Lại Nguyên Ân
Ngày…/11/1987
Tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội.
Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Ban giám đốc (Vũ Tú Nam, Nguyễn Kiên) và các biên tập viên phòng văn học nước ngoài (Thái Bá Tân, Vũ Đình Bình) tiếp các nhà văn trong đoàn văn hóa Liên Xô: Yuri Surovsev (trong hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Liên Xô), Tulepbergen Kaipbergenov (nhà văn Karakalpak, LX.).
5/12/1987
Tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội.
Họp các trưởng phòng biên tập Nhà xuất bản Tác phẩm mới
- Vấn đề nhuận bút, liên quan đến giá giấy tăng gay gắt.
- Giám đốc Vũ Tú Nam thông báo về kế hoạch hợp tác với Nhà xuất bản Raduga (Cầu Vồng) Liên Xô. Một số cuốn thôi không làm (Vòng nguyệt quế kim cương của V. Kataev; Chiến tranh của Stadnyuk, Trái tim trong lòng tay…). Ra trong năm 1988 (Gửi thế kỷ tương lai của G. Markov, Sự thật và giả dối của Stelmak). Sẽ gửi bản thảo sang Moskva trong 1988 (Nhà, Fyodor Abramov, Tuyển truyện ngắn Shukshin, Miền trái chín, Evtoushenko, Vua cá, V. Astafyev…). Đề nghị đặt dịch Ám sát ảo ảnh của Tendryakov, Trinh thám buồn của V. Astafiev, Đám mây vàng ngủ lại… của Pristavkin, truyện của Bulgakov…
11/12/1987
Tại 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội.
Ban biên tập báo Văn nghệ : sinh hoạt thứ sáu hàng tuần
Nhìn lại 6 tháng làm các trang chính luận - phê bình lý luận.
+ Những bài có tiếng vang:
- Ý kiến chúng tôi: + Nguyễn Khắc Viện: Câu chuyện đổi mới.
+ Nguyễn Minh Châu: Hãy đọc lời ai điếu…
- Lý luận: (có 27 bài)
+ Lê Ngọc Trà: Tư tưởng lý luận của nhà văn…
+ Trần Độ: Văn nghệ và đổi mới - đổi mới văn nghệ
+ Dịch Granin: Lòng nhân ái
+ Nguyễn Đăng Mạnh: Về phê bình
- Phát biểu (tổng số 27 bài)
+ Kim Lân
- Phê bình (tổng: 24 bài)
+ Kịp thời: những bài về các tác phẩm: Tướng về hưu, Bên kia bờ ảo vọng, Về sách vụ án.
+ Phát hiện cây bút: Chu Văn Sơn, Nguyễn Hòa.
Chọn 3 bài khá: Đặng Anh Đào - về Tướng về hưu
Nguyễn Hòa - Đọc cuốn của Phan Ngọc
Chu Văn Sơn - Về thơ Ý Nhi
- Điểm sách (tổng: 19 bài)
- Chân dung (tổng: 5 bài)
Chọn: Nguyễn Minh Châu: Nam Cao
Tô Hoài: Anh Phan, chị Phan
- Tư liệu văn học (tổng: 5 bài)
Chọn: - Tiểu sử Nam Cao
- Nguyễn Huy Tưởng: Lời điếu Nam Cao.
- Tường thuật: - Hội thảo Nam Cao
- Lý luận phê bình
- Cuộc gặp Nguyễn Văn Linh
- Thư từ Moskva: - bài Vương Trí Nhàn
- Nói chuyện ngôn ngữ: Nguyễn Quảng Tuân: Về ngôn ngữ Truyện Kiều
- Dọn vườn: (2 bài)
- Linh tinh (4 bài): chọn bài Đỗ Đức Dục: Tính trung thực.
- 5 chùm bài kỷ niệm 5 nhà xuất bản: Văn hóa, Khoa học xã hội, Phụ nữ, Ngoại văn, Kim Đồng.
- Báo đặc biệt 2 số Nguyễn Tuân; Cách mạng tháng 10.
Còn bài yếu, ví dụ PL.,…
+ Đề nghị khen:
- Nguyễn Khắc Viện: Câu chuyện cũ mới (+ Không thể đùa mãi)
- Lê Sơn (dịch): Không phải để làm ra vẻ (+ Lòng nhân ái; + về Dudincev)
- Nguyễn Minh Châu: Hãy đọc lời ai điếu… (+ Nam Cao)
- Lê Ngọc Trà: Tư tưởng lý luận… (+ Chính trị và văn nghệ)
- Tô Hoài: Anh Phan chị Phan (+ Về giải thưởng văn nghệ)
- Kim Lân: Anh là người sung sướng nhất
- Vương Trí Nhàn: Sự trở lại chính mình (+Về Thời xa vắng)
- Nguyên Ngọc: Chức năng xã hội của văn học (+ Các t/c của tiêu cực…)
Ngoài ra:
- Nguyễn Đăng Mạnh: Phê bình văn học
- Chu Vũ Sơn: Về thơ Ý Nhi
- Nguyễn Hòa: Về sách Truyện Kiều của Phan Ngọc, Thời xa vắng, Tướng về hưu.
- Đặng Anh Đào: Về Tướng về hưu
- Thanh Tịnh: Ý kiến chúng tôi, về Nguyễn Tuân.
Thảo luận: Cần đẩy mạnh tranh luận
TỪ SƠN: - Chưa dám nhìn vào những vấn đề văn học (qua các cuộc thảo luận Bên kia bờ ảo vọng, Tướng về hưu, Thời xa vắng…)
- Nên cố gắng có bài phê bình hay.
NGUYÊN NGỌC: - Phần phê bình góp vào chuyển biến của báo (cùng với phần văn xuôi) có tham gia vào chuyển biến tình hình chung.
- Biết mạnh bạo và chín chắn.
- Tạo được những cơ sở nhận thức cho đổi mới.
- Phê bình tạo được tính khuynh hướng cho báo, khắc phục tình trạng một thời gian dài Hội Nhà Văn không có.
- Nhược điểm: Lý luận triển khai chưa có hệ thống. Cần phải vừa hệ thống vừa gắn với Nghị quyết BCT, chú ý các vấn đề bản chất, chức năng, vị trí của văn học nghệ thuật, văn nghệ và xã hội, ngôn ngữ, tính đảng, tính giai cấp, tính nhân đạo.
Phương thức: tổ chức hội thảo "bàn tròn" sau một số bài. Có những bài nối lý luận với phê bình, gắn với đời sống văn học, với tác phẩm (ví dụ chưa có bài về Tổng tập văn học Việt Nam…)
Một số vấn đề lý luận nước ngoài, ví dụ Lucacs.
Phê bình: đã tỏ được thái độ với tác phẩm, nhưng vẫn còn tránh né. Hướng Đại hội nhà văn: chưa rõ, nên nghĩ vấn đề gì cho các bài hướng tới đại hội.
25/12/1987
Tại báo Văn nghệ, 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội.
Bàn công việc trang chính luận, phê bình.
- Nên làm "bàn tròn" về vấn đề gì đó (văn nghệ - chính trị; chức năng văn học; trách nhiệm nhà văn; tự do sáng tác…)
- Triển khai vấn đề "mở"
- Phỏng vấn
+ Hội là gì? Tính chất của tổ chức này (cơ quan quản lý? Câu lạc bộ?, tổ chức nghề nghiệp? cơ sở sản xuất?,…)
+ Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hội (ví dụ làm thế nào đảm bảo những tác phẩm không bị cấm?), các hội đồng (nội dung ra sao…)
+ Tiến hành Đại hội:
- Đảm bảo dân chủ; Thực hiện các việc bầu cử ra sao (đang có ý kiến Đại hội trực tiếp bầu Tổng thư ký); giải quyết tư cách đại biểu dự Đại hội (vấn đề hội viên dự bị).
+ Những người nên phỏng vấn: Lê Lựu, Nguyễn Kiên, Xuân Thiều, Xuân Cang, Ma Văn Kháng, Ý Nhi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng, Bằng Việt, Vũ Bão, Vũ Cao, Hồ Phương…
***
6/1/1988
Phỏng vấn Thành Duy, tại nhà riêng (tiến tới ĐH nhà văn, Lại Nguyên Ân thực hiện) (1)
7/1/1988
Phỏng vấn Xuân Cang, tại tòa soạn báo “Lao động”, 51 Hàng Bồ, Hà Nội (tiến tới ĐH nhà văn, Lại Nguyên Ân thực hiện) (2)
23/1/1988
Tại trường viết văn Nguyễn Du: Zybinov (giảng viên trường viết văn Gorki, LX.) thuyết trình về văn học Mỹ.
26/1/1988
Tại báo Văn nghệ, Đào Thế Tuấn (giáo sư, viện sĩ) nói về tình hình nông nghiệp Trung Quốc.
27/1/1988
Tại báo Văn nghệ, 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội.
Dự kiến "Bàn tròn" Văn nghệ
Nội dung: những vấn đề triển khai Nghị quyết BCT:
- Văn nghệ - chính trị
- Tự do sáng tác
- Vai trò xã hội của nhà văn.
Thành phần mời:
- Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc, Phong Lê, Bùi Công Hùng (Viện Văn học).
- Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (Đại học Tổng hợp Hà Nội)
- Nguyễn Đăng Mạnh, Phương Lựu (Đại học Sư phạm Hà Nội I)
- Hồ Ngọc, Ngô Thảo (Hội SK)
- Hoàng Ngọc Hiến, Phạm Vĩnh Cư (trường viết văn Nguyễn Du)
- Tạ Văn Thành (trường Nguyễn Ái Quốc I), Hà Xuân Trường (Tạp chí Cộng sản).
- Phan Hồng Giang (Nxb Văn học), Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Nghĩa Trọng, Tú Ngọc (Ban Văn hóa văn nghệ trung ương), Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu (nhà văn), Từ Sơn, Lại Nguyên Ân, La Khắc Hòa (cộng tác viên của báo).
Lường trước: - Những bài có thể va chạm: bài Nguyễn Khắc Viện, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Lê Ngọc Trà, Hồ Ngọc.
- Những kết tội "phủ định", "tách rời văn nghệ - chính trị"
- Có thể lôi quá khứ (nói, viết)
−> phải chấp nhận.
(1) Bài phỏng vấn nhà phê bình Thành Duy: Tinh thần dân chủ công khai phải được thể hiện rõ tại Đại hội nhà văn sắp tới, L.N.Â. thực hiện, đăng “Văn nghệ” s. 9 (27. 2. 1988)
(2) Bài phỏng vấn nhà văn Xuân Cang: Đại hội nhà văn lần này cần theo đúng tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, L.N.Â. thực hiện, đăng “Văn nghệ”, s. 8 (20. 2. 1988)
Không có nhận xét nào: