chiều gió thổi.


(Sáng tạo số 9 tháng 6 năm 1957)


Đường tự do


Quách Thoại


Ơ kìa nắng trắng nắng xanh nắng vàng


Nắng hát nắng múa nắng cười


Trên thành phố trên vỉa hè


Trên tà áo em tươi


Đường tự do chảy thẳng


Các anh đi về tuổi đúng hai mươi


-Thế hệ mới! mắt sáng ngời tin tưởng


Ta đứng lên lặng bên góc tường


Một phút lòng say chiêm ngưỡng


Đại lộ dang tay.


Ta nghe:


Xã hội đi về hát cùng vui sướng


Ai mới nói gì như tiếng yêu đương


Ai mới nhìn gì như muốn trao ít yêu thương


ta thầm thủ:


Ôi sự sống nơi đây thật vô lường


Và tình thương thật vô lượng


Sài Gòn ơi!


Có ai úp mặt chết giờ này trong bệnh viện


Biết chăng ngươi


Kìa vạn đoá hoa hường


Đang nở trên thảm cỏ xanh tươi của các học đường


Bao nhiêu em bé nhỏ


Đang cười đùa trong phấn hương


Có gì đẹp mắt cho bằng


Dân tộc an vui hoà bình thinh vượng


Ta ngửa mặt ngó trời xanh


Mây trắng trôi về không vấn vương


Gió thổi


Cờ bay


Tự do nhảy múa giữa công trường.


(Sáng tạo số 7 tháng 4 năm 1957)




Bài thơ của một người


Tạ Tỵ


Quán rượu nửa đêm


Tím màu huyết dụ


Tái tê vài cánh hoa hồng


Gục đầu bờ ly gờn gợn


Nửa đêm quán vắng


Những giọt nến tàn hoen lòng đĩa xám


Những bàn tay thôi nhớ những bàn tay


Những sợi tóc phai dần mùi hương quyến rũ


Còn lại


Hai đứa chúng mình


Uống rượu nhìn mưa chạy dài đường tối


Những con đường chắp nối


Từ lòng chúng mình vượt qua biên giới


Nối lại tình thương


Đã vỡ từ muôn thế kỷ


Đêm nay quán vắng


Mưa rơi từng giọt đìu hiu


Không đi biển mà sao lòng say sóng


Tưởng gió về đem nước mặn vào môi


Anh với tôi


Gặp nhau để rồi


Ngày mai kia


Có lẽ là sau đây một phút


Sẽ xa nhau


Buổi tiễn biệt sẽ buồn như vĩnh biệt


Khi nghe tin người bạn thơ


Đã chết một hôm nào


Trần truồng không cơm áo


Uống đi anh


Ly này là ly thứ mấy


Buồn này là buồn hôm nao


Khi giã từ đôi tay bé nhỏ


Anh rót cho tôi


Cả u sầu vạn thuở


Đang đọng trên tóc người vũ nữ


Có nét mặt yêu tinh


Qua ly rượu đỏ


Đỏ như máu dính ở môi


Đỏ như máu ứ trong tim


Vỡ toang tiếng cười pha lê nức nở


Hãy uống đi


Còn đêm nay nữa


Mai anh lên đường gối súng


Tôi về gác nhỏ


Nhìn mưa rơi trên lối mòn cỏ úa


Rượu thôi đầy áo khép tuổi chia ly


Có buồn không


Mà sao hơi rượu


Dâng vào mắt anh


Thấm vào hồn tôi


Trút tiếng thở dài đêm khuya úp mặt


Anh nhìn tôi


Tôi cúi xuống


Bọt rượu sôi lên trong đáy cốc


Thoáng ai về trong men đắng đêm nay


Ghì nát bàn tay


Lòng thuỷ tinh lạnh ngắt


Một tiếng sao rơi


Nhạc nấc u hoài điệp khúc


Cô gái nhỏ gục đầu thổn thức


Rượu hết rồi mưa trắng đêm nay!


(Sáng Tạo số 19 tháng 4 năm 1958)


Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest


Thanh TâmTuyền


Hãy cho anh khóc bằng mắt em


Những cuộc tình duyên Budapest


Anh một trái tim em một trái tim


Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác.


Hãy cho anh giận bằng ngực em


Như chúng bắn lửa thép vào


Môi son họng súng


Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào.


Hãy cho anh la bằng cổ em


Trời mai bay rực rỡ


Chúng nó say giết người như gạch ngói


Như lòng chúng ta thèm khát tương lai


Hãy cho anh run bằng má em


Khi chúng đóng mọi đường biên giới


Lùa những ngón tay vào nhau


Thân thể anh chờ đợi.


Hãy cho anh ngủ bằng trán em


Đau dấu đạn


Đêm không bao giờ không bao giờ đêm


Chúng tấn công hoài những buổi sáng


Hãy cho anh chết bằng da em


Trong giây xích chiến xa tội nghiệp


Anh sẽ sống bằng hơi thở em


Hỡi những người kế tiếp


Hãy cho anh khóc bằng mắt em


Những cuộc tình duyên Budapest.


(Sáng Tạo số 4 tháng 1 năm 1957)


Bao giờ


Thanh Tâm Tuyền




Tặng Doãn Quốc Sỹ và…




Dù sao mai phòng triển lãm sẽ đóng cửa


(Rồi mở thêm lần nữa


Để làm gì?)


Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông


Mà lòng mình phơi trên kè đá


Con thuyền xuôi


Chiều không xanh không tím không hồng


Những ống khói tàu mệt lả


Ai xui rằng mùa măng chưa tới


Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt


Vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu


Muốn làm người học trò mười bảy tuổi


Đạp xe trên đường đồng


Bông mía trắng những căn nhà ngủ dưới cây


Sẽ thăm những bà con thân thuộc


Một người em hay một bà dì


Trời sẫm


Như mắt


Như ngõ hoang hồn này


hôm nay


Nghe lời hát quen quen


Người đàn bà ấy mang tên…


Lời từ biệt


Trên một sân ga vắng


Tiếng kèn trầm của một chuyến ô tô ray


Đầy dĩ vãng


Nếu đã đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng hay Bắc Ninh


Nếu đã đi từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long hay lên Thủ


Dầu Một


Chuyến xe vẫn chỉ thuộc một mình


Như kẻ say rót rượu lấy mà uống


Cho vui thêm cuộc hành trình


(Đúng rồi những người thù ghét thơ tôi ơi)


Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc.


23-2-1957


(Sáng Tạo số 7 tháng 4 năm 1957)




ĐỘC THOẠI


Trần Thanh Hiệp


Như muôn ngàn tiếng vọng tìm những chuyến trở về


Giã từ linh hồn lạnh ngắt phiến đá trơ vơ


Băng qua đồng nội thời gian


Những trang sử người chết viết cho người sống


Và người sống viết cho người chết


Trong bóng tối chỉ còn tỏa ánh sáng đôi con mắt


Tôi săn bắt chính tôi giữa tấm gương vô hình và xáp


mặt


Xin làm người đối thoại.


Bức họa dĩ vãng trong chiếc khung vàng son


Viễn vọng mãi tận biên cương muôn trùng


Quê hương tôi thế giới những vì sao


Nhìn đăm chiêu dòng nước đỏ tươi màu máu


Con sông cuồng nộ chảy xiết nẻo đại dương


Chân trời phía nào chân trời


Mặt trời chỉ mọc một lần rồi không lặn


Hoa bừng nở nguyên vẹn trái tim


Ngày mai ngày mai ôi ngày mai.


Xin ai đừng đặt lên mộ tôi những vòng hoa


Dù để tặng người chiến thắng hay thất bại


Xin ai đừng ném vào quan tài tôi


Lời nguyền rủa của những người kiêu hãnh


Khinh miệt những người hèn mọn


Tôi chẳng cởi bỏ được những linh hồn


Và ném trả cho ai


Tôi chẳng cắt đứt được huyết quản


Quấn chặt lấy hình hài


Máu chạy điên cuồng liên kết hủy diệt tái sinh


Tôi chẳng buông được cườm tay tôi


Những lần nắm lấy như vòng khóa xiềng xích một


tên


tử tù


Tôi chẳng còn gì lấp đầy sự sống


Ngoại trừ sự ném tôi


Như một mãnh thú xông ra giữa đấu trường


Khúc nhạc giao tranh trườn mình như một con rắn độc


Cuộn lấy cổ tôi.


Hỡi những người kiêu hãnh đang đi kia


Ta đã từ chối sự căm thù


Ta cho các ngươi tất cả mọi thèm khát


Hãy ngẩng lên một lần nhìn lấy sự thật


Hãy khoác vào mình những chiếc áo hào quang


Hãy nhảy múa trên cung đàn nghi lễ


Hãy hùng hồn cất tiếng tự ngợi ca


Hãy chiếm lấy mọi báu vật




Hãy ra ngoài ngôn ngữ của ta.


Đừng ai hỏi vì sao tôi chết


Khi tôi giam cầm tôi giữa cuộc đời


Với phẩm cách thiên thần con – người – thượng – đế


(Sáng Tạo số 3 – bộ mới – tháng 9 năm 1960)


(còn tiếp 1 kỳ)


Nguồn: từ bản PDF “Thơ từ Sáng Tạo” của blog Trần Hoài Thư
























































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































VĂN HỌC MIỀN NAM 54-75 (102): THƠ TRÊN TẠP CHÍ SÁNG TẠO (1) VĂN HỌC MIỀN NAM 54-75 (102): THƠ TRÊN TẠP CHÍ SÁNG TẠO (1) Reviewed by Phạm Thu Hương on 14:01 Rating: 5

Không có nhận xét nào: