TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG?
Các bạn nên áp dụng những nguyên tắc sau đây để giữ cho tư thế ngồi đúng:
- Đầu thẳng, đầu phải ở giữa hai vai.
- Cằm thụt nhẹ vào.
- Cột sống ngực, cổ, thắt lưng phải thẳng hàng
- Hai vai ngang nhau, không được nâng vai lên, hai vai phải thư giản nhưng không xệ
- Phân bố trọng lương cơ thể đều trên hai mông.
- Hai mào xương chậu phải ngang nhau
- Không được bắt chéo chân
- Không được gát chân.
- Đùi nên song song với mặt đất
- Để hai bàn chân ra trước và sát đất, hai bàn chân song song với nhau
- Tuy cố gắng ngồi với tư thế đúng nhưng không nên ngồi quá lâu
Có nhiều cách ngồi, ngồi xếp bằng dưới đất ( bán già, kiết già ), ngồi kiểu Nhật như hình minh họa ở mục “ Khí công ”, ngồi trên ghế. Nhưng các bạn nên chú ý đến ngồi sau cho cột sống cổ, ngực, thắt lưng phải thẳng hàng, các cơ bắp, dây chằng được thư giản, mạch máu và các dây thần kinh không bị chèn ép thì mới hợp với tình trạng sinh lý tự nhiên.
THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ ĐỨNG ĐÚNG:
Các bạn chú ý những điểm sau khi đứng Các bạn hãy nhìn hình vẽ tư thế đứng đúng và để ý các điểm sau:- Đầu thẳng như được treo lên bằng một sợi dây và đầu phải ở giữa hai vai- Mắt nhìn ngang- Cằm thụt vào trong- Cột sống cổ và cột sống ngực thẳng hàng- Hai vai có độ cao ngang nhau ( không bên nào cao hay thấp )- Hai mào xương chậu có độ cao bằng nhau- Hai gối thẳng- Trọng lượng cơ thể phải phân bố đều giữa hai bàn chânKhi các bạn đứng trong tư thế này các cơ và dây chằng sẽ ở trong trạng thái thư giản, cân bằng, không co, không căng. Do đó tránh được tình trạng đau nhức các cơ bắp, chèn ép thần kinh, mạch máu. Đây là tư thế đứng lý tưởng cần được áp dụng.
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP: Thoái hóa khớp là một loại bệnh khớp hay gặp, chiếm tỷ lệ 80% các bệnh khớp ở người trên năm mươi tuổi. Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn bọc ở các đầu xương bị mòn, rách. Từ đó dẩn đến những tổn thương khác như hẹp khe khớp, tổn thương xương như mọc các gai xương, đậm đặc phần xương sát sụn. Bệnh nhân có cảm giác đau và cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau tăng lên khi thời tiết lạnh. Nhiều người hay bị tình trạng các khớp ngón tay co cứng lại, phải dùng bàn tay kia bẻ nhẹ ra thì mới ngay lại được! Khi vận động các khớp bị thoái hóa còn nghe được tiếng răng rắc, lạo xạo trong khớp ! Hiện giờ y học vẫn chưa có cách giải quyết triệt để được bênh thoái hóa khớp. Để giảm đau, thày thuốc hay dùng loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid. Tác dụng phụ của thuốc thường ảnh hưởng đến dạ dày. Bệnh nhân cồn cào, đau dạ dày, nhiều trường hợp nặng có thể gây xuất huyết. Thuốc kháng viêm còn giữ nước và có thể làm chỉ số huyết áp ở người có bênh cao huyết áp càng cao hơn. Ngoài ra còn có loại thuốc xem như có tác dụng “ bổ khớp ” như vitamin E, Omega3, sụn cá mập, glucosamin, chondroitin…Bên cạnh sự điều trị bằng thuốc, tôi xin được giới thiệu một phương pháp không những làm giảm đau mà còn tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng vùng khớp bệnh mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Đó là dùng máy sấy tóc hơ nóng lên khớp mỗi ngày hai lần, mỗi lần năm đến mười phút. Kế đến là xoa bóp,day ấn vùng khớp bệnh mười lăm phút nữa. Các bạn có thể phối hợp với việc bôi các pommade kháng viêm, giảm đau như Salicyl Pomade, Salonpas gel, Diclofenac gel…
Chữabệnh bằng máy sấy tóc
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
09:02
Rating:
Không có nhận xét nào: