Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (i) - WTT


Nguyên văn bởi Mẹ Cúncon
Thực ra cái khó ló ý tưởng thui.
Chẳng qua chị vận dụng chính cách thức và phương pháp làm việc của bản thân mình vào dạy con thôi.
Tuy nhiên chị để cho con thực sự thích thú và tự nguyện làm như vậy.
Giúp con yêu nhạc bằng cách cho con nghe nhạc từ trong bụng mẹ, rồi cho con học Anh văn và đàn từ sớm. Con đánh đàn tốt, sẽ có khả năng tập đánh 10 ngón dễ dàng hơn. Cho con tiếp xúc với máy tính sớm, dạy con biết search game con thích là con mê liền, rồi dạy con sử dụng mail... Trẻ con học nhanh hơn mình tưởng nhiều. Chị tâm đắc với bố Tấm và Cám: Trong gia đình, đầu tiên nên dạy con biết đọc. Từ việc biết đọc sớm, con sẽ yêu sách, thích khám phá những điều mới lạ, con sẽ biết tự làm nhiều điều hơn PH nghĩ đấy: Có thể tự đọc bài và hướng dẫn trong bài để làm sách phát triển tư duy, toán học...

Chưa đầy 2 tuổi, con đã “xem ké” DVDs LeapFrog của chị J2, vậy mà con đã sound được toàn bộ 26 letters sau vài lần xem một cách dễ dàng khi con mới vừa tập nói. Ba Mẹ hết sức ngạc nhiên và thích thú điều này lắm. Mỗi lần đi đâu mang con theo là Ba Mẹ rất cực. Con đâu có chịu ngồi yên, cứ đòi nhảy chổ này, chạy thử cái kia … cứ như con sóc con vậy đó.
Con biết chữ từ rất sớm, mới đi PreK lúc 4 tuổi là con đã đọc được những cuốn sách chữ TO, có hình rồi. Hồi con bắt đầu đi học, Ba Mẹ cứ sợ đủ điều, vì con không bao giờ tập trung lâu, cái gì con thích thì con làm, không thích là không muốn làm. Cũng may năm PreK ấy, chỉ có một lần là con bị hiệu trưởng gọi điện cho Ba chở về gấp, vì không ai dỗ con nín được. Cô giáo của con khen con là thông mình nhanh nhẹn. Ba Mẹ thì sợ lắm, sợ con bị cái bệnh chi đó ADHD Attention Deficit Hyperactivity Disorder - Không biết tiếng Việt là gì nữa (Tăng động ... ), hay autism gì đó. Mỗi lần họp với teacher là Ba cứ hỏi thăm đủ thứ, cả Bác sĩ gia đình Ba cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói chi cả đến chuyện đó. Lên lớp K, thì con có tiến bộ rõ rệt, vào lớp con đọc sách cho các bạn khác nghe, đi học biết nghe lời, biết tự lấy thức ăn sáng, test các kỹ năng con đều đạt trên trung bình cả ngay từ lần đầu tiên.

Hôm nay ngày đầu tiên đi học. Lúc gần 4h, Ba gọi điện hỏi con thế nào. Con trả lời ngon lành lắm, "I love my class, my school, my teacher" Vậy là Ba Mẹ yên tâm. Những lần nằm trò chuyện với con, hỏi ước nguyện con sẽ làm gì, con trả lời sẽ làm doctor để chữa back pain cho Ba. Không biết Ba có còn sống đến lúc con làm được doctor hay không, nhưng lúc này Ba Mẹ đã vui lắm rồi. Con là đứa "nóng tính nhất" nhà, con là đứa con có nhiều điều cá biệt, nhận xét của con cũng ngộ nghĩnh lắm. Hôm nào con nói với Ba là có những điều trên đời này không chết. Ba hỏi là cái gì? Con trả lời vô tư: robot, bởi vì robot làm bằng sắt, mà sắt thì rất bền. Ba không giải thích gì thêm, chỉ nói vậy à, và Ba chỉ muốn cái trí tưởng tượng của con bay bổng. Chắc là mấy tháng trước con thấy Ba buồn vì Ông Nội mới qua đời. Có lần con quỳ cạnh giường và chắp tay thành kính. Đợi lúc con đứng lên, Ba hỏi con làm gì thế, con trả lời "Con say prayers cho Ông Nội." Cái gì con cũng nhất cả, mỗi lần trong nhà "to tiếng", con lại xụ mặt xuống rối nói. "You're mad. I am, too." Thế là trong nhà phải "nhỏ tiếng" lại.

Bài học đau đớn của em là: Quyển sách tiếng Anh nào có tiếng Việt thì chớ có đụng vào, thế nào cũng có chỗ sai. Đã không học thì thôi, đã học là phải học sách của người bản ngữ (không chỉ tiếng Anh, về sau em học các tiếng khác cũng thấy vậy), nghe phát âm của người bản ngữ. Tốt nhất là có thầy cô người bản ngữ dạy, nếu có điều kiện. Các bố mẹ nào không nói tiếng Anh chuẩn thì tuyệt đối đừng dạy con phát âm, kẻo nó in cái sai vào đầu rồi thì tẩy não đi còn khó hơn. Mình thấy những sách dạy hay có phần phiên âm, những bố mẹ đã học cao nắm chắc thì không nói làm gì. Nhưng dạy trẻ con , mình nghĩ thời đại ngày nay máy tính nhiều , nên tra bằng những từ điển có phát âm trong máy .  
Mấy cái món này, Bố Mẹ phải nghiên cứu kỹ, thậm chí phải nhờ người có chuyên môn để giúp cho con cái đang học trung học, dưới lớp 11 ở VN - Tức là các Bác phải chuẩn bị nhiều, chứ bên ngoài các Trung tâm Anh Ngữ cũng không help được nhiều đâu. Theo nghiên cứu giáo dục "miệt vườn" của mình, thì những món này vô cùng hữu ích, chưa đạt độ khó của ACT hay SAT, vừa vừa bậc trung thôi. Phải kiên nhẫn, chọn 1 trong 3 cuốn mà học từ từ, thiếu đâu bổ sung đó.

Các Bác có thể nghiên cứu trên mạng về những thông tin của 2 loại tests SSAT (không do SAT đỡ đầu, tên giống giống thế thôi, loại SAT nhẹ nhẹ hơn thì gọi là PSAT), và ISEE. Mình chỉ giới thiệu một chút như vậy. Hình như có những Tóp khác chuyên về SAT rồi.

The Secondary School Admission Test, or SSAT, is an admissions test administered by the Secondary School Admission Test Board (SSATB) to students in grades 5-11 to help determine placement into independent or private junior high and high schools.

http://en.wikipedia.org/wiki/Seconda...Admission_Test
http://www.ssat.org/ssat/info/home.html

What is the SSAT?
The Secondary School Admission Test (SSAT) is a multiple-choice aptitude test for students in grades 5-11. The test consists of verbal, quantitative (math) and reading comprehension sections. The verbal questions test your vocabulary, verbal reasoning, and ability to relate ideas logically. The quantitative (math) questions test your ability to solve problems involving arithmetic, elementary algebra and geometry and concepts. The reading comprehension section tests your ability to understand what you read. All tests are printed in English.


The Independent School Entrance Examination, or ISEE, is an entrance exam used by many independent schools and magnet schools in the United States

http://en.wikipedia.org/wiki/Indepen...ce_Examination

Các Bác cứ thủng thỉnh nghiên cứu cho các con cháu đang học trung học, từ lớp 5-11. Đừng có thấy hoảng khi quá nhiều tài liệu. Cám ơn các Bác. 

NHẮN CHUNG CHO CÁC BÁC.
@ Bố Ciub@: Bố có thể liệt kê theo thứ tự (từ thấp đến cao) những CD-ROM Bố đang có, chỉ cần chuyên 2 món là Jumpstart và Reader Rabbits. Hai cái món này ăn rất tốt, kinh nghiệm về những món này mình có cũng khá nhiều. Rất hữu ích từ mầm non, MG và cả tiểu học nữa. Cám ơn Bố trước nghe.
- Jumpstart BABY
- JumpStart - toddler
- Jumpstart PreSchool
- Jumpstart Pre-Kindergarten
- Jump-Ahead starting school
- Jumpstart Reading for Kindergartner
- Jump Start Phonics
- JumpStart Reading with Karaoke
- Jumpstart Animal Adventures Karaoke
- JumpStart Animal Adventures
- Jumpstart Advanced for Kindergarten
- JumpStart Explorers
- Jumpstart 1st & 2nd grade
- Jumpstart Advanced 1st Grade
- Jumpstart Math 1st grade
- Jumpstart Math for 2 nd grade
- JumpStart Reading for 2nd grade

- ReaderRabbit toddler
- Reader Rabbit Learn to Read with Phonics
- Reader Rabbit thinking.
- Reader Rabbit 1st grade.
- Reader Rabbit 2nd grade
- Reader Rabbit math 6-9
  
Xin lỗi nếu mình hãm cái sự giỏi của các bố mẹ ở đây: ở VN có hiện tượng vợ (chồng) quá đảm thì trong nhà các bố (mẹ) và các con lại thành chậm chạp. Đơn giản thấy người kia lo được hết rồi, yên chí, nên không quan tâm nữa. Và người giỏi cũng dần hình thành một thói quen áp đặt với những người còn lại.Lâu rồi gây bất mãn âm thầm trong gia đình.

Thứ hai: Bố mẹ VN hay áp đặt với con, mình gặp những cháu còn nhỏ mà nói năng y chang y như con vẹt - người lớn thu nhỏ, nhưng nếu gần gũi được sẽ nghe thấy nhưng tâm tình thật (rất bất mãn) với bố mẹ.Mặc dù bố mẹ cứ đinh ninh con vẫn nghe lời mình lắm vì mình đã hy sinh hết vì con. Mình cho đây là một điều nguy hiểm, không nên giật mình khi thỉnh thoảng lại thấy một vụ học sinh giỏi nhiều năm giết người vì một chuyện vớ vẩn.

Hãy nói chuyện, ôm ấp...con thật nhiều, kể cả con đã lớn. Hãy cười đùa với con như thể mình đang ở tuổi con (mẹ con mình trước khi đi ngủ thì đùa nghịch thôi rồi, mình nghĩ ra đủ trò như mình bằng tuổi chúng nó, như là mình thỉnh thoảng phi lên giường chứ không lên nhẹ nhàng như người lớn, trời ơi thấy thế các bạn tha hồ phát huy trí sáng tạo, mình say sưa tham gia và cảm thấy mình được sống lại tuổi thơ, trên trần nhà mình cho các bạn tự trang trí những ngôi sao lấp lánh, thế là trong bài esay con mình vào ĐH đã mở đầu bằng cảnh này tả hai đứa trẻ nhìn lên bầu trời đầy sao trong một căn phòng tối haha ). Hãy lắng nghe chuyện trò của con, hãy hỏi con : "Con cảm thấy thế nào ?" thường xuyên hơn. Hãy thật lịch sự với con. Hãy tìm hiểu xu hướng giới trẻ, hạn chế cấm đoán đến mức tối đa mà tâm tình, phân tích tình huống như một người phản biện, để con tự quyết định, có thể con sẽ sai lầm, nhưng cũng là một cách học cho mãi mãi. Hãy bàn bạc và hỏi ý kiến con kế hoạch trong gia đình và cả những vấn đề của bản thân, tùy mức độ con nhỏ hay lớn.

Tụi trẻ bây giờ rất giỏi: chúng có tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, chúng lại được học và sống ở môi trường hơn mình xưa nhiều. Mình không hiểu biết hơn chúng mà cứ dậy dỗ thì còn lâu chúng nó mới nghe. Nhât là khi con ở tuổi teen, bản thân muốn tự lập mà chưa thể tự lập, còn phải sống nhờ cha mẹ, một mâu thuẫn ngay tự trong con người các cháu, nếu cha mẹ lấy quyền áp đặt, ,mâu thuẫn đó dễ bùng nổ vì chẳng ai muốn phải sống nhờ người khác để phải chịu áp đặt. Cho nên các cháu hay tìm tâm sự ở các bạn và người ngoài và khoảng cách với bố mẹ càng xa. Khi con lớn đi học ĐH, các bạn sẽ càng thấy rõ vấn đề này hơn nữa.

Mình được con bạn bè tâm sự khá nhiều, có cháu đã gọi cho mình 10 lần/ngày, mình cũng chả dám nói lại với bố mẹ vì: 1) Mình đã hứa không nói, 2)Bố mẹ có hiểu mình và con không, hay lại tự ái cho là mình dạy đời và cho là con hư. Mình chỉ biết nghe và chuyện trò hỏi han cháu theo cháu thì nên thế nào thôi. Rồi mình từ từ xen ý kiến mình vào, ý kiến mình cũng có khác gì ý kiến bố mẹ đâu, và rất, rất nhẹ nhàng "bảo vệ" cho bố mẹ cháu,nhưng các cháu lại nghe vì mình nói theo cách không áp đặt, vui vẻ và thậm chí còn đùa giỡn nữa. Ai mà chả có nhu cầu giải tỏa tâm tình chứ, mà giải tỏa được ở chỗ có lợi và bí mật sao không làm. Có cháu nói : Giá mà cháu gặp bác từ năm ngoái thì đời cháu không như thế này. Mình cảm thấy nước mắt chảy trong lòng.

Vài ý tâm sự với các bạn có gì không phải xin bỏ qua. 

1. Nếu các bác cho các bạn bé đọc sách pdf trên máy, thì có lẽ nên download adobe reader. Phần mềm này đọc sách rất tốt. Em download nhiều sách trên mạng, xong cài adobe reader, thế là có thể để adobe reader đọc sách cho cả mẹ và con nghe, có thể để nó đọc từ đầu đến cuối sách, hoặc là chỉ highlight đoạn/từ mình muốn đọc. Nói chung nó giúp mình đỡ phải tra từ điển cũng nhiều, vì nhiều từ thực ra mình biết hoặc đoán được nghĩa nhờ ngữ cảnh, nhưng không biết cách phát âm thôi.
  

PART II: Reading
Chapter 3: Laying the Foundation for Reading Success Ages 3–8
Chapter 4: Strategies for Oral Reading Success (Ages 4–8)
Chapter 5: Building and Enriching Vocabulary (Ages 7–11)
Chapter 6: Reading Comprehension (Ages 7–11)
Chapter 7: Reading Motivation Strategies (Ages 7–11)
Chapter 8: Test Preparation Strategies: Vocabulary and Reading Comprehension (Ages 7–12) Trong chiến lược tập trung về Kỹ năng đọc có vấn đề Xây dựng và Bồi dưỡng nâng cao từ vựng cho các con ở lứa tuổi tiểu học, Hởi xin một lần nữa giới thiệu lại công cụ có thể dùng miễn phí mà rất hiệu quả trong việc tham khảo và giúp các con tự học từ, đó là trang
www.spellingcity.com . (tất nhiên họ có phần có phí nữa, chắc cũng rất tuyệt vời nhưng Hởi thấy miễn phí là quá đủ với mẹ con cháu rồi ạ nên mới dừng ở đó thôi)

Các mẹ cũng có thể tự tạo một danh mục từ vựng cho các con, tham khảo và copy danh sách chương trình từ theo grade phù hợp với các con của các trường học các nước dạy tiếng Anh, và rất nhiều nhà sách hay các lớp học dạy kỹ năng đọc đã sử dụng công cụ này để tổng hợp word list mà các con cần nhớ và thành thạo.

Công cụ spellingcity.com giúp cho từ vựng gắn liền ngữ cảnh trong một sentence nếu con cần gợi nhớ, ngoài ra việc đưa từ riêng của mẹ vào cho con cũng được tự động gắn liền như vậy hoặc do mẹ soạn câu của riêng mẹ theo hệ thống sách đọc cho con mà mẹ có.

Và còn nhiều nhiều điều hữu ích khác nữa của công cụ này các mẹ sẽ khám phá và chính họ cũng luôn luôn tự nâng cao các chức năng và giao diện giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh.

VD: Bộ sách Reading Street là bộ sách dành cho học sinh tiểu học, có có kèm theo một loạt công cụ giúp cho việc tổng kết từ vựng phù hợp với trình độ của các con, trong đó có cả spelling city
http://www.scottsboro.org/~flewis/SF...rces.htm#helen

http://scottsboro.org/~flewis/ 

Bác Hởi ơi, thật là Bác trên cả tuyệt vời. Mấy đứa bé nhà mình dùng toàn free, ngu gì để người ta móc thêm cái túi đã rách ... tươm tướp, nợ ... nần chồng chất của mình.
Kết quả thì mình nhận rất nhiều, các Bác thấy rồi đó. Dùng những tài nguyên có sẵn một cách hiệu quả.
Đây chỉ là một quan sát, và nhận xét riêng của mình. Không biết đằng sau đó là mục đích gì?

Từ lúc J1 nhà mình học lớp 4, mình thấy thằng nhóc có đến 4 cô giáo, mỗi cô giáo phụ trách riêng một phòng. Tuy nhiên vẫn có một cô giáo gọi là homeroom teacher (như GV chủ nhiệm vậy). Từng cô giáo của khối lớp 4 sẽ phụ trách một số môn, tùy tình hình GV trong trường. Có cô phụ trách môn Math, cô phụ trách môn Reading hoặc English, cô phụ trách Spelling, Social Studies (các môn Xã hội), hay Science. Đó là những môn chính. Còn những môn khác như PE (Physical Education)dạy trong Gym, hay Music cũng có phòng riêng rồi. Học sinh phải walk đến những phòng này ngay từ K (or PreK) trở đi. Chúng nó đi lại nhiều lắm, nhưng trật tự vô cùng: "keep hands and feet to yourself". Từ PreK (không bắt buộc đi học), nhưng đến trường thì đều có những công việc như đến phòng Computer Lab, library, gym, music room (nếu trường lớn có luôn auditorium - thường là cấp 3)

Mỗi trường, dù tiểu học vẫn có một chuyên viên (gọi là counselor) tư vấn đủ thứ cả, chuyên viên này nằm trong ban giám hiệu nhà trường (không có ban bệ rõ nét như bên ta) nhưng cái cách thể hiện thì mình biết như vậy. Counselor sẽ có những buổi lên lớp để mà motivate học sinh, kể cả K students. Người ta nói chuyện gì không biết, nhưng chúng nó thích thú lắm. Homeroom teacher chính là người đề cử học sinh "giỏi" của mình, tất nhiên là achievement tests cũng phải đạt điểm cao. Còn CogAT, OSLAT, hay NNAT ... cũng phải qua mức cao trên toàn quốc. Cộng những yếu tố đó, với sự đề cử của giáo viên, lên counselor, qua principal, và nhất là sự đồng ý của cha mẹ thì con của mình mới vào được các chương trình "chọn", "năng khiếu" hay không? Tất nhiên, các HS năng khiếu đó vẫn đi học bình thường như bao HS khác, chung lớp, chung thầy cô, nhưng có một điều là hàng tuần được "bốc" ra khỏi lớp đi học với teacher khác, được huấn luyện thêm nhiều kỹ năng khác chừng 4-5 tiếng đồng hồ. Bài vở trong lớp, homework thì homeroom teacher không được bắt các em HS này làm trong lúc "bị bốc đi" như vậy. Học những cái gì, hay thẩm định ra sao, có dịp khác mình sẽ bàn thêm.

Trở lại với chuyện "thầy cô cố định", HS "di động" - Cái này theo quan điểm cá nhân, mình thấy có nhiều cái hay. Từ lớp 4, HS đã có agenda riêng, ghi chép những môn gì cần làm gì trong sổ tay hàng ngày đó. Teachers sign, Parents sign mỗi ngày, không chạy đi đâu cho lọt. Thầy cô môn nào cho bài vở gì thì Parents đều biết cả. Cái hay thứ nhất là phòng học cho môn ấy được trang trí theo mục đích của môn học, theo sự tính toán và sở thích của teachers, nhưng nói chung là bố trí thích hợp, rất khoa học, sách vở tham khảo, máy tính cá nhân, máy tính tay ... phù hợp cho môn học đó. Học sinh cũng không mất nhiều thời gian cho việc chuyển phòng, bởi vì khối lớp nằm từng cụm (lớp 4, 5 và 6). Mình cũng thấy cái hay khác là "attention span", con nít lứa tuổi này, cần đứng dậy đi vào phòng khác, có không gian khác, trang trí khác ... thì hiệu quả tiếp thu cũng khác. Chứ ở lì trong một phòng, thầy cô giáo Tiểu học bên mình dạy tuốt tuồn tuột tất cả các môn thì không hay, không khai thác được thế mạnh của từng thầy cô, HS không có lợi nhiều. Tất nhiên nhiều chuyện nữa.

Mình rất thích cái lối nói của Aquarius (pro vs. con). Đây là một kỹ thuật tranh luận rât bổ ích, bao giờ cũng đưa ra nhiều mặt của vấn đề. Ở đây chủ yếu là advantage vs. disadvantage; for vs. against; point - counterpoint (thuận lợi- bất lợi; ủng hộ - chống; chính đề - phản đề). Lắng nghe, quan sát, thẩm định và đưa ra những quan điểm riêng của mình, chứ không phải là của người khác, ngôn ngữ của mình chứ không phải "thuộc lòng" của người khác, và nói như con vẹt.

Chắc cũng chưa thỏa đáng, nhưng chỉ là phác họa vài nét như ở tiểu học người ta đã cho học sinh chạy "show" từ lớp 4 rồi. Lên trung học thì còn chạy show nhiều hơn nữa, và ĐH thì khỏi phải bàn. Cái lợi hay bất lợi thì Aquarius có nói ra một phần rồi đó. Tóm lại, lợi nhiều hơn hại.  

Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (i) - WTT Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (i) - WTT Reviewed by Phạm Thu Hương on 20:58 Rating: 5

Không có nhận xét nào: