Khi bị choáng váng, có gì đáng lo ngại không?




Choáng váng (dizziness) là một cảm giác đứng không vững hoặc  chuyển động không ổn định và là một triệu chứng thông thường  mà hầu hết mọi người trong chúng ta đều trải qua. 

 

   mức độ rộng lớn, choáng váng được chia ra làm ba thể  loại lớn:
- Chóng mặt (vertigo) có liên quan tới một cảm giác quay cuồng hay chuyển động
- Mất thăng bằng hay đứng không vững ( imbalance or unsteadiness)
- Ngất xỉu (faintness)

Tùy theo tính cách nghiêm trọng ,các triệu chứng có thể làm bệnh nhân sợ hãi và đôi khi gây tàn phế. Ước tính có khoảng 15 phần trăm dân chúng bị chóang váng mổi năm. Rất khó có thễ xác định chính xác tỉ  lệ mắc chứng bệnh này bởi vỉ có nhiều người không tìm sự  giúp đỡ y tế khi bị choáng váng. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng về rủi ro té ngã. Đối với những người tuổi trên 80, tỉ lệ té ngã lên tới hơn 30 phẩn trăm và chính té ngã là sự cố khởi đầu thông thường nhất dẫn đến tử  vong cho các người lớn tuổi.

Hệ thăng bằng (balance system) là một tương tác phức tạp giữa ba hệ chính  của cơ thể nằm ở một vùng trong não gọi là cerebellum. Sự rối loạn của bất cứ một trong ba hệ này có thể dẫn đến choáng váng


- Hệ thứ nhất là tai.  Cơ chế thăng bẳng của tai trong(inner ear) giúp đo lường và phối hợp thăng bằng vì có liên hệ với chuyễn động  (quay, nghiêng người, tăng tốc, giảm tốc) và trọng lực. Tai dẫn đến chóang váng khi mà chúng ta  ngồi xe chạy vòng vui chơi trong công viên hoặc đi tầu biển bị say sóng. Đây cũng là lý do tai sao một người khi uống quá nhiều rươu có cảm giác quay cuống (spinning)
- Hệ thứ hai là các cảm nhận xúc giác (touch receptors) nằm rải rác khắp cơ thể, như là  các cảm biến (sensors) ỡ bàn chân cảm nhận được vị thế (position) cũa cơ thễ và cảm biến ở mỗi một khớp xượng có thễ nhận ra thậm chí cả những thay đổi tinh tế của tư thế
-Hệ cuối cùng là mắt vì mọi người đểu cảm thấy ổn  định (stable)hơn trong ánh sáng hơn là trong môi trường tối.  Khi đi biển mà bị say sóng bạn sẽ bớt thấy choáng váng khi nhìn chân trời

Muốn hiểu biết rõ hơn về các nguyên nhân cụ thể và cách chữa trị choáng váng thì chúng ta nên tách riêng chúng ra theo cùng ba thể loại giống như đối với các triệu chứng như nói  trên đây



Chóng mặt (vertigo)
Chóng mặt là cảm giác quay cuồng hoặc chuyn động trong không gian và phần lớn là do những vấn đề của tai trong (inner ear) gây ra. Nguyên nhân thông thường nhất của chóng mặt là chóng mặt kịch phát ở thế đứng nhẹ ( BPPV=benign paroxysmal positional vertigo). Ngưi bị chóng mặt thưng hay buồn nôn khi thay đổi vị thế ,đăc biệt là khi quay  đầu hoặc nằm xuống. Họ sẽ có cảm giác quay cuồng (sense of spinning)-- đôi khi rất dữ dội--nhưng thông thưng cảm giác này sẽ giảm bớt sau vài giây tới vài phút. Những người tránh vị thế làm họ khó chịu sẽ có những triệu chứng tồi tệ hơn khi mà cuối cùng họ lại rơi vào đúng vị thế ấy. Chứng chóng mặt BPPV được gây ra bởi những tinh th có thễ thay đổi ch bên trong tai, và có th được chữa trị nh vào một loạt những vận dụng khéo léo về tư thế đ đưa các tinh thế trở lại đúng vi trí của chúng (Eply maneuvers) 

Bệnh Meniere (Meniere's disease)
Bệnh này là một rối loạn, trong đó  các cơn chóng mặt kéo dài mỗi lần khoảng vài giờ, có thể liên quan tới áp suất, thính giác suy yếu hoặc tiếng ù ù (ringing) ở một trong hai tai. Giữa các cơn chóng mặt là những khoảng  thăng bằng bình thường. Các khoảng bình thường này có thể lâu vài ngày tới vài tháng. Những người bị bệnh Meniere nặng có thể bị mất thính lực vĩnh viễn theo thời gian. Bệnh Meniere được chữa trị hoặc bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật tùy theo tính nghiêm trọng của các triệu chứng


Viêm nơ-ron tiền đình ( vestibular neuronitis)
Đây là một cơn chóng mặt dữ dội cấp tính l âu chừng vài ngày tới vài ba tuần. Mặc dầu cơn bệnh tự nó sẽ giảm nhưng thường ra những người bị bệnh này rất là khổ sở và phải dùng nhng thuốc như dimenhydrinate, scopolamine hay diazepam (thuộc nhóm thuốc vestibular medications). Một số b ệnh nhân mắc chứng nhức nửa đầu (migraines) cũng sẽ bị chóng mặt cùng một lúc ; đây goi là vestibular migraine 

Đi không vững, mất thăng bằng hoặc té ngã (Unsteadiness, Imbalance or Falling)
Nhóm người này khó phân loại hơn vì  có nhiều nguyên nhân tiềm năng liên quan với các triệu chứng . Một nguyên nhân thông thường nhất là chứng hạ huyết áp do tư thế (postural hypotension) làm cho huyết áp của người bệnh tụt xuống thấp khi mà họ đứng dậy quá nhanh . Chứng bệnh này có thể được chẩn đoán bẳng cách đo huyết áp ỡ những tư thế khác nhau. Một nguyên nhân  khác là thay đổi tổng thể  dần dần của thăng bằng theo tuổi tác( gradual overall change in balance with age). Đây không khác gì vớl sự suy giảm dần về thính lực và thị lực theo tuổi tác. Giống như mọi thay đổi theo tuổi tác, các  thay đổi này khác nhau rất nhiều theo từng cá nhân.  Điều rất quan trọng là phải tạo một môi trường sinh sống an toàn cho nhóm ngươi lớn tuổi này như gắn tay vịn,  thắp đèn sáng và có các biện pháp an toàn ở cầu thang. Phục hồi chức năng thăng bằng có thễ rất hữu ích. Những người mắc một số bệnh thẩn kinh tiến triển (progressive neurolic disease) ,như bệnh Parkinson hoặc xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), thường ra có rối loạn thăng bằng như là một phần của bệnh, mặc dầu rối loạn này thuởng ra không phải là triệu chứng đầu tiên.



Ngất xỉu  (Fainting)
Ngất xỉu hoặc cảm giác ngất xỉu cũng có thễ liên quan tới nhiều nguyên nhân, bao gồm chứng hạ huyết áp do tư thế ( postural hypotension) như nói ở trên và một vài loại thuốc men. Các thuốc beta blocker--thường dùng để trị cao huyết áp-- ngăn ngừa không cho nhịp tim tăng cao.. Khi đứng dậy quá nhanh, những người dùng thuốc huyết áp không thể tăng nhanh nhịp tim để duy trì dòng máu trong người nên có thễ có cảm giác muốn xỉu . Các rối loạn thần kinh cũng có thể dẫn đến ngất xỉu. 

Có rất ít nguyên nhân đe dọa tính mạng gây ra chóng mặt hay choáng váng, nếu các triệu chứng về thăng bằng là những triệu chứng duy nhất. Một số bệnh nhân bị chóng mặt lúc đầu lo ngại có thể bị đột quỵ hay có khối u trong não, nhưng trường hợp như vậy rất hiếm nếu không có những triệu chứng thẩn kinh nào khác  kèm theo. Trên thực tế, hầu hết các hướng dẩn y tế bây giở không còn khuyến cáo nên làm CT scan hay MRI như là bước đầu tiên trong việc chẩn đoán chóang váng, ngay cả đối với những bệnh nhân cấp cứu

Tóm lại nếu bạn bị chóng mặt hay choáng váng mà không có những triệu chứng nào khác thì bạn đừng có lo ngai điễu gì không hay đang xẩy ra cho bạn. Tuy nhiên có những điều bạn có thễ lảm đễ trị các triệu chứng. Tai nhạy cảm với muối, nên ăn theo một chế độ  ít muối có thể hữu ích. Các vấn đề thăng bằng đểu thông thưởng và nặng hơn đối với những ngưởi mập phì, vì vậy bạn nên cẩn thận trong việc ăn uống và tìm cách giảm cân. Hệ thăng bẳng cũng có khả năng thích nghi với các thay đỗi của môi trưởng chung quanh. Những ngưởi năng hoat động thể lực và có thân hỉnh khỏe mạnh có ít vần đễ vể thăng bẳng và phục hổi nhanh chóng hơn sau khi bi rối loạn thăng  bằng

You're Feeling Dizzy. Should You Be Worried?- Michael Benninger, M.D- August 20,2015


,
Khi bị choáng váng, có gì đáng lo ngại không? Khi bị choáng váng, có gì đáng lo ngại không? Reviewed by Phạm Thu Hương on 22:15 Rating: 5

Không có nhận xét nào: