Có phải với những cuốn sách này. Khi cha mẹ hay thầy cô nắm được "hồn" của cuốn sách thì bày ra các trò chơi , có thể phát triển thêm ra ngoài (bằng thực tế cuộc sống) khác những gì trong cuốn sách. Qua các trò chơi khi nào thấy trò hiểu được những vấn đề này là đạt yêu cầu.
Ý Bố muốn nói những sách nào – (Brain Boosters & Thinking Skills for Tests) Không nhất thiết phải bày ra các trò chơi. Giai đoạn này 5-6 tuổi rồi, trẻ em đã tích lũy cũng khá nhiều các sự vật, sự kiện … về thế giới chung quanh của các em. Ở đây chủ yếu là luyện “óc quan sát”, xem thử các em đã tiếp nhận về “thế giới” ấy như thế nào. Mà con nít nó không “lý luận” nhiều đâu, có khi nó quan sát và tìm ra quy luật còn nhanh hơn cả người lớn mình nữa đó.
Mình dự đoán ở lứa tuổi này khoảng vài tháng trẻ em mới nắm được .
Các trẻ em bên Mỹ không biết thế nào, chứ trẻ em VN 3 tuổi ít bé nào đọc nổi những dòng hướng dẫn. Bố mẹ giải thích kỹ quá thì lại trở thành "luyện thi" . Mà luyện thi thì có thể bé làm được , nhưng khi nhìn những sự việc ngoài cuộc sống , bé có nhận thấy không ? mới là vấn đề chính.
Các trẻ em bên Mỹ không biết thế nào, chứ trẻ em VN 3 tuổi ít bé nào đọc nổi những dòng hướng dẫn. Bố mẹ giải thích kỹ quá thì lại trở thành "luyện thi" . Mà luyện thi thì có thể bé làm được , nhưng khi nhìn những sự việc ngoài cuộc sống , bé có nhận thấy không ? mới là vấn đề chính.
Thật ra các loại bài tập này chủ yếu là bằng hình ảnh. Con nít nó đâu đọc được nhiều (PreK; K Grade 1 -2). Cái kiểu nói của VN là “trực quan sinh động”, không biết bây giờ có dùng cách nói khác chưa?. Người cho HS làm test, đọc hướng dẫn để cho các em chọn cái đúng, chứ đâu có phải “gà” hay “vẽ đường” đến đáp án đâu. Nếu các bạn đọc kỹ và hướng dẫn con làm 3 levels của OSLAT của NY mà mình đã giới thiệu, thì phần HS chỉ có toàn hình ảnh, người hướng dẫn/coi thi (administrator) chỉ lèo lái cho học sinh hiểu đúng là nên tìm cái gì, chứ hoàn toàn không “gợi ý” câu trả lời. Cho nên không thể nói là “luyện thi” được. Chúng ta chỉ tập cho các bé có cái nhìn, óc quan sát nhạy bén, và phán đoán đúng cái cần tìm.
Nếu những trò này chơi theo nhóm có khi trẻ nhanh nắm hơn ngồi một mình. Vì người lớn chỉ gợi ý , trẻ con học nhau có khi lại nhanh hiểu.
Đúng là trò chơi để các em nắm vấn đề nhanh hơn. Nhưng đó cấp độ nhà trẻ, chừng 4 tuổi trở xuống còn thiết lập mô hình, các trò chơi. (hồi nhỏ, mấy đứa trong nhà đi daycare, mỗi chiều về cũng cầm vài 3 tờ giấy cắt dán, vẽ hình, circle cái đúng, number những trình tự các sự kiện … Từ 5t đi học Prek, K, Grade 1 thì các em có thể làm trên giấy, qua TV, hay trên PC được rồi. Để luyện trí óc phán đoán, chưa chắc cần phải làm việc theo nhóm, bởi vì mức độ thông minh, nhanh nhạy của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau. Tầt nhiên chúng nó được hướng dẫn bởi các giáo viên mầm non, người ta đã diễn giải mục đích của các loại bài tập này trước khi cho con nít làm.
Thật ra mình chưa qua SP Mầm non, mẫu giáo, và nhất là không hiểu gì nhiều về tâm lý trẻ con. Nhưng mình đã nuôi dạy qua 3 đứa con, và hiểu những vấn đề trên như vậy ... cũng có chút ít kinh nghiệm.
Thật ra mình chưa qua SP Mầm non, mẫu giáo, và nhất là không hiểu gì nhiều về tâm lý trẻ con. Nhưng mình đã nuôi dạy qua 3 đứa con, và hiểu những vấn đề trên như vậy ... cũng có chút ít kinh nghiệm.
...vì bé 3 tuổi thì khó mà đề cao "reading, phonics" ngay được, nên phiền các bác khi nhận xét thì gắn thêm lứa tuổi vào giúp các mẹ bọn em nhé!
Thật ra thì lứa tuổi nào cũng đề cao "Reading" được cả. Ngay cả khi con trong bụng mẹ, đứa bé có thể "đọc" được rồi. Hình như mấy bé thích "nghe" nhạc, nghe tiếng trò chuyện ... và có phản ứng rồi (tức là "đọc hiểu" ấy) ....từ ngay lúc chưa ra đời.
Từ lúc còn ẵm ngữa, hay lúc ngồi trong lòng bố mẹ, thì con nít vẫn "đọc" cơ mà. Đọc đây chưa hẳn là đọc cái bề mặt của chữ cái, của từ ngữ ... Mà "đọc" qua cách lắng nghe người khác, "đọc" qua cách đọc của Bố Mẹ, Ông Bà, anh chị ... trong nhà, chúng "đọc" qua cách đọc và kể chuyện của thầy cô giáo ở mầm non, nhà trẻ.
Vậy tiến trình "đọc" của trẻ không chỉ bắt đầu khi con trẻ nhận diện được con chữ, mà đã bắt đầu từ lúc nào nhi?
Từ lúc còn ẵm ngữa, hay lúc ngồi trong lòng bố mẹ, thì con nít vẫn "đọc" cơ mà. Đọc đây chưa hẳn là đọc cái bề mặt của chữ cái, của từ ngữ ... Mà "đọc" qua cách lắng nghe người khác, "đọc" qua cách đọc của Bố Mẹ, Ông Bà, anh chị ... trong nhà, chúng "đọc" qua cách đọc và kể chuyện của thầy cô giáo ở mầm non, nhà trẻ.
Vậy tiến trình "đọc" của trẻ không chỉ bắt đầu khi con trẻ nhận diện được con chữ, mà đã bắt đầu từ lúc nào nhi?
v
Hì hì, tiếng Anh nửa Việt của bác là tiếng Việt nhà Hởi đấy ạ. Học toán thì bác đừng quá lăn tăn về vấn đề tiếng Anh trong giai đoạn đậu, nhưng hạn chế dịch word by word bởi vì nếu bác không yêu cầu bé dịch thế thì bé sẽ nhanh làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh hơn, tội gì mà mình cứ giữ cách phải dịch vừa mất thời gian, vừa cứ phải lẽo đẽo tiếng Việt vào làm gì, với cả về sau học lên dần thì muốn tìm từ tiếng Việt để dịch ra cũng không dễ nữa đâu ạ vì mình quen dùng tiếng Anh rồi. (bác 3J thông cảm, các mẹ VN chúng em vẫn chưa đủ trình phân biệt đâu là tiếng Anh, tiếng Úc, tiếng Mỹ đâu ạ nên cứ gọi tất là tiếng Anh, em biết bác dấp dổm khó chịu vì chúng em cứ gọi tiếng Mỹ sách Mỹ của bác là tiếng Anh lắm rồi )
Về vụ reading tiếng Anh thì vì các bác đang ở giai đoạn chuyển đổi hướng tới với cách học ở bên Mỹ thì đương nhiên sẽ khó vì còn lúng túng về phương pháp tiếp cận và học tập, chuyển đổi các khái niệm và đuổi theo về từ vựng.
Trước Hởi có đứa cháu gái15t hồi sang Sing xin học phổ thông cấp 2 thì gửi đi test để xây dựng chương trình học để bổ túc thêm để đuổi kịp chương trình bên này thì cháu cũng học khá tiếng Anh ở VN thôi, kỹ năng tốt nhất là kỹ năng đọc hiểu tương đương với trẻ 9 tuổi. Thế nên giáo viên họ cũng phải lựa chọn sách truyện đọc riêng cho cháu vì tuổi lớn mà trình bé, kiếm truyện thế nào mà vẫn hứng thú nhưng từ vựng, hành văn thì không quá phức tap. Vậy nên các mẹ lưu ý vấn đề này khi chọn sách cho con. Ngoài ra các bé lớn (cuối cấp 1, đầu cấp 2) hết độ tuổi chỉ đọc mỗi truyện tăng cường trí tưởng tượng và biểu lộ ý tưởng cảm xúc, mà còn phải đọc và nghe bản tin news phục vụ cho các suy luận cũng như thông tin cập nhật cuộc sống. Có một bản tin khá nhẹ nhàng mà con trai Hởi vẫn nghe buổi sáng từ hồi đầu lớp 3 là http://www.cnn.com/studentnews/
Vậy đó, nếu các con càng được tiếp cận sớm cùng với cách học đúng theo bên Mỹ nhà bác 3J thì khối lượng phải giải quyết sự khác lệch về cơ bản sẽ ít hơn. Tất nhiên thì nhiều người vẫn nói, con chúng tôi chả cần học theo kiểu Mỹ kiểu mẽo sớm làm gì, bao giờ lớn tướng đến đại học thì nó vẫn thi được học ở Mỹ cơ mà. Điều đó đúng vì một tháng kiến thức học của một cậu sinh viên có thể bằng 3 năm học của các bé mẫu giáo tiểu học, nhưng cậu sẽ không được thụ hưởng những gì của một đứa bé nhỏ tuổi biết ngôn ngữ tiếng Anh hấp thụ từ thông tin trên toàn cầu ở độ tuổi khi cậu chỉ biết mỗi tiếng Việt. Mà bây giờ thỉ trẻ con nó được tiếp cận nhiều kênh thông tin lắm, TV, phim ảnh, youtube, sách điện tử, games, trang web,... toàn bằng tiếng Anh.
Nói thế chứ còn mọi điều nên hướng tập trung vào đứa trẻ. Trẻ con thì sẽ chẳng có thể giống nhau, bé này hạn chế cái này nhưng lại giỏi cái khác, đơn thuần như bé trai và bé gái cùng bố cùng mẹ cũng là hai cách học hành mẹ phải giúp khác nhau. Hơn ai hết mẹ là người hiểu con nhất, các bác cứ dùng phép thử - sai - sửa - thử lại để tìm ra cách làm việc phù hợp nhất với con, miễn là tự tin. Chứ mà đúng mấy thì đúng mà vừa làm vừa run chả dám làm chưa chắc đã bằng "xe lu" tự tin xác định cùng lắm đâm phải tường thì lại quay đầu chạy đường khác, gì cũng chấp hết, sợ qué giề
Mọi điều trao đổi đều chỉ để tham khảo, chỉ có chính chúng ta mới tự xem xét, tự hiểu và tự quyết cái gì cần thiết và phù hợp nhất với chúng ta. Hởi tin rằng mọi nỗ lực sẽ luôn có kết quả tốt nhất, còn hơn là để thời gian trôi đi không làm gì nếu chúng ta đã có mục tiêu và mong muốn rõ ràng.
Về vụ reading tiếng Anh thì vì các bác đang ở giai đoạn chuyển đổi hướng tới với cách học ở bên Mỹ thì đương nhiên sẽ khó vì còn lúng túng về phương pháp tiếp cận và học tập, chuyển đổi các khái niệm và đuổi theo về từ vựng.
Trước Hởi có đứa cháu gái15t hồi sang Sing xin học phổ thông cấp 2 thì gửi đi test để xây dựng chương trình học để bổ túc thêm để đuổi kịp chương trình bên này thì cháu cũng học khá tiếng Anh ở VN thôi, kỹ năng tốt nhất là kỹ năng đọc hiểu tương đương với trẻ 9 tuổi. Thế nên giáo viên họ cũng phải lựa chọn sách truyện đọc riêng cho cháu vì tuổi lớn mà trình bé, kiếm truyện thế nào mà vẫn hứng thú nhưng từ vựng, hành văn thì không quá phức tap. Vậy nên các mẹ lưu ý vấn đề này khi chọn sách cho con. Ngoài ra các bé lớn (cuối cấp 1, đầu cấp 2) hết độ tuổi chỉ đọc mỗi truyện tăng cường trí tưởng tượng và biểu lộ ý tưởng cảm xúc, mà còn phải đọc và nghe bản tin news phục vụ cho các suy luận cũng như thông tin cập nhật cuộc sống. Có một bản tin khá nhẹ nhàng mà con trai Hởi vẫn nghe buổi sáng từ hồi đầu lớp 3 là http://www.cnn.com/studentnews/
Vậy đó, nếu các con càng được tiếp cận sớm cùng với cách học đúng theo bên Mỹ nhà bác 3J thì khối lượng phải giải quyết sự khác lệch về cơ bản sẽ ít hơn. Tất nhiên thì nhiều người vẫn nói, con chúng tôi chả cần học theo kiểu Mỹ kiểu mẽo sớm làm gì, bao giờ lớn tướng đến đại học thì nó vẫn thi được học ở Mỹ cơ mà. Điều đó đúng vì một tháng kiến thức học của một cậu sinh viên có thể bằng 3 năm học của các bé mẫu giáo tiểu học, nhưng cậu sẽ không được thụ hưởng những gì của một đứa bé nhỏ tuổi biết ngôn ngữ tiếng Anh hấp thụ từ thông tin trên toàn cầu ở độ tuổi khi cậu chỉ biết mỗi tiếng Việt. Mà bây giờ thỉ trẻ con nó được tiếp cận nhiều kênh thông tin lắm, TV, phim ảnh, youtube, sách điện tử, games, trang web,... toàn bằng tiếng Anh.
Nói thế chứ còn mọi điều nên hướng tập trung vào đứa trẻ. Trẻ con thì sẽ chẳng có thể giống nhau, bé này hạn chế cái này nhưng lại giỏi cái khác, đơn thuần như bé trai và bé gái cùng bố cùng mẹ cũng là hai cách học hành mẹ phải giúp khác nhau. Hơn ai hết mẹ là người hiểu con nhất, các bác cứ dùng phép thử - sai - sửa - thử lại để tìm ra cách làm việc phù hợp nhất với con, miễn là tự tin. Chứ mà đúng mấy thì đúng mà vừa làm vừa run chả dám làm chưa chắc đã bằng "xe lu" tự tin xác định cùng lắm đâm phải tường thì lại quay đầu chạy đường khác, gì cũng chấp hết, sợ qué giề
Mọi điều trao đổi đều chỉ để tham khảo, chỉ có chính chúng ta mới tự xem xét, tự hiểu và tự quyết cái gì cần thiết và phù hợp nhất với chúng ta. Hởi tin rằng mọi nỗ lực sẽ luôn có kết quả tốt nhất, còn hơn là để thời gian trôi đi không làm gì nếu chúng ta đã có mục tiêu và mong muốn rõ ràng.
KIỂU "TƯ DUY" CON NÍT
Em đây rất ủng hộ cái "tư duy" trẻ con, cái tư duy chả cần "ní nuận" chi cả. Chỉ nhìn vào hình vẽ, hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, ... để đi kết luận rất ư chính xác kiểu con nít. Nhiều lúc các bé chả cần biết lý luận là cái gì, không thể nào giải thích nổi tại sao, vậy mà các bé cứ quan sát, cảm nghiệm "hands-on", rồi rút ra qui luật, thế thôi.
Em đôi lúc rất bất ngờ, và ngạc nhiên thú ví về nững phát hiện rất trẻ con đó. Có những bài toán trong SAT hay ACT, mình phải cần vài 3 phút để giải, dùng cả calculator, nhưng vẫn không ra đáp số (Các Bác biết rồi đó, để thi của Mỹ, nếu tập trung, chăm chú giải... thì có đến hết giờ cũng không xong). Thế nhưng Em đã gặp những trường hợp tụi nhỏ phát hiện ra câu trả lời đúng trong vóng vài giây, mà không cẫn biết phải làm theo phương pháp đi lên, pp đi xuống, pp phân tích hay pp tổng hợp... chi cả.
Qua vài phát hiện nho nhỏ như vậy, Em đây chợt "ngộ" ra rằng, mình đã quá máy móc, áp đặt suy nghĩ người lớn của mình lên con trẻ, mà không cho chúng có cơ hội, có không gian để thở, để sáng tạo, để phát hiện quy luật "quả táo rơi"....
Em đây rất ủng hộ cái "tư duy" trẻ con, cái tư duy chả cần "ní nuận" chi cả. Chỉ nhìn vào hình vẽ, hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, ... để đi kết luận rất ư chính xác kiểu con nít. Nhiều lúc các bé chả cần biết lý luận là cái gì, không thể nào giải thích nổi tại sao, vậy mà các bé cứ quan sát, cảm nghiệm "hands-on", rồi rút ra qui luật, thế thôi.
Em đôi lúc rất bất ngờ, và ngạc nhiên thú ví về nững phát hiện rất trẻ con đó. Có những bài toán trong SAT hay ACT, mình phải cần vài 3 phút để giải, dùng cả calculator, nhưng vẫn không ra đáp số (Các Bác biết rồi đó, để thi của Mỹ, nếu tập trung, chăm chú giải... thì có đến hết giờ cũng không xong). Thế nhưng Em đã gặp những trường hợp tụi nhỏ phát hiện ra câu trả lời đúng trong vóng vài giây, mà không cẫn biết phải làm theo phương pháp đi lên, pp đi xuống, pp phân tích hay pp tổng hợp... chi cả.
Qua vài phát hiện nho nhỏ như vậy, Em đây chợt "ngộ" ra rằng, mình đã quá máy móc, áp đặt suy nghĩ người lớn của mình lên con trẻ, mà không cho chúng có cơ hội, có không gian để thở, để sáng tạo, để phát hiện quy luật "quả táo rơi"....
...cứ rời mẹ ra là chả biết "tự" gì ngoài tự chơi, tưc là cu sẽ chống đối bằng cách vẫn ngồi vào bàn học để chơi... Còn con Em thì thích tự lập ... để chơi nhiều hơn. Mới 12 tuổi cứ hỏi: "Ba ơi, lúc nào con có thể học lái xe hơi? Ba ơi, lúc nào con có thể ở nhà một mình?" (Home Alone 1, 2, 3 và 4)
Chuyện này là tự nhiên, là bình thường đối với mọi đứa trẻ. Nếu đứa nào mà mới 4, 5 tuổi đã nghiêm chỉnh tự ngồi vào bàn học, học được cả tiếng đồng hồ không có xao nhãng thì hãy đưa bé ấy đi bác sĩ chuyên khoa gấp, bởi vì như vậy là abnormal.
Nói chuyện các Bác bên nhà lo cho con còn nhiều gấp mấy lần bên Mỹ này. Các Bác biết tường tận các websites như: IXL, Starfall, ... dám bỏ tiền mua account thì cũng đáng phục thiệt. Con nhà mình chỉ có học Starfall, Spelling City ... và tìm một số web khác thầy cô hướng dẫn, chỉ xài những cái free thôi. Sách tham khảo, softwares chỉ mua những thứ thật cần thiết cho việc học nâng cao ở nhà, liên quan đến thinking skills, hay toán nâng cao ... hay các vấn đề của SAT của ACT, còn những chuyện khác là Bố phải tự soạn giáo án riêng, nói cho hay vậy, chứ "cut and paste" mà thôi, lượm lặt, nhặt nhạnh mỗi nơi một chút, thấy cái nào phù hợp, vừa sức con thì dùng, chứ tiền đâu mà bỏ ra để mua account, mà có mua account cũng không có thời gian để theo dõi được.
Phải nói là nhờ cái Microsoft Word, nhờ .pdf files (Adobe) mà mình làm được nhiều chuyện, có khi làm luôn cả cuốn sách ấy chứ. Cha mẹ phải bỏ công sức thì con nó mới chịu học, chứ nhờ hàng xóm, hay phó mặc cho thầy cô hoàn toàn thì cũng không được. Cha mẹ phải "học" liên tục, cập nhật thông tin liên tục, chứ lơ là một tí là "tụt hậu" so với chúng nó liền.
Chuyện này là tự nhiên, là bình thường đối với mọi đứa trẻ. Nếu đứa nào mà mới 4, 5 tuổi đã nghiêm chỉnh tự ngồi vào bàn học, học được cả tiếng đồng hồ không có xao nhãng thì hãy đưa bé ấy đi bác sĩ chuyên khoa gấp, bởi vì như vậy là abnormal.
Nói chuyện các Bác bên nhà lo cho con còn nhiều gấp mấy lần bên Mỹ này. Các Bác biết tường tận các websites như: IXL, Starfall, ... dám bỏ tiền mua account thì cũng đáng phục thiệt. Con nhà mình chỉ có học Starfall, Spelling City ... và tìm một số web khác thầy cô hướng dẫn, chỉ xài những cái free thôi. Sách tham khảo, softwares chỉ mua những thứ thật cần thiết cho việc học nâng cao ở nhà, liên quan đến thinking skills, hay toán nâng cao ... hay các vấn đề của SAT của ACT, còn những chuyện khác là Bố phải tự soạn giáo án riêng, nói cho hay vậy, chứ "cut and paste" mà thôi, lượm lặt, nhặt nhạnh mỗi nơi một chút, thấy cái nào phù hợp, vừa sức con thì dùng, chứ tiền đâu mà bỏ ra để mua account, mà có mua account cũng không có thời gian để theo dõi được.
Phải nói là nhờ cái Microsoft Word, nhờ .pdf files (Adobe) mà mình làm được nhiều chuyện, có khi làm luôn cả cuốn sách ấy chứ. Cha mẹ phải bỏ công sức thì con nó mới chịu học, chứ nhờ hàng xóm, hay phó mặc cho thầy cô hoàn toàn thì cũng không được. Cha mẹ phải "học" liên tục, cập nhật thông tin liên tục, chứ lơ là một tí là "tụt hậu" so với chúng nó liền.
WORDS FAMILY TALES – Grades PreK - 2
Đây là bộ sách ráp vần rất hay đối với các thế hệ các con mình từ 2004 đến giờ. Mới check lại trên Internet thấy có 25 tập sách nhỏ là đủ một set, cũng khá bộn tiền đó (khoảng $80 cho 25 cuốn nhỏ 16 trang/cuốn. Mình mua bộ này lúc mới qua Mỹ được vài 3 năm, đang còn chiên gà kiếm tiền để ráng mua cho con đọc!). Search tìm trên WWW không có của trời cho, nên mình sẽ bỏ công sức để làm vậy. Bao nhiêu năm rồi, dọn nhà vài ba lần, nên giờ chỉ còn lại 17 cuốn nhỏ, không biết vài ngày tới có lòi ra thêm cuốn nào hay không? Nhưng được bao nhiêu thì tận dụng bấy nhiêu, đừng có chạy đôn chạy đáo tìm cho đủ bộ, mệt người. Xài hết những gì mình đang có một cách hiệu quả. Vừa làm xong một cuốn, thấy cũng đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ.
Hiệu quả của phonics, rhyme này thì các Bác biết rồi đó, mấy đứa bé trong nhà đọc như chơi từ lúc PreK, vui vẻ cười đùa thoải mái.
Danh sách 17 cuốn sau đây:
1. -an : Jan and Stan
2. -at : A Bat Named Pat
3. -ay: Spend a Day in Backwards Bay
4. -op: Bop, Bop at the Bunny Hop
5. -ug: Billy the Bug’s New Jug
6. -ack: A Snack for Mack
7. -ail: Snail Mail
8. -ake: Jakes Cake Mistake
9. -ank: Hank’s Bank
10. -epp: To Sleep, count Sheep
11. -ell: Please Don’t Tell About Mom’s Bell
12. -est: The Pest in the Nest
13. -ice: Chicken Soup With Rice and Mice
14. -ine: Dine With Nine Messy Monsters
15. -ing: Spring in the Kingdom of Ying
16. -uck: The Day Duck’s Truck Got Stuck
17. -ump: The Day Mr. Gump Helped Katie Krump
A Series of 25 Irresistible Storybooks That Build Early Phonics Skills & Teach the Top 25 Word Families
Word Family Tales are humorous read-aloud stories created to build early phonics skills by teaching children to recognize "families" of words that share the same spelling pattern. This ability helps kids decode new words with ease and become stronger readers, writers, and spellers. Set learners on the path to literacy success with these rib-tickling tales ¬ one for each of the top 25 word families.
Grades PreK-2....and is where quality, education, fun and satisfaction are guaranteed to meet
Đây là bộ sách ráp vần rất hay đối với các thế hệ các con mình từ 2004 đến giờ. Mới check lại trên Internet thấy có 25 tập sách nhỏ là đủ một set, cũng khá bộn tiền đó (khoảng $80 cho 25 cuốn nhỏ 16 trang/cuốn. Mình mua bộ này lúc mới qua Mỹ được vài 3 năm, đang còn chiên gà kiếm tiền để ráng mua cho con đọc!). Search tìm trên WWW không có của trời cho, nên mình sẽ bỏ công sức để làm vậy. Bao nhiêu năm rồi, dọn nhà vài ba lần, nên giờ chỉ còn lại 17 cuốn nhỏ, không biết vài ngày tới có lòi ra thêm cuốn nào hay không? Nhưng được bao nhiêu thì tận dụng bấy nhiêu, đừng có chạy đôn chạy đáo tìm cho đủ bộ, mệt người. Xài hết những gì mình đang có một cách hiệu quả. Vừa làm xong một cuốn, thấy cũng đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ.
Hiệu quả của phonics, rhyme này thì các Bác biết rồi đó, mấy đứa bé trong nhà đọc như chơi từ lúc PreK, vui vẻ cười đùa thoải mái.
Danh sách 17 cuốn sau đây:
1. -an : Jan and Stan
2. -at : A Bat Named Pat
3. -ay: Spend a Day in Backwards Bay
4. -op: Bop, Bop at the Bunny Hop
5. -ug: Billy the Bug’s New Jug
6. -ack: A Snack for Mack
7. -ail: Snail Mail
8. -ake: Jakes Cake Mistake
9. -ank: Hank’s Bank
10. -epp: To Sleep, count Sheep
11. -ell: Please Don’t Tell About Mom’s Bell
12. -est: The Pest in the Nest
13. -ice: Chicken Soup With Rice and Mice
14. -ine: Dine With Nine Messy Monsters
15. -ing: Spring in the Kingdom of Ying
16. -uck: The Day Duck’s Truck Got Stuck
17. -ump: The Day Mr. Gump Helped Katie Krump
A Series of 25 Irresistible Storybooks That Build Early Phonics Skills & Teach the Top 25 Word Families
Word Family Tales are humorous read-aloud stories created to build early phonics skills by teaching children to recognize "families" of words that share the same spelling pattern. This ability helps kids decode new words with ease and become stronger readers, writers, and spellers. Set learners on the path to literacy success with these rib-tickling tales ¬ one for each of the top 25 word families.
Grades PreK-2....and is where quality, education, fun and satisfaction are guaranteed to meet
Mình có 1 chút kinh nghiệm dạy bé biết đọc tiếng Việt và học số chia sẻ với bạn như thế này:
Khi bé còn nhỏ, khoảng gần 1 năm, mình hay mua truyện tranh sặc sỡ, hình là chính, rất ít chữ về, mở cho bé xem rồi đọc cho bé nghe. Khi bé lớn hơn dẫn bé đi nhà sách, đến khu vực sách giành cho tuổi mầm non, mở cho bé xem, đọc giới thiệu sơ qua cho bé, rồi cho bé tự chọn. Cứ thế 1 thời gian bé sẽ tích lũy được vài cuốn bé rất thích và tối nào cũng bắt mẹ đọc cho nghe, đọc đi rồi đọc lại. Lần nào đọc mình cũng giả bộ làm các nhân vật trong truyện, đổi giọng, làm biệu bộ khiến bé rất thích thú cười như nắc nẻ… Dần dần bé sẽ thích các cuốn truyện, đòi đi nhà sách nhiều hơn. Tranh thủ những lúc bé đòi mẹ đọc giả bộ là mẹ mệt quá, không đọc được, nếu con thích đọc thì học chữ đi, tự đọc lấy sẽ thích lắm… Từ khi bé 2 tuổi, mình hay mua cho bé những đồ chơi liên quan đến chữ, số để bé nhận dạng, làm quen dần. Khắp nhà phòng nào bé hay có mặt, dán bảng số và chữ cái đầy màu sắc ở tầm mắt bé nhìn thấy.
Dậy bé tập đọc, số mình bắt đầu bằng việc mua cho bé bộ lắp ghép chữ cái và số : bé sẽ chọn chữ và số ghép vào chỗ trống, đầu tiên là chữ in vì nó dễ nhận dạng hơn, rồi đến chữ thường, số. Ở nhà sách lớn, tài liệu, công cụ giúp bé học chữ và số nhiều lắm bạn ạ. Mình mua bộ chữ, số in trên các hình lập phương dùng trong trò chơi xếp hình, bộ chữ cái kiểu như tú tơ khơ… tóm lại là cho bé nhận dạng và thuộc chữ cái qua các đồ chơi của bé, dạy bé gọi đúng tên chữ cái khi mình đưa chữ cái đó cho bé, rồi thay đổi trò chơi là bảo bé tìm chữ cái mình gọi tên… đổi vai cho bé, cứ thế bé sẽ thuộc hết bộ chữ.
Dạy bé tập đọc bằng cách lập cho bé bảng ghép vần theo kiểu bảng tính cho bé học vẹt hàng ngày… Đồng thời cho bé chơi đĩa học vần, đĩa này thiết kế giống trò chơi, theo đúng chuẩn của bộ giáo dục… Khi bé bắt đầu thuộc cách ghép vần mua cho bé bộ truyện Bu Bu, truyện này chữ to, đơn giản, nội dung hay, tranh nhiều màu sắc, hấp dẫn và phù hợp với bé mới bắt đầu tập đọc, vì thích đọc truyện nên bé sẽ kiên nhẫn tập đánh vần để hiểu nội dung truyện, chỗ nào khó mẹ sẽ giúp. Bộ truyện tranh này hơn 50 tập, đọc xong là bé biết đọc rồi.
Còn học số, mình dạy bé qua bộ tú lơ khơ, đếm số hình ứng với con số, chơi tìm số giống cách học chữ. Từ 10 dạy bé các số tròn chục, 20,30,40… 100, rồi dạy 11 đến 19 bằng cách thêm sau số 1 lần lượt từ 1 đến 9 và khi có 2 chữ số thì chữ số 1 đầu tiên được đọc là mười, hết chữ số 1 đầu tiên sẽ đến chữ số 2 và ghép tiếp từ 0 đến 9… cứ thế chính bé sẽ tự tìm ra quy luật đọc các số lớn hơn. Để học như vậy mua vài bộ số, cho số hàng chục đứng 1 mình, ghép các số hàng đơn vị đằng sau, tức là không dạy theo kiểu nói lý thuyết, mà nói đến đâu tay ghép số đến đó...Mua cho bé bảng số từ 1 đến 100, dạy bé quan sát để tìm ra quy luật của các con số trong phạm vi đó. Còn dạy làm toán nếu bạn muốn tham khảo khi nào rảnh mình nói chuyện tiếp.
Mình hơi bận nên gõ vội vài dòng, bạn tham khảo nhé, các bố các mẹ khác chia sẻ tiếp nhé.
Khi bé còn nhỏ, khoảng gần 1 năm, mình hay mua truyện tranh sặc sỡ, hình là chính, rất ít chữ về, mở cho bé xem rồi đọc cho bé nghe. Khi bé lớn hơn dẫn bé đi nhà sách, đến khu vực sách giành cho tuổi mầm non, mở cho bé xem, đọc giới thiệu sơ qua cho bé, rồi cho bé tự chọn. Cứ thế 1 thời gian bé sẽ tích lũy được vài cuốn bé rất thích và tối nào cũng bắt mẹ đọc cho nghe, đọc đi rồi đọc lại. Lần nào đọc mình cũng giả bộ làm các nhân vật trong truyện, đổi giọng, làm biệu bộ khiến bé rất thích thú cười như nắc nẻ… Dần dần bé sẽ thích các cuốn truyện, đòi đi nhà sách nhiều hơn. Tranh thủ những lúc bé đòi mẹ đọc giả bộ là mẹ mệt quá, không đọc được, nếu con thích đọc thì học chữ đi, tự đọc lấy sẽ thích lắm… Từ khi bé 2 tuổi, mình hay mua cho bé những đồ chơi liên quan đến chữ, số để bé nhận dạng, làm quen dần. Khắp nhà phòng nào bé hay có mặt, dán bảng số và chữ cái đầy màu sắc ở tầm mắt bé nhìn thấy.
Dậy bé tập đọc, số mình bắt đầu bằng việc mua cho bé bộ lắp ghép chữ cái và số : bé sẽ chọn chữ và số ghép vào chỗ trống, đầu tiên là chữ in vì nó dễ nhận dạng hơn, rồi đến chữ thường, số. Ở nhà sách lớn, tài liệu, công cụ giúp bé học chữ và số nhiều lắm bạn ạ. Mình mua bộ chữ, số in trên các hình lập phương dùng trong trò chơi xếp hình, bộ chữ cái kiểu như tú tơ khơ… tóm lại là cho bé nhận dạng và thuộc chữ cái qua các đồ chơi của bé, dạy bé gọi đúng tên chữ cái khi mình đưa chữ cái đó cho bé, rồi thay đổi trò chơi là bảo bé tìm chữ cái mình gọi tên… đổi vai cho bé, cứ thế bé sẽ thuộc hết bộ chữ.
Dạy bé tập đọc bằng cách lập cho bé bảng ghép vần theo kiểu bảng tính cho bé học vẹt hàng ngày… Đồng thời cho bé chơi đĩa học vần, đĩa này thiết kế giống trò chơi, theo đúng chuẩn của bộ giáo dục… Khi bé bắt đầu thuộc cách ghép vần mua cho bé bộ truyện Bu Bu, truyện này chữ to, đơn giản, nội dung hay, tranh nhiều màu sắc, hấp dẫn và phù hợp với bé mới bắt đầu tập đọc, vì thích đọc truyện nên bé sẽ kiên nhẫn tập đánh vần để hiểu nội dung truyện, chỗ nào khó mẹ sẽ giúp. Bộ truyện tranh này hơn 50 tập, đọc xong là bé biết đọc rồi.
Còn học số, mình dạy bé qua bộ tú lơ khơ, đếm số hình ứng với con số, chơi tìm số giống cách học chữ. Từ 10 dạy bé các số tròn chục, 20,30,40… 100, rồi dạy 11 đến 19 bằng cách thêm sau số 1 lần lượt từ 1 đến 9 và khi có 2 chữ số thì chữ số 1 đầu tiên được đọc là mười, hết chữ số 1 đầu tiên sẽ đến chữ số 2 và ghép tiếp từ 0 đến 9… cứ thế chính bé sẽ tự tìm ra quy luật đọc các số lớn hơn. Để học như vậy mua vài bộ số, cho số hàng chục đứng 1 mình, ghép các số hàng đơn vị đằng sau, tức là không dạy theo kiểu nói lý thuyết, mà nói đến đâu tay ghép số đến đó...Mua cho bé bảng số từ 1 đến 100, dạy bé quan sát để tìm ra quy luật của các con số trong phạm vi đó. Còn dạy làm toán nếu bạn muốn tham khảo khi nào rảnh mình nói chuyện tiếp.
Mình hơi bận nên gõ vội vài dòng, bạn tham khảo nhé, các bố các mẹ khác chia sẻ tiếp nhé.
Chỉnh sửa lần cuối bởi Mẹ Cúncon ; 24/08/2011 vào lúc 01:38 PM.
Học phổ thông ở Mỹ - phần 2 (iii) - WTT
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
20:59
Rating:
Không có nhận xét nào: