Theo Hiệp hội American Heart Association thì cứ mỗi 45 giây lại có một đột quỵ xẩy ra. Thế nhưng có tin vui là nếu bạn hoặc một người quen biết của bạn mà biết mình bị đột quỵ thì việc cứu chữa cấp thời có thể giảm được nhiều thương tổn. Đối với nhiều ca đột quỵ, chích thuốc tan huyết khối (clot-busting drug) vào tĩnh mạch có thể đem lai sự khác biệt đang kể. Thuốc này cần được chích cho bệnh nhân trong vòng ba tiếng kể từ khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện và trị liệu càng sớm thì kết quả càng tốt.
Để cho bệnh nhân có cơ may phục hồi tốt nhất thì bạn cần phải làm quen với các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Bạn nên nhớ là không phải tất cả các đột quỵ đều giống nhau. Thậm chí ngay cả khi một người thân trong gia đình của bạn đã bị đột quỵ rồi, thì đột quỵ lần thứ hai hoặc đột quy của một thành viên khác trong gia đình cũng sẽ không có cùng những triệu chứng.
Phải làm gì khi một ngưởi có những dấu hiệu bị đột quỵ
Đột quỵ do xuất huyết não (hemorragic sroke) hay do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke
Một người nào đó khi bị đột quỵ thướng hay làm như không có gì nguy hiễm xảy ra vì họ bối rối và sợ gây phiền hà không có lý do cho người khác. Vì vậy bạn cứ việc gọi cấp cứu, ngay cả khi người bệnh ngăn cản. Bạn đừng có chần chừ để xem các triệu chứng có biến mất không--vì dù sao bạn vẫn phải gọi cấp cứu ngay cả khi các triệu chứng đột nhiên không còn nữa. Lý do là vì người bệnh có thể có một đột quỵ tạm thời do thiếu máu cục bộ (transient ischemic attack -TIA) còn gọi đột quỵ nhỏ ( ministroke); và chính đột quỵ nhỏ này là dấu hiệu báo trước một đột quy lớn có thễ sắp xẩy ra
Dấu hiệu #1: Đột nhiên bị tê hay bị yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân---đặc biệt ở một bên cơ thể (Sudden numbness or weakness of the face, arm, or leg -- especially on one side of the body)
Bạn có thể thấy mồm bệnh nhân đột nhiên trông "không đồng đều" (uneven). Bạn hãy bảo bệnh nhân cười để xem một bên mồm có xệ xuống không. Bệnh nhân có thễ thấy khó khăn khi cử động cánh tay hoặc khó kiễm soát các ngón tay. Bạn hãy yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt lại và dơ ngang cả hai tay ra để xem một trong hai cánh tay có bị xụi xuống không
Dấu hiệu # 2: Đột nhiên bị lẫn lộn, nói khó khăn hay nghe không hiễu (Sudden confusion, trouble speaking or understanding)
Các vấn đề về diễn đạt (language problems) là một trong số các dấu hiệu thông thuờng nhất của đột quỵ. Một người bị đột quy có thể đột nhiên nói lắp hay nói khó khăn. Họ có thể nghe mà không hiểu bạn nói gì. Bạn hãy yêu cầu họ lập lại một câu đơn giản , nếu họ khó khăn mới nói ra chữ thì có thể đó là do đột quỵ
Dấu hiệu #3: Đột nhiên thị lực của một hay hai mắt có vấn đề (Sudden vision trouble in one or both eyes)
Thị lực đột nhiên có vấn đề là một triêu chứng thông thưởng khác của đột quỵ. Khi một ngưởi bị đột quỵ thì có thể một mắt không nhìn thấy rõ, hoặc người đó có thể có khó khăn khi nhìn sang bên trái hay bên phải. Mắt của họ cũng có thể nhìn thấy mờ hoặc nhìn thấy đôi (double vision)
Dấu hiệu #4: Đột nhiên đi lại khó khăn, mất thăng bằng hay mất phối hợp, choáng váng ( Sudden difficulty walking, loss of balance or coordination, dizziness)
Đi như người say, vấp váp hay thậm chí té ngã ; tất cả đều là các triệu chứng của đột quỵ. Những dấu hiệu tương tự khác cần để ý: đi với hai chân dang ra hoặc đột nhiên mất khả năng vận động tinh vi như không còn viết được nữa
Dấu hiệu # 5 Đột nhiên nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân (Sudden severe headache with no known cause
Nhức đầu không nhất thiết là một triệu chứng của đột quy, nhưng nếu nhức đầu xẩy ra đột ngột hay dữ dội một cách bất bình thường thì là điều đáng quan tâm. Khi nhức đầu có kèm theo đau cổ, đau mặt hoặc ói mửa thỉ có thể là do xuất huyết bên trong não thuờng được gọi là " đột qụy đỏ" (red stroke)
How to Tell if Someone Is Having a Stroke ; Signs of stroke to watch for and what to do - Stephanie Trelogan, Caring com senior editor- Sept 2015
Khi nào biết một người bị đột qụy?
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
21:43
Rating:
Không có nhận xét nào: