Vì sao chân bạn bị đau, bị tê hay nóng ran?


Bắp chân đau, chân nóng như đốt, bàn chân tê-- đau đớn và khó chịu ở các chi dưới này là than phiền mà các bác sị thuờng nghe thấy từ các các bệnh nhân. Thế nhưng , trừ phi nguyên nhân thật rõ ràng như té ngã chẵng hạn ,còn không thì muốn xác định nguồn gốc của vấn đề  có phần khó khăn vì đau ở chân và bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như trình bày dưới đây
 
What's Causing Your Leg Pain, Burning and Numbness? Leg discomfort can ...

1- Suy mạch máu (blood vessel distress)

Đau khi đi lại hay tâp thể dục có thể là hậu quả của việc máu cung cấp tới chân bị giảm (claudication) . Chứng bệnh này thuờng xuyên nhất là một triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên (peripheral arterial disease-PAD) , bệnh PAD này làm thu hẹp các đông mạch dẫn máu tới chân tay, điển hình là do sự tạo mảng (plaque) hay sự lắng đọng chất béo. Hút thuốc, cholesterol cao, cao huyết áp và mập phì là những yếu tố rủi ro chính cùa bệnh PAD

Y tá trưởng John Fesperman thuộc Duke Primary Care, North Carolina cho biết " Đau chân vì PAD có khuynh hướng xuất hiện khi bạn hoạt động. Mỗi khi bạn hoạt động các cơ bắp cần máu nhiều hơn. Máu không đủ sẽ kích phát cơn đau do tình trạng giảm máu tới chân cách  hồi (intermittent claudication). Một khi bạn ngưng di động thì thuờng ra cơn đau sẽ chấm dứt"       

Huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis- DVT) là cục đông máu xuất hiện ở bên trong tĩnh mạch sâu sau một thời gian lâu dài không hoat động. Chứng bệnh này cũng có thễ là nguyên nhân chính gây đau ở chân. Ngồi lâu trên máy bay hay trong xe hơi làm cho máu ở chân khó trở về lại tim. Khi dòng máu chảy về  tim chậm lại hay ngưng thì cục đông máu có thễ được tạo thành trong tĩnh mạch. Nếu một phẩn cục đông máu này vỡ ra và chạy lên phổi thì nó sẽ gây nghẽn mạch phổi (pulmonary embolism) chặn đứng dòng máu tới phổi , một sự cố rất nguy hiểm có thể gây tử vong

Chứng bệnh DVT thường chỉ xẩy ra ở một chân, làm cho chân sưng và có màu sắc hơi xanh. Theo giáo sư Benjamin Wedro thuộc Đại học Wisconsin, cơn đau tấn công mỗi lúc một mạnh và có khuynh hướng kéo dài nhiểu giờ.

2-Bệnh thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy)

Ở một số người, đau ở chân và bàn chân ( và đôi khi ở cánh tay và bàn tay) có thể là do bệnh thần kinh ngoại biên , một rối loan của các dây thẩn kinh vận động, cảm giác và tự trị (autonomic nerves) nối cột sống với các cơ bắp, da và các nội tạng. Bệnh thần kinh này có thể gây tê, ngứa ran (tingling) và một cảm giác nặng nề .Giáo sư Fesperman cho biết " Bệnh thường khởi phát từ bàn chân và có th tạo cảm giác nóng bỏng ở chân. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thễ mất cảm giác nơi chân, điều này có thễ gây rủi ro bị  tổn thương hay nhiểm khuẩn"

Bệnh thần kinh này có thễ được mang lại bởi nhiều yếu tố, bao g ồm nhiễm khuẫn, độc tố và nghi
ện  rượu, nhưng bệnh tiễu đưng là nguyên nhân thông thường nhất. Theo hiệp hội Neuropathy Association, khoảng 60 tới 70 phẩn trăm người bị tiểu đưng vào môt lúc nào đó sẽ mắc bệnh thẩn kinh này. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng lên những người mắc bệnh tiền tiểu đường ( pre- diabetes) mà không có những triệu chứng  tiểu đuờng nào khác

3-Thiếu cân bằng điện phân (Electrolyte Imbalance )

Chức năng của cơ bắp lành mạnh phu thuộc vào các dây thẩn kinh; các dây thần kinh này được hỗ trợ bởi một hỗn hợp quân bình  các chất điện phân (electrolytes) --tức là những kim loại như sodium, potassium, calcium và magnesium  có mang điện tích. Các chất điện phân này truyền các tín hiệu hỗ trợ dây thần kinh, chức năng tim và cơ bắp cũng như ảnh hưởng tới số lượng nước trong cơ thể

Thế nhưng một số thuốc men; sự mất nước (dehydration) của cơ thể; và những chứng bệnh như tiêu chảy và bệnh thận có thễ làm thay đổi quân bình điện phân trong cơ thể . Khi mức chất điện phân quá thấp nó có thể làm chân đau . Chẳng hạn như khi sodium--thu hút nước vào trong các tế bào-- bị cạn kiệt thì  các tế bào sẽ  bị  căng thẳng vì phải cố gắng bù đắp sự  thiếu hụt  nuớc và  do đó  có thể  gây những cơn chuột rút ( cramps) đau đớn

Theo giáo sư  Fesperman các thuốc lợi tiểu dùng để kiểm soát huyết áp là "tội phạm" chính bởi vì chúng có thễ làm tiêu hao các chất điện phân trong máu. Ông cho biết "Potassium và calcium làm trung gian cho sự co cơ bắp nên nếu một trong hai chất này mà  mất quân bình thì cơ bắp có thể sẽ bị chuột rút."

Bằng cách giảm bớt dòng máu, sự mất nước (dehydration) có thể làm mất quân bình điện phân cũng như gây chuột rút. Tương tự như vậy nếu uống quá nhiều nước cũng có thể thải quá nhiểu chất điện phân ra ngoài cơ thể  .

4-Các vần đề về lưng 

Các bệnh ảnh hưởng tới lưng thường ra cũng làm chân đau. Chứng hẹp cột sống( spinal stenosis) --làm cho các ống nội tủy thu hep lại dần và đè lên các dây thân kinh-- thường ra ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi và có thể đuơc gây ra bởi viêm khớp, vẹo cột sống (scoliosis) hay thương tổn cột sống.  Áp lực có thể đè lên các rễ dây thần kinh ở chỗ  chúng dời cột sống đễ tạo thành dây thần kinh hông (sciatic nerve) tức là dây thân kinh lớn nhất trong cơ thể . Các dây thần kinh bị kích thích có thể gây đau đớn đáng kể 

Đau dây thần kinh hông (sciatica) do viêm dây thần kinh hông thường xẫy ra ỡ một bên cơ thể và có thễ chạy từ lưng dọc theo chân xuống tới bàn chân hay thậm chí ngón chân. Đau dây thần kinh hông khó chẩn đoán và đôi khi tự khỏi. Nó có thể xẩy ra do chứng hẹp cột sống   (soinal stenosis) 

Giáo sư Wedro cho biết :" Các bệnh về dây thần kinh hông và cột sống có thể tới dần dẩn với thời gian nhưng cũng có thễ khởi phát cấp tính. Lúc đầu đau đớn còn chịu đựng đuợc nhưng sau trở thành cấp tính. Viêm dây thần kinh hông--gây ra bởi các thay đỗi ở lưng như viêm khớp, co thắt hoặc tổn thương cơ bắp--có thể tỏa ra mông và xuống chân
 

Nếu chân đau , có kèm theo mất kiểm soát bàng quang và ruột hoặc gây tê gần hâu môn hay âm đạo,  thì bạn phải đi cấp cứu tức thời. Lý do là vì bạn có thể bị hội chứng đuôi ngựa ( cauda equina syndrome), một rối loạn rất hiếm ảnh hưởng tới các rễ dây thần kinh ở đầu dưới cột sống. Nếu không chữa trị tức thời cột sống có thễ ngưng hoạt động gây tê liệt vĩnh viễn

 5-Viêm khớp (arthritis)

Có nhiếu loại viêm khớp( arthritis). Viêm xương-khớp (osteoarthitis), thông thường nhất, làm vỡ sun ở các khớp dẫn đến tạo sinh các cựa xương, làm tiêu hạo sụn, gây viêm và đau nhức. Viêm đa khớpdạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn nhiễm. tấn công lớp lót của các khớp và cũng gây viêm và đau đớn.

 Mặc dầu viêm khớp là một bệnh vể khớp, nhưng đau đớn gây ra bởi viêm khớp có thễ được cảm thấy ở các cơ chân và bàn chân chung quanh. Giáo sư Wadro giài thích " Đau xẩy ra ơ bên trong các khớp, nhưng các cơ chung quanh tìm cách bảo vệ các khớp vì vậy có thể bị  co thắt (spams) dẫn đến chứng đau cơ bắp thứ cấp

Làm sao chữa trị chân đau 

Việc trị liệu tùy thuộc vào nguyên nhân. Những bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt glucoz-huyết để tránh bệnh thần kinh do tiểu đường, trong khi những người bị viêm khớp có thễ cần thuốc men hay giải phẫu 

Giáo sư Wedro cho biết " Tất cả các phép trị liệu đểu nhắm vào việc kiễm soát dài hạn các triệu chứng. Không có một cốc-tay thuốc nào chung cho mọi người. Mọi sự còn tùy thuộc vào nguyên nhân làm chân đau. Bạn và bác sĩ của bạn sẽ phải thử nhiều lần mới tìm được cách trị liệu thích hợp cho bạn "

 Nói tóm lại bạn không nên bỏ qua những khó chiụ nơi chân và bàn chân. Theo giáo sư Wedro " Bạn thấy đau có nghĩa là một phần cơ thễ của bạn bị trục trặc. Vấn để có thể là một thảm họa đe dọa tính mạng hay một chi của cơ thể bạn hoặc cũng có thễ chỉ là một khó chịu có thể được giài quyết với sự chăm sóc và một chút thởi gian.Thế nhưng tình trạng nặng nhẹ của vấn đề cẩn phải có sự quyết đoán của bác sĩ. Do đó mỗi khi bị đau bạn luôn luôn phải đi gặp  bác sĩ" 

What's Causing Your Leg Pain, Burning and Numbness?-Winnie Yu- May 2,2015
Vì sao chân bạn bị đau, bị tê hay nóng ran? Vì sao chân bạn bị đau, bị tê hay nóng ran? Reviewed by Phạm Thu Hương on 18:22 Rating: 5

Không có nhận xét nào: