Yoga - ý kiến trên WTT

Chỗ tập yoga chuẩn: http://www.adyoga.com.vn/

Đ/c:TRUNG TÂM AD YOGA I - Phòng 2107, Thành Công Tower, 57 Láng Hạ:

04.35148499 - 04.22161272

Hít thở bằng cơ hoành

Thở là sống, một trong những phần quan trọng nhất của luyện tập YOGA là học thở như thế nào cho đúng. Đa số chúng ta thở sai, ta thường thở cạn và không làm đầy phổi. Bác sĩ đã nói rằng người ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích phổi của họ. Một phần lớn phổi của ta chưa được sử dụng, ứ đầy không khí cũ kỹ ứ đọng, là nơi phát sinh bệnh cảm lạnh và tất cả các bệnh về đường hô hấp. Sự cung cấp không đầy đủ oxy liên tục này đến cơ thể làm cho các cơ quan dần dần yếu đi và tăng lão hóa.



Người ta thở sai bởi vì chỉ dùng cơ vai và cơ ngực để phần phổi giữa và phổi trên khi họ hít vào, Vì vậy họ chỉ hít đầy phần trên của phổi


Trong YOGA chúng ta tập thở với cơ hoành

Bên dưới phổi có một cơ rộng, gọi là Hoành Cách Mô. Khi chúng ta hít vào và co cơ bắp bên dưới, phần dưới phổi nở ra, không khí tràn vào phần phổi dưới. Khi ta hít vào theo cách này, cơ hoành đẩy các cơ quan ở bụng ra một ít, vì vậy tay của bạn cũng sẽ bị đẩy ra







Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thở sâu và chậm hơn làm giảm đi căng thẳng về cơ thể và tâm trí. Không những làm cho sức khỏe gia tăng, trường thọ mà còn làm cho tâm trí yên tịnh, tập trung tư tưởng sâu hơn




Bằng cách thở cơ hoành, các bạn có thể sử dụng hoàn toàn sức chúa của phổi. đem vào nhiều không khí, nhiều oxy hơn. Bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn, năng nổ hơn, lanh lẹ hơn.



Các tư thế Asana

Thế Yoga (Yoga Mudra)





Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà). Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần.




Ích lợi:
Làm dẻo cột sống, giảm bớt mỡ thừa, có hiệu quả tạo sinh lực đến lá lách, gan và tim..




Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)



Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.




Ích lợi:
Tác động đến toàn nbộ cột sống, trị những bệnh liên quan, giảm mỡ thừa vùng hông, giúp điều hoà kinh nguyệt...




Thế chào dài (Diirgha Pranama)



Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.




Ích lợi:
Tăng cường sức mạnh cơ bụng, chống táo bón, đấy hơi, cácrối loạn kinh nguyệt...




Thế cây cung (Dhanurasana)



Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.




Ích lợi:
Tư thế tác động lên gan, thận và lá lách, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, giảm đau khớp, tốt cho phổi, giảm hen suyễn.




Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)



Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.





Ích lợi:
Tốt cho phần dưói cột sống, tốt cho lá lách và thận, hiệu quả đến thần kinh toạ.


Thế đầu đến gối (Janushirasana)



Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.




Ích lợi: Tốt cho người bị đau lưng, viêm thần kinh toạ và bệnh trĩ, giúp tăng cường khả năng tiêu hoá.



Thế con thỏ (Shashaungasana)



Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.




Ích lợi: Tốt cho hạch cổ (amidan), làm mạnh cột sống và hệ thần kinh, tập thường xuyên sẽ kéo dài tuổi thọ chống lại tình trạng lão hoá

Không ai nên mạo hiểm luyện tập các asana mà không có sự hướng dẫn của một thầy yoga. Chương trình dạy của Câu lạc bộ đã được các thầy yoga nghiên cứu và xây dựng phù hợp với thể trạng của người Việt Nam từ trình độ đơn giản đến nâng cao, bao gồm ba mức: trình độ cơ bản, trình độ nâng cao 1 và trình độ nâng cao 2. Mỗi trình độ tập một tháng 8 buổi, tuần 2 buổi.



Điệu nhảy Tandava và điệu múa Kaoshikii



TANDAVA




Tandava là một điệu nhảy tâm linh, đã có cách đây 7.000 năm, do nhà yogi vĩ đại An Độ là Shiva đưa vào tập luyện. Ngài cũng được gọi là Nataraj - (Vua Khiêu Vũ). Từ ngữ Tandava bắt nguồn từ tiếng Phạn, “tandu” nghĩa là “nhảy”. Tandava là “bước nhảy căn bản”, “bước nhảy nguyên thủy” của tất cả các loại khiêu vũ Phương Đông. Khiêu vũ được thực hiện bằng cách nhảy thật mạnh từ chân này sang chân kia, đầu gối của chân giở lên đúng chéo một trong ba điểm chọn lựa là: rốn, tim hoặc cổ. Nhảy 2 lần mỗi ngày vào lúc chấm dứt ngồi thiền hay tập asanas trong vòng 5 phút. Tandava tượng trưng cho sự chiến đấu giữa các lực, Sự Sống và Cái Chết. Theo đó, các cánh tay dang ra cầm các biểu tượng truyền thống liên hệ đến mỗi bên: trong tay mặt (tượng trưng cho sức sống của trí cẩn mật và nhạy bén) một con dao, thanh kiếm, hoặc giáo chĩa ba. Và trong tay trái (tượng trưng cho nỗi kinh sợ cái chết) một con rắn, đầu lâu hay ngọn lửa. Tandava phát triển tâm và trí của người chiến binh tâm linh chân chính, có quyết tâm cứng rắn chống lại và chiến thắng tất cả các hình thức sợ sệt, ngay cả với cái chết.




Tinh thần Tandava được biểu lộ trong ý nghĩ “Tôi sẽ đối mặt với nỗi sợ hãi cái chết đang bao quanh tôi mọi hướng, và chiến thắng nó với sức mạnh của sinh lực tâm trí . Không có sức mạnh nào ngăn được tôi đến đích, không một khuynh hướng xấu, kẻ thù, hay sự ràng buộc nào lay động được quyết tâm chiến thắng của tôi”.



Lối khiêu vũ mạnh mẽ nầy, thực hiện cá nhân cũng như tập thể, chỉ dành riêng cho nam giới, vì nó có tác dụng đến tính chất nam tính, kích thích vỏ thượng thận tiết xuất kích thích tố nam. Những kích thích tố này lại kích thích dịch hoàn sản xuất kích thích tố testosterone, chịu trách nhiệm về nam tính, nghĩa là các đặc tính phụ về nam giới. So sánh với phụ nữ thì lông tóc nhiều hơn, giọng trầm hơn, việc phát triển gia tăng về các cơ xương và xương, và một cường độ hiếu thắng rõ ràng hơn. Tandava cũng kích thích toàn bộ hệ tuần hoàn, tim và phổi, cùng lúc các cơ bắp bàn chân, bắp chuối, đùi, vùng chậu, lưng, cổ và tay. Tandava như vậy giảm bớt khả năng bị nhồi máu cơ tim, áp huyết cao, và phổi suy nhược. Quan trọng hơn, Tandava là hoạt động cơ thể duy nhất rèn luyện bộ óc. Do đó, Tandava là một lối luyện tập tâm linh thiết yếu để phát triển nam tính, sinh lực và can đảm.



1. Đứng trên ngón chân, hai tay dang ra hai bên









2. Đập gót chân vào sau đùi khi nhảy lên.









3. Đầu gối sát ngực khi nhảy lên, đứng thẳng.





4.Chân trái, nhảy lên và quăng chân phải sang trái.











5. Giống như số 4. Trên chân kia, tiếp tục nhảy, tăng dần tốc độ.







6. Thế đứng.













7. Nhảy với thế chồm hổm và đứng lên.



KAOSHIKII







Kaoshikii gốc từ chữ Phạn (Sam'skrta). “Kosa” nghĩa là “vỏ bên ngoài” hoặc “lớp ngoài của trí ”. Vũ điệu này có một tác động đặc biệt đối với phụ nữ, không những phát triển thân thể mà còn ảnh hưởng đến các lớp trí tinh tế hơn.



Vũ điệu thực hiện bằng cách hai bàn tay chấp lại ngay trên đầu, trong tư thế thẳng. Thân được nghiêng 3 lần qua phải và rồi 2 lần trở lại vị trí ban đầu (trở lại thẳng). Phần trên của thân được giữ thắng từ eo cho đến các ngón tay, với hai cánh tay thẳng, ở cùi chỏ đến các ngón giữa luôn luôn chạm vào nhau. Phần dưới của thân giữ nhịp với các động tác tay bằng cách bước về bên phải và trái, chạm phần đầu bàn chân trên đất, bên sau gót chân kia. Phần cuối của vũ điệu được thực hiện bằng cách nện mạnh bước chân hai hai lần tại chỗ, đạp mạnh các gót chân lên đất.







Kaoshikii đem lại lợi ích cho toàn thân thể, từ đầu đến ngón chân. Nó giữ xương sống được mềm dẻo, giảm bớt phần mỡ không cần thiết của thân và điều hòa kinh nguyệt. Giảm bớt đau đớn trong khi sinh và sinh nở dễ dàng. Tùy theo tình trạng mỗi cá nhân, vũ điệu có thể thực hiện ngay trong lúc hành kinh và mãi cho đến tháng thứ 6 của thời kỳ thai nghén.

Kaoshikii cũng kéo đài tuổi thọ, giữ cơ thể khỏe mạnh mãi đến 80 tuổi. Nó kích thích tim và hệ tuần hoàn, tạo ra tính mềm dẻo của các khớp, đầu gối, háng, cột sống và vai.

Kaoshikii như vậy là một lối luyện tập giữ gìn sức khỏe vô giá, nhất là cho phụ nữ, vì nó phát triển sức mạnh tính mềm dẻo và sức chịu đựng bằng cách kích thích trên cột sống, hệ thần kinh, tăng cường và làm bén nhạy trí óc hơn nữa.



XOA BÓP





Asanas phải luôn luôn đi kèm với xoa bóp, vì xoa bóp là phần cuối lý tưởng việc tập luyện tái tạo sinh khí của các asanas. Asanas kích thích tuyến bã nhờn dưới da tiết ra chất dầu tự nhiên (natural oils). Chất dầu này là dầu thơm da hoàn hảo nhất cho cơ thể con người. Xoa bóp làm thấm lại chất tiết xuất hữu ích trở vào trong da, do đó giữ cho da mềm và mịn. Để giữ loại dầu tự nhiên nầy, asanas phải được luyện tập xa ánh nắng mặt trời, và chỉ tắm 30 phút sau khi xoa bóp.



Xoa bóp cũng kích thích tất cả đầu thần kinh trên bề mặt thân thể, do đó kích thích toàn bộ hệ thần kinh, và điều hòa “hào quang” của năng lượng sống bao quanh thân thể con người. Nó làm thư giãn các cơ bắp đến độ thấp nhất của sức căng cơ bản. Xoa bóp làm gia tăng tuần hoàn máu, do đó giúp ngăn ngừa việc nhiễm trùng trong trường hợp tổn thương, và tăng thêm sức khỏe toàn diện.



Xoa bóp cũng có một lợi ích khác quan trọng liên hệ đến dòng bạch huyết trong cơ thể. Bạch huyết là một chất lỏng sống (vital fluid) thanh lọc máu, do đó gia tăng sức khỏe và vẻ đẹp của thân xác.



Thể lỏng trong sáng nầy choán các chỗ trống giữa các tế bào và mao mạch (capillary) và giữ nhiệm vụ như “trung gian” cho máu và mô tế bào. Nó nhặt các tế bào chết và các chất thải, rồi quay trở lại vào các mạch bạch huyết hướng về tim.



Nhưng trước khi bạch huyết hòa lại vào máu, chất thải được lọc ra khỏi ở các điểm bạch huyết lớn, ở đó các bạch cầu ăn các chất dơ và đem chúng vào lá lách, nơi này chúng được làm nhuyễn thành những mảnh đủ nhỏ để thận sử dụng.



Bạch huyết được thanh lọc này không di chuyển trong các mạch bạch huyết do sức ép của tim, vì nó là hệ thống hoàn toàn riêng biệt. Đúng hơn nó di chuyển một cách chậm chạp nhờ hoạt động của các cơ bắp. Xoa bóp kích thích nhiều và làm cho việc di chuyển bạch huyết được dễ dàng do đó làm trong sạch cho máu. Phải chú ý đặc biệt xoa bóp các vùng có các điểm bạch huyết quan trọng, cổ, nách, háng và đầu gối như các hình dưới đây và nhấn mạnh các vùng đó.



Cuối cùng bàn chân được xoa bóp cẩn thận. Nhiều dây thần kinh của cơ thể có đầu tận cùng thần kinh ở chân, vì vậy xoa bóp bàn chân kích thích dòng năng lượng thần kinh xuyên qua các cơ quan nội tạng (xem đồ hình bàn chân, phần sau). Bằng cách này, xoa bóp hoàn tất sự kích thích các cơ quan nội tạng, máu, bạch huyết, các tuyến và sự thư giãn của da, cơ bắp, chuẩn bị cho sự thư giãn sâu của tư thế Xác Chết.

Kỹ thuật xoa bóp





1. Xoa trán và ngược lên đỉnh đầu, xuống phần sau đầu với lòng bàn tay, 3 lần.







2. Với đầu ngón tay xoa trại qua lông mày, 3 lần.









3. Với ngón trỏ ấn trên lằn xếp giữa đỉnh nhãn cầu và lông mày. (Ấn ở điểm này kích thích thần kinh số 10) (vagus) để làm chậm nhịp tim lại, từ đó làm yên tĩnh và thư giãn thân thể, chuẩn bị cho tư thế thư giãn sâu. Tiếp tục ấn với các ngón tay, di chuyển các ngón tay qua phần trên mắt, xuống màng tang và quanh tai. Lặp lại 3 lần.





4. Ngoái lỗ tai nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay trỏ (móng tay phải cắt ngắn).



5. Chà lòng bàn tay cho nóng lên. Nhắm mắt lại và ấn phần dưới lòng bàn tay nhẹ trên mắt đã nhắm. Thư giãn và hít thở sâu. Làm như vậy 3 lần



Việc nầy rất tốt cho mắt, đặc biệt mắt mỏi. Những ai mắt nhìn kém cũng nên thường xuyên “úm” mắt lại bằng cách này, và cũng quay mắt chậm chậm mọi chiều, từ trái sang mặt, lên xuống, chiều ngang, quay theo và ngược chiều kim đồng hồ, luôn luôn thư giãn và “úm” mắt sau mỗi thế tập















6. Với gờ ngoài của lòng bàn tay, vuốt từ 2 bên sóng mũi lên đầu mũi- làm 3 lần.



7. Với đầu ngón tay xoa bên dưới mắt xuống hai bên mặt, kế xoay 2 tay ngang và xoa qua hai bên đầu đến sau ót, cuối cùng xoa cổ, từ trước ra sau với lòng bàn tay. Lặp lại 3 lần.





8. Xoa trên môi từ trung tâm ra hai phía môi với đầu ngón tay. Ba lần.









9. Xoa xuống hai má, bắt đầu xoa bóp phần trên mặt với phía dưới lòng tay, sau đó lướt dần tay phía dưới trong lúc xoa, để đầu ngón tay chạm nhau ở cằm – Lặp lại 3 lần.





10. Với 2 ngón cái, xoa ngược lên phần dưới cằm, bắt đầu từ giữa cằm và ngược ra hai bên của mặt. Thực hành 3 lần. (Việc nầy nhằm xoa bóp các điểm bạch huyết và các tuyến nước bọt trong cổ).









11. Với phía dưới hai lòng bàn tay ép lại vào trung tâm cổ, xoa bóp ra phía ngoài đến hai bên cổ. (Việc ép lên trung tâm cổ tác động đến dây thần kinh số 10, hạ huyết áp, nhịp đập của tim chậm lại do đó làm thư giãn cơ thể rất hiệu quả. Tập 3 lần.







12. Giơ tay trái lên, xoa bóp nách trái với những ngón tay - 3 lần (Việc này xoa các điểm bạch huyết dưới cánh tay).







13. Với bàn tay mặt xoa bóp lên vai trái và xuống phần trên cánh tay. Sau đó xoa quanh phía dưới cánh tay dọc theo chiều lông mọc.













14. Xoa bóp mu bàn tay trái và lòng bàn tay, xoay quanh mỗi ngón tay (đừng kéo chúng cũng đừng bẻ kêu rắc rắc.







15. Làm lại các mục 11,12,13 với tay mặt.





16. Choàng lên trên vai mặt với bàn tay mặt, và từ dưới phía sau lưng với bàn tay trái. Hãy kéo 2 tay gần nhau ở phía giữa lưng. (Càng gần càng tốt). Bây giờ lại xoa bóp phía trên với tay mặt và phía dưới với tay trái, làm như vậy cũng xoa hóp được cột sống. Làm 3 lần. Đổi ngược tay lại và lặp lại.







17. Xoa bóp lồng ngực bằng cách chà xát về phía tim với cả hai tay.





18. Thở ra, để 2 ngón cái ở hai bên mình và các ngón khác ở dưới lồng xương sườn, xoa bóp ra phía 2 bên người với các ngón tay – 3 lần - Bằng cách nầy, thở ra và xoa bóp ra bên hông, chà phía trước thân, đến khi bạn đã xoa bóp thân mình từ eo xuống luôn tới chân. Lối xoa bóp nầy đã ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan nội tạng.





19. Vòng 2 bàn tay quanh háng, chung quanh khớp nội tạng nối thân và chân trái, xoa bóp khớp này nhiều nốt bạch huyết nằm ở đây).





20. Xoa xuống đùi trái, 3 lần, luôn theo chiều của lông mọc.





21. Đặt lòng bàn tay mặt lên trên đầu gối, và cúp những ngón tay quanh đầu gối. Để tay trái dưới gối và xoa bóp với sự kết hợp cả 2 tay, một nâng, một xoay bắt xương đầu gối xoay tròn.





Việc này làm khớp gối được xoa bóp, để phòng đau khớp và phong thấp các khớp, nó cũng tác động đến các điểm bạch huyết nằm ở đâu gối

.





22. Xoa xuống bắp chân dọc theo chiều lông mọc.



23. Xoa bóp mắt cá trái, xung quanh mắt cá trái với các ngón tay các ngón cái ở xương mắt cá bên phía trong chán. Chà xát xung quanh xương lồi của mắt cá

.







24. Xoa bóp chân trái, cả lòng lẫn mu bàn chân với các ngón cái. Vặn nhẹ và ép mỗi ngón chân. Kéo các ngón chân ra xa và xoa bên trong giữa các ngón chân. An các ngón tay bạn vào chỗ khớp ngón chân và chân. Nhồi chân với 2 ngón cái, xoa các vùng nhạy cảm với một động tác vòng tròn nhẹ nhàng.Nắm chặt nắm tay lại, ấn các khớp xương tay vào phía bên ngoài của chân, kéo từ ngón chân đến gót, mạnh, 3 lần..., sau đó từ giữa lòng bàn chân đến gót chân, 3 lần - Vỗ nhẹ bàn chân với lòng bàn tay. Chà lòng bàn chân.



25. Lặp lại như trên với chân mặt.





Thư giãn theo tư thế xác chết (SHAVASANA)



Shravasana hay “Tư thế Xác Chết” có thể tập bất cứ giờ nào, ngay cả thời gian mà các asanas không nên tập, như trong lúc bị bệnh, thời kỳ kinh nguyệt hay thai nghén. Trong tư thế này thân giữ hoàn toàn bất động, và được “nạp điện vào” với năng lượng vũ trụ (pranic energy), và sự chú ý của trí dần dần thoát khỏi thân và thế giới chung quanh để được thu hút vào trong trạng thái yên tịnh sâu lắng bên trong. Thân và trí cùng nhau đạt đến sự nghỉ ngơi hạnh phúc hoàn toàn.



Để nhận được tất cả lợi ích từ việc thực tập asanas, tư thế Xác chết phải được thực hiện khoảng từ 10 giây đến 1 phút giữa mỗi tư thế. Sự nghỉ ngơi hợp lý trong tư thế Xác chết hoàn toàn làm cho cơ thể yên tĩnh và ngăn ngừa sự quá căng thẳng của cơ bắp, sự kích thích quá độ của hệ thống tuyến, của sự tuần hoàn và hô hấp. Ta phải nghỉ ít nhất cho đến khi hơi thở và nhịp tim trở nên bình lặng. Sau khi tập các asanas và xoa bóp phải thư giãn sâu trong ít nhất là 3 phút. Những ai có huyết áp cao nên tập ít nhất 5 đến 10 phút thư giãn sâu hàng ngày, vì rằng chúng ta đã thấy đây là một trong những cách điều trị tốt nhất về huyết áp cao.



Khi bạn thực hiện tư thế Xác chết, nằm ngửa, đắp một cái mền nếu bạn cảm thấy lạnh. Tay thẳng và chân hơi cách nhau ra, lật ngửa lòng bàn tay, các ngón tay sẽ tự nhiên hơi co lại. Nhắm mắt lại.

Đừng cử động một cơ bắp nào của thân thể kể cả mi mắt. Hãy giữ hoàn toàn bất động giống như khi bạn đã chết. Trí bạn đắm chìm vào luồng hơi thở trong trạng thái mát mẻ và an bình.



Thư giãn chân và ngón chân bạn... bắp chuối, đầu gối và đầu Hãy cảm thấy rằng cả hai chân bạn hoàn toàn thư giãn, không căng thẳng hay gò ép một nơi nào cả. Giờ đây thư giãn toàn bộ cơ quan nội tạng, hệ tiêu hóa, phổi, tim,...thư giãn lưng và cột sống của bạn... Giờ cảm nhận các ngón tay bạn: thư giãn ngón tay và bàn tay, phần dưới cánh tay, cùi chỏ, phần trên cách tay, vai, cổ... Giờ bạn phải cảm thấy rằng cả thân thể bạn từ cổ trở xuống hoàn toàn thư giãn, không có mảy may căng thẳng nào. Cảm thấy rằng luồng thư giãn đó đang di chuyển lên đến mặt bạn, thư giãn hai má, miệng và môi, hai tai, mũi và hai mắt... hãy cảm thấy rằng tất cả độ căng quanh mắt bạn hoàn toàn tan biến... Hãy cảm nhận óc bên trong sọ bạn, óc bạn cũng hoàn toàn thư giãn.

Giờ đây thì toàn thân thể của bạn từ đâu ngón chân đến đỉnh dầu hoàn toàn thư giãn. Bạn cảm thấy nhẹ như một cái lông và rất là thoải mái...




Bây giờ nhận thức đến hơi thở của bạn, thở chậm và sâu từ cơ hoành. Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng bạn đang hít năng lượng vũ trụ vào trong từng tế bào của thân thể bạn, tâm trí và cơ thể bạn đang được hoàn toàn nạp đầy năng lượng trở lại. Hãy cảm nhận năng lượng từ vũ trụ lưu thông xuyên qua bạn, rửa cuốn đi tất cả các căng thẳng và tiêu cực, tẩy sạch bạn bên trong lẫn bên ngoài. Cảm thấy chính mình tràn đầy với năng lượng thanh lọc này, tỏa ra từ mỗi lỗ chân lông của thân thể bạn... làm cả người bạn tràn đầy với niềm vui và tình thương.



Hãy giữ tư thế nầy bao lâu tùy bạn thích. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn tươi mát từ thân thể, tâm trí và tinh thần...




Những qui tắc của Yoga giúp cho

sức khoẻ trường thọ



1. Thức dậy trước khi mặt trời mọc và chú ý đến việc tẩy đường ruột đều đặn



2. Hãy tắm toàn thân (fullbath) ít nhất 1 lần mỗi ngày, với khí hậu nóng 2-3 lần/ngày

Phương pháp :

· Tắm với tư thế ngồi

· Dội nước lên trên vùng rốn và phần dưới

· Dội nước vào phía sau thân (cùng ngang mức với rốn)

· Dội nước từ đỉnh đầu để chạy dọc theo cột sống

· Sau đó tắm khắp người

Nói thêm về cách tắm :

· Nếu đau ốm thì dùng nước nóng nhưng không nóng hơn nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt)

· Dùng xà phòng, đặc biệt ở nách và ở háng

· Dùng dầu và chải tất cả tóc lông của cơ thể sau khi tắm

· Có 3 thời điểm ta nên tắm :

- 45 phút trước và 45 phút sau mặt trời mọc

- 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa

- 45 phút trước và 45 phút sau mặt trời lặn

· Không tắm lúc 12 giờ khuya (45 trước và 45 phút sau 12 giờ khuya)



3.
Tắm sơ trước khi tập asana, thiền trước khi ăn và trước khi ngủ. Tắm trọn trước khi tập asana và trước khi thiền thì tốt hơn




THỨC ĂN

Thức ăn chúng ta dùng, nó phát triển tận cùng thành mỗi một tế bào trong cơ thể, không những ảnh hưởng đến sức khỏe thân xác mà còn ảnh hưởng cách thức suy nghĩ của chúng ta nữa. Công trình nghiên cứu mới đây cho thấy vài thức ăn nào đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến những hoạt động của não bộ, kiểm soát những chức năng khác nhau về tinh thần, vật chất, ký ức, giấc ngủ, phối hợp vận động, khả năng học tập và sự chán nản.. Có một câu nói rất nổi tiếng : “Chúng ta là những gì chúng ta ăn” (ta ăn cái gì thì ra cái ấy). Từ hàng ngàn năm rồi, qua sự quan sát rất sâu và tự quán chiếu nội tâm vào thiên nhiên của vũ trụ, các nhà yoga đã khám phá ra có ba loại lực hoạt động đồng thời khắp vũ trụ :

1. Lực tri giác (Sentient force) : Của sự tự nhận thức, tình yêu, thanh bình, tinh khiết và niềm vui. Khi lực này chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta cảm thấy thanh bình, thoải mái và yên tĩnh.., tâm trí ta dễ dàng hương đến những mức độ cao hơn của tâm thức.

2. Lực động (Mutative force) : Đây là lực của sự chuyển động không ngừng nghỉ, sự hoạt động hoặc đổi thay. Khi lực này chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta trở nên bị kích động, nóng nảy, bồn chồn, không thể nào làm cho tâm trí bình tĩnh và thoải mái được.

3. Lực tĩnh (Static force) : Đây là lực của sự đần độn trí trệ, suy tàn và chết chóc. Khi lực này chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta thấy buồn ngủ, mê muội, lơ đễnh, thiếu nghị lực và óc sáng tạo

Ba loại năng lực này hoạt động đồng thời khắp mọi nơi, trong mọi thực thể và chế ngự lên cả thức ăn.

Thức ăn bị chế ngự bởi lực tri giác gọi là thúc ăn trí giác (điều hòa) bao gồm : trái cây, phần lớn rau, đậu, ngũ cốc, sữa, các sản phẩm từ sữa (phô mai, yaourt), một số lượng trái cây vừa phải, rau thơm và gia vị nhẹ. Loại thức ăn này làm thân thể và tâm trí ta khoẻ mạnh và yên bình. Nó tốt cho cả thân lẫn trí.

Thức ăn bị chế ngự bởi lực động được gọi là thức ăn động. Nó bao gồm những thức uống có cafein như cà-phê, trà, chocolate, thức uống hoá học, gia vị cay như ớt, thức ăn lên men và một vài loại thuốc trị bệnh. Loại thức ăn này có thể tốt cho thân nhưng không tốt cho trí. An quá nhiều loại thức ăn này sẽ làm khuấy động tâm trí, làm cho ta khó lắng tâm xuống để hoạt động về tinh thần tinh tế như tập trung tư tưởng.. Vì vậy chỉ nên dùng một lượng ít thôi.

Thức ăn bị chế ngự bởi lực tĩnh gọi là thức ăn tĩnh, bao gồm : tất cả các loại thịt cá, trứng, hành, tỏi, nấm, rượu, thuốc lá, thuốc uống, thức ăn chớm hư thối. Thức ăn tĩnh có hại cho cơ thể lẫn trí. Những ai muốn tìm đến khỏe tốt và nâng cao trí tuệ thì nên tránh loại thức ăn này.





Sự nguy hiểm của việc ăn thịt

1. Tất cả các sinh vật đều phải đấu tranh để sinh tồn. Trước khi con vật bị giết, một loại hormone rất độc được tiết ra do bởi nỗi sợ hãi tột độ và niềm thống khổ muốn sống. Hormone độc hại này không thể mất đi được cho dù ta chế biến rất kỹ. Khi ta ăn thịt, ta tiêu thụ luôn chất hormone độc này, gây hại cho cơ thể và tâm trí của ta.

2. Người ăn thịt thường bị bệnh ung thư và một số bệnh như bệnh tim, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, thấp khớp. Thịt chứa acid uric rất cao cho nên người hay ăn thịt cũng bị bệnh thận nhiều hơn.

3. Các quốc gia có tỷ lệ người ăn thịt nhiều hơn thì tỷ lệ tội ác cũng nhiều hơn



Những yếu tố khác và lợi ích của việc ăn chay

1. Nguyên tắc sinh lực đời sống : Chúng ta cần không khí, nước, măt trời và thức ăn để sinh tồn. Cũng từ bốn thứ này mà ta có được năng lượng sống (vital energy) gọi là PRÁNÁ. Trong không khí tươi mát, nước trong sạch, ánh sánh mặt trời, trái cây tươi, rau tươi.. có rất nhiều práná. Không có năng lượng sống trong thịt, thịt là xác chết của súc vật

2. Nếu ta phân tích cấu trúc con người, ta sẽ thấy rằng con người rất khác với thú vật ăn thịt, nhưng rất gần với các loài thú ăn hạt và lá cây, vì vậy con người ăn rau quả là gần với tự nhiên hơn

3. Sau nhiều cuộc nghiên cứu và tìm tòi, các nhà khoa học đã kết luận rằng tổ tiên sơ khai của chúng ta ăn chay, chỉ ăn thịt trong thời kỳ khủng hoảng lớn. Vào lúc cuối thời băng hà khi thức ăn thông thường của con người như trái cây, hạt, rau quả.. không còn tìm thấy được, thì con người sơ khai đã phải bắt đầu ăn thịt súc vật để tồn tại. Đáng tiếc, thói quen ăn thịt vẫn còn tiếp tục sau thời kỳ băng hà hoặc do sự cần thiết (như dân eskimo và những bộ lạc sống ở vùng bắc cực) hoặc do thói quen hoặc do sự thiếu hiểu biết chính đáng.





Nhiều người nghĩ rằng nếu họ không ăn thịt cá.. họ sẽ yếu đi, đó là ý nghĩ rất sai lầm. Hãy nêu những ví dụ về các loài thú vật mạnh nhất trong thiên nhiên như voi, ngựa, trâu, bò, nai, khỉ..chúng ăn những gì ?

Nhiều nhà hiền triết, những nhà văn nổi tiếng, những nhà khoa học, họ là những người ăn chay. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra cho ta thấy rằng người ăn chay khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn, có sức khỏe tốt hơn người ăn thịt. Những người ăn chay đã nêu tạo được nhiều kỷ lục trong môn đô vật, quyền anh, đi bộ, đá ban, chạy vòng quanh thế giới.. Điều quan trọng hơn cả, hãy thử nghiệm chính mình và bạn sẽ thấy sức khỏe và hạnh phúc như thế nào?



Thức Ăn, Tế Bào & Sự Phát Triển Tinh Thần Và Thể Chất

Cơ thể con người là sự hợp thành của vô số tế bào. Những tế bào này gồm hai loại : đơn bào và đa bào. Tất cả các bộ phận của cơ thể người là sự hợp thành của hai loại tế bào này. Nói cách khác, toàn thể cấu trúc con người có thể xem như một đa bào.

Mỗi tế bào này đều có tâm trí và linh hồn.. nhưng trí của tế bào khác với trí của con người. Trí của đa bào thì phát triển hơn trí của đơn bào. Trí con người là sự hợp thành của các tế bào này, nhưng nó phát triển hơn trí tế bào. Trí con người là thành tố vũ trụ vi mô cộng với tâp hợp của các đơn bào , đa bào này và chúng tạo thành một cá thể, vì thế trí con người là trí tổng hợp. Bởi vì trí vũ trụ vĩ mô liên kết không thể tách rời với mọi thưc thể trong vũ trụ, tương tự như vậy trí cá nhân cũng cũng liên hệ không tách rời với tất cả các phần hợp thành của nó. Vì vậy, tồn tại một hệ thống tương quan giữa các trí cá nhận và các phần hợp thành của nó với các tế bào là thành phần của trí, cũng có sự liên hệ đa phương với trí cá nhân.

Thông thường, một tế bào sống khoảng 21 ngày và chết đi, đươc thay thế bởi tế bào mới. Tới kỳ rửa cơ thể, một số tề bào bong ra, ngay cả khi cơ thể vẫn còn được phủ kín, nhưng đây không phải là đất bụi của môi trường. Trong đa số trường hợp, nó là tập hợp của hàng trăm tế bào chết. Thông thường tế bào sinh trưởng từ ánh sáng, nước và thức ăn ta ăn vào. Đặc tính của thức ăn và thức uống có ảnh hưởng đến tế bào và hậu quả cũng ảnh hưởng đến trí con người.

Rõ ràng mỗi sádhaka hay những người thực hành tâm linh nên rất thận trọng trong việc chọn lựa thức ăn. Giả sử một người dùng thức ăn tĩnh, kết quả là sau một thời gian, tế bào tĩnh sẽ tăng trưởng và gây ảnh hưởng tĩnh lên trí người đó. Con người phải chọn thức ăn tri giác hoặc thức ăn động tùy theo từng thời điểm, nơi chốn và con người. Điều này đưa tới sự sinh trưởng của các tế bào tri giác, theo đó sẽ phát sinh lòng yêu thích sự thực hành tâm linh, giúp đạt đến sự thanh bình và cân bằng tâm lý, dẫn đến sự tiến hóa tâm linh vô hạn.

Sau khoảng 21 ngày, tế bào cũ chết và tế bào mới sinh ra. Vào tuổi già, do sự khiếm khuyết nào đó trong tế bào, độ láng và sáng của khuôn mặt mất đi, da trở nên nhăn nheo và những những bộ phận khác của cơ thể yếu đi. Những thầy thuốc kinh nghiệm khuyên nên nghỉ ngơi hoàn toàn tối thiểu 21 ngày, đủ thời gian sản sinh các tế bào khỏe mạnh mới để giúp người bệnh phục hồi năng lượng và thể chất.



Tế bào là thực thể sống và do sự biến đổi từ đời này sang đời khác, chúng đã tìm ra cách tồn tại trong cơ thể người. Trong tương lai, qua sự tiến hóa dần, trí tế bào sẽ phát triển thành trí con người.

Hào quang hay sự phát sáng từ cơ thể con người là sự phát sáng tổng hợp của tất cả các tế bào hợp thành. Về già, nhiều tế bào trong cơ thể sẽ trở nên rất yếu làm sự phát sáng giảm đi. Ngay cả cơ thể của người thanh niên bị bệnh cũng mất đi vẻ sáng láng.

Chỉ riêng trên gương mặt con người đã có hàng triệu tế bào. Khi một người giận dữ, một số lượng máu dồn lên mặt làm nhiều tế bào chết. Một gương mặt giận dữ trông đỏ bừng do sự tích tụ máu quá mức. Kẻ sát nhân hay người gian ác có thể được nhận ra dễ dàng qua sự biểu hiện của gương mặt người đó. Kết quả của việc ăn thức ăn tri giác và thực hành tâm linh đều đặn, tế bào của cơ thể trở nên tri giác. Một cách tự nhiên, ánh sáng phát ra từ những tế bào này tạo ra vầng hào quang xung quanh cơ thể của người thực hành tâm linh. Đây là lý do tại sao nhiều bức tranh vẽ những vị thần thánh với vầng hào quang tỏa sáng.

Nếu tế bào bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước, nếu bản chất của tế bào ảnh hưởng đến bản chất của trí con người, rõ ràng con người nên có chế độ ăn uống đúng bởi vì thức ăn và trí liên hệ mật thiết với nhau. Bất kỳ phần ăn nào, dù ngon hay dở, không được ăn vào mà không cân nhắc. Bởi vì nó có thể dẫn đến sự thoái hóa tinh thần. Người thực hành tâm linh thành tâm phải áp dụng câu ngạn ngữ :

Ahárashuddao sattvashudih

(Chế độ ăn uống tri giác tạo thành cơ thể tri giác)

Chỉ có những thức ăn hữu ích cho cho cơ thể và làm cho tâm trí trở nên tri giác thì mới nên ăn vào

Tất cả các đối tượng của thế giới đều bị chi phối bởi một trong ba nguồn lực cơ bản : tri giác, động & tĩnh. Thức ăn không là một ngoại lệ, dựa theo đặc tính, chúng được chia thành ba loại tương ứng :

Thức ăn tri giác : Thức ăn tạo ra tế bào tri giác và đưa đến trạng thái khỏe mạnh về tinh thần là thức ăn tri giác. Những thí dụ về thức ăn tri giác như gạo, lúa mì, lúa mạch, tất cả các loại đậu, lê-gim, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.

Thức ăn động : Thức ăn có thể tốt cho cơ thể nhưng không tốt cho trí là thức ăn động. Ví dụ : cà phê, trà, chocolate, thức uống hóa học, gia vị cay như ớt, thức ăn lên men và vài loại thuốc trị bệnh..

Thức ăn tĩnh : Thức ăn có hại cho trí và có thể tốt hoặc không tốt cho cơ thể là thức ăn tĩnh. Ví dụ : Hành, tỏi, nấm, rượu, thức ăn không còn tươi và thiu, thịt động vật lớn như bò, trâu, cá, trứng... Con người thông thường hay dùng thức ăn mà không biết giá trị xác thực của nó. Ví dụ sữa của bò vừa mới sinh, cà tím trắng (white eggplant), lá mù tạc là các ví dụ về thức ăn tĩnh.

14/02/1970, Ranchi

(Tattva Kaomudii Part 2 and Ananda Marga Philosophy In A Nutshell Part 4)

Ah e post link của chương trình yoga và cuộc sống lên đây , nó dạy rất chi tiết từ những động tác cơ bản y như chị Mom2nhoc đã viết ở đầu nhé nhưng đây là clip nên cũng dể hình dung, mọi người tham khảo thêm http://clip.vn/search?keyword=yoga++...c+s%E1%BB%91ng

Em tập ở Yoga Sức khỏe hạnh phúc - 140 Đường Láng. Cũng phải được hơn 1 năm rồi, chắc là 1 năm rưỡi thì phải. Từ tháng 3/2009. Gắn bó ở đây mãi, vì những ngày chập chững đến lớp đã học ngay Dada Arnavananda

Để luyện tập thường xuyên, thì nên đến lớp thường xuyên, tạo ra sự liên kết nhất đinh với thầy cô, bạn bè tập ở trên lớp. Thường xuyên tham gia các buổi thiền tập thể Dharmacakra (DC) với các lợi ích:

- Hát Kiirtan (có tác dụng thanh lọc tâm trí rất tốt, motivate tinh thần...)

- Học các bài hát của Baba ca ngợi Đấng tối cao

- Nghe các bài giảng tâm linh của người thầy Dada hoặc Didi -> learn psychology, hoặc nghe kể những câu chuyện về Baba, để hiểu thêm về tư tưởng và hướng đi của Yoga

...

Mà nhìn chung, tập Yoga ở nước mình hiện nay chủ yếu chỉ là tập các thế Asana, mang tính chất tập thể dục thôi (tức là phát triển về mặt thể chất là chính). Đấy mới là một phần của Yoga, còn những phần khác giúp phát triển về tâm trí thì ít người để ý hơn...



Mỗi người tập Asana sẽ có cảm nhận khác nhau về cơ thể mình, nếu chịu khó lắng nghe, và tích cực trao đổi với thầy hoặc bạn sau mỗi buổi tập sẽ giúp mình có cảm giác thư giãn sâu hơn và ... đam mê hơn



















Yoga - ý kiến trên WTT Yoga - ý kiến trên WTT Reviewed by Phạm Thu Hương on 19:48 Rating: 5

Không có nhận xét nào: