Bàn về thông minh hay khôn lỏi ở trẻ em

Mình nghĩ ở trẻ con, sự thông minh và khôn lỏi chỉ là một, thể hiện sự năng động của đứa trẻ thôi. Mình chỉ nhận ra một điều với mấy đứa cháu nhỏ, khi chúng đòi hỏi gì không được mà lăn ra khóc hay ăn vạ tốt nhất là chỉ nên dỗ dành chứ không nên hứa hẹn hay đáp ứng đòi hỏi của nó ngay bởi nó sẽ hình thành thói quen không tốt, lần sau nếu có gì không vừa lòng nó sẽ tiếp tục diễn bài đấy. Vì thế mấy đứa cháu tuy quý nhưng rất sợ mình chứ không sợ bố mẹ nó.

Con bé con nhà em họ mình cũng thế. Khôn kinh khủng, nhưng mỗi lần nó như thế, cả bố mẹ, ông bà lại cười nên nó lại càng thể hiện và chẳng coi ai ra gì. Bà nội tắm cho nó, nó tát vào mặt bà bôm bốp và bảo '...mẹ mày", bà lại cười sằng sặc và bảo, đấy, bác xem cháu. Ông bà nội nó đếm tiền, nó cứ lấy hết mang vào cho bố mẹ. Hoặc ai cho tiền cũng giật phắt lấy rồi chạy, sợ người ta đổi ý. Nhưng ông bà bố mẹ cứ khoe những chuyện đó với khách khứa khi có nó ở đó nên nó cứ tưởng thế là hay.
Trẻ con là thế, nhiều khi người lớn không dạy nó, nhưng như thế là hành động gián tiếp. Càng cổ vũ nó sẽ càng hành động theo bản năng.


Trẻ con bây giờ ranh lắm, nhiều cái mình không ngờ, như đứa cháu dưới quê mình ấy, mới hơn 3 tuổi nè, nó hư, bố mẹ đóng cửa định đánh nó, chưa kịp đánh nó đã gào lên nghe rất khẩn thiết: "ông bà ơi, cứu cháu với", có ai bảo nó đâu, mà nó biết ông bà chiều nó nên nó mới gọi ông bà chứ nó có gọi người khác đâu.
Trẻ con bây giờ không như thời ngày xưa của các mẹ như mình, ngố lắm, trẻ con bây giờ tiếp xúc nhiều với đủ loại thông tin, nên biết sớm hơn, nhưng cũng nguy hiểm hơn nếu bố mẹ không chọn lọc, cảnh giác, cứ nghĩ là con thông mình mà không chấn chỉnh nếp suy nghĩ hành động của con.
Trẻ con bây giờ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin nên công nhận là khôn sớm. Tớ thấy bố mẹ phải rất nghiêm khắc với con.
VD như của cháu bạn gì trên đây tớ nghì rất nhiều nhà gặp phải, con nhà tớ cũng thế mẹ phạt là gọi ông bà cứu nhưng tớ rất nghiêm, tớ khoá cửa phògn lại phạt luôn (chỉ cần đánh 1-2 roi nhẹ nhẹ vào mông là nàng ấy sợ rồi), thích khóc cho khóc luôn, thích nôn cho nôn luôn. Sau khi nàg ấy đã bình tình lại thì răn luôn là"Con có gọi ong bà bố mẹ cũng không sợ, ông bà không bênh được, con sai con sẽ bị phạt."

Sau khoảng 3-4 lần như thế thì nàng ấy hiểu ra sự việc và tỷ lệ ăn vạ giảm đi rõ rệt (thi thoảng vẫn có vì là trẻ con mà, nhưng mức độ không khủng khiếp lắm).

Cái lỗi đổ tội cho người khác thì nhà tớ sẽ pạht con nặng hơn và nói luôn cho con biết: "Con làm sai nếu tự nhận lỗi có thể được tha nhưng nếu đổ lỗi cho ngwoif khác thì bị phạt rất nặng, kể cả có xin lỗi vẫn bị phạt.

Tớ thấy làm thế con tớ hiểu ra đựoc điều gì đúng, điều gì sai.

Nguyên văn bởi spamess Xem bài viết
Bạn không phải lo quá xa vậy. Còn nhiều đổi thay chưa biết được mà. Nhiệm vụ của cha mẹ là sống gương mẫu lành mạnh, cho con ăn uống, học hành, giữ an toàn cho con. Không ai thực sự "dạy" được con mình hết. Mỗi đứa trẻ có khả năng tư duy, nhận biết, cảm thụ rất riêng mà mình có cảm giác nó mang theo từ nhiều kiếp trước. Vậy nên, dù là rất bé mà mỗi đứa mỗi kiểu, cùng cha mẹ đẻ ra cùng nuôi dạy như nhau mà không đứa nào giống đứa nào hết.

Có được đứa con ngoan còn do may mắn nữa.
Mình thì không hoàn toàn đồng ý với bạn.

Cái đỏ: mình nghĩ cha mẹ đã sinh con ra thì phải có trách nhiệm 'dạy' con, cha mẹ gương mẫu nhưng không dạy con thì chưa chắc nó đã ngoan, trẻ con (và ngay cả người lớn cũng vậy) luôn có xu hướng làm điều có lợi cho mình, người lớn có nhiều lý do để kìm nén, còn trẻ con nó tự phát thôi nên cần phải điều chỉnh.

Xanh: Đúng là trẻ con mỗi đứa một tính, thế nên bố mẹ mà cùng nuôi dạy chúng như nhau (cùng một kiểu) thì bố mẹ sai rồi.

Tím: Đúng là có những đứa con hư vì điều kiện khách quan mặc dù bố mẹ dạy rất nghiêm, nhưng nếu bạn nói thế này thì phủ nhận công dạy dỗ của các ông bố bà mẹ quá.

Mình nuôi con với nguyên tắc: con ngoan thì khen, con chưa ngoan thì giải thích, nặng thì phạt chứ ít khi bị ảnh hưởng bởi lời nói hay hành động sau đó của con, dù con có khóc hay tỏ ý nịnh mẹ thì trước hết mẹ phải giúp con nhận ra lỗi của mình đã.

Nhưng thói quen của con có một phần nhiều trách nhiệm của cha mẹ. Nếu cha mẹ tuyệt nhiên không chấp nhận hành động không đúng của con, thì lần sau đứa bé sẽ không dùng đến hành động như thế nữa, và sẽ nghĩ ra cách khác để làm được mong muốn của mình. Và nếu cha mẹ hướng cho con biết thế nào là hành động đúng và tán dương nó, thì tất nhiên sau này đứa bé sẽ chỉ nghĩ đến làm như thế. Trời sinh ra tính cách cho đứa bé, nhưng môi trường xung quanh sẽ hướng cho tính cách đó đi theo hướng nào.



Bàn về thông minh hay khôn lỏi ở trẻ em Bàn về thông minh hay khôn lỏi ở trẻ em Reviewed by Phạm Thu Hương on 18:44 Rating: 5

Không có nhận xét nào: