Tiêu Dao Bảo Cự
1.
(tiếp theo)
Mấy ngày sau tôi lại
có dịp gặp sinh viên một trường đại học khác, đại học UC Berkeley nổi tiếng mà tôi đã nghe tên khá lâu về những hoạt động
phản chiến từ thập niên 60 và đầu 70 của thế kỷ trước. Thái Anh, Nguyễn Ngọc Oánh đều là cựu sinh viên của trường. Cuối
năm học Hội Sinh Viên Việt
(VSA) của trường tổ chức biểu diễn văn nghệ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội. Oánh
lái xe đến đón chúng tôi đi. Buổi trình diễn tổ chức trong nhà hát lớn của trường
với chủ đề “Monsoon” (Gió mùa) kéo dài trong 3 giờ, chỉ nghỉ giải lao có một
lần. Hàng trăm diễn viên lên sân khấu qua nhiều màn hoạt cảnh, vũ đạo, đồng ca
công phu, sôi động và khá chuyên nghiệp.
Lời giới thiệu nội
dung vở kịch chứng tỏ những người tổ chức có tham vọng lớn, óc sáng tạo và chiều
sâu suy tư: “Tuy không phỏng theo bất cứ
câu chuyện cổ tích và dân gian nào, vở kịch Gió Mùa vẫn chú trọng vào ý niệm tồn
tại vững bền của truyền thống và giá trị đạo đức qua những câu chuyện được
trình bày. Các nhân vật luôn luôn được trích từ chuyện thần thoại như những
linh hồn, Phượng Hoàng, Kim Quy, và nhiều đấng anh hùng khác nhằm soi đường dẫn
lối cho con người.” Câu chuyện còn được kể xuyên qua thời gian chiến tranh
Việt
hậu chiến tranh cho đến lúc hòa nhập và vươn lên trong môi trường mới trên đất
Mỹ.
Nghe nói những năm
trước sinh viên trình diễn còn nói bằng tiếng Việt nhưng sau này họ chỉ nói tiếng
Anh, thỉnh thoảng mới chêm vào vài câu ngắn bằng tiếng Việt với giọng rõ ràng là
của người ngoại quốc. Đây đã là thế hệ người Việt thứ hai trên đất Mỹ, những
người Mỹ gốc Việt. Họ nghĩ gì và sẽ làm gì cho Việt Nam, cho một quê hương chỉ còn được biết qua lời kể của
ông bà, cha mẹ về cội nguồn quá xa xôi mà họ có thể không quan tâm hay không cần
quan tâm khi đã hội nhập hoàn toàn vào quê hương mới?
Trong lúc xem văn
nghệ, giờ giải lao, có Bùi Văn Phú đến
gặp chào hỏi tôi vì nghe Oánh nói tôi đang ở đây. Anh cũng đang theo dõi buổi
trình diễn và ngồi gần chỗ chúng tôi. Bùi Văn Phú viết nhiều trên website talawas là nơi cũng đăng nhiều
bài viết của tôi. Có lần anh cũng đã viết bài trao đổi với tôi chung quanh vấn
đề giao lưu và hội nhập trong văn học, một đề tài gây tranh cãi trên mạng. Tôi
cũng đã đọc một số bài của anh về sinh hoạt của đại học
Những bài viết của anh cung cấp nhiều thông tin cho người đọc vì anh rất chịu
khó ghi nhận chi tiết theo phong cách của nhà báo.
Mấy ngày sau, anh
chị bạn chủ nhà đưa chúng tôi đến chơi nhà Thái Anh. Ở đây tình cờ chúng tôi gặp
Trần Hạnh, một giáo sư trẻ người Việt
đang dạy văn học Việt
đại học
Qua trò chuyện Trần Hạnh cho biết cũng đã đọc nhiều bài viết của tôi trên mạng,
trong đó có những bài về văn học mà anh dùng làm tư liệu tham khảo. Anh ngỏ ý mời
tôi nói chuyện với lớp của anh. Tôi đồng ý và chúng tôi trao đổi về việc chọn đề
tài thích hợp. Anh vừa dạy xong về thời kỳ văn học tiền chiến, sắp chuyển sang
giai đoạn văn học kháng chiến và muốn tôi nói về giai đoạn chuyển tiếp này để bổ
sung cho bài giảng. Tôi nghĩ nếu nói chung chung chẳng giúp gì cho bài giảng của
anh vì chắc chắn anh đã nghiên cứu kỹ lưỡng. Tôi đề nghị có thể nói qua về sự
chuyển tiếp này nhưng trọng tâm là nói về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hữu Loan, một nhà thơ chiến sĩ bất khuất
và nổi tiếng với bài thơ trữ tình “Màu
tím hoa sim”, được nhiều người
xem là một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20, cũng như cuộc đời bi
tráng của ông từ sau vụ đàn áp văn nghệ Nhân
Văn – Giai Phẩm. Tôi may mắn được
gặp Hữu Loan 3 lần, có lần đi chung với ông gần một tháng trời trong chuyến đi xuyên Việt của Ban biên tập tạp chí Langbian và Hội Văn nghệ Lâm Đồng năm 1988, đòi tự do sáng tác, tự
do báo chí và xuất bản, tự do dân chủ và đổi mới thực sự. Tôi có một số kỷ niệm
với ông, đã từng viết về ông trong hai cuốn sách và vài bài báo nên hi vọng có
thể đem đến cho người nghe điều gì đó đặc biệt, thú vị hơn ngoài kiến thức giáo
khoa. Mọi người tham gia trao đổi và cuối cùng đồng ý với đề tài đó. Thời gian
nói chuyện Hạnh sẽ sắp xếp thông báo sau.
Vài ngày sau, Thái
Anh và Trần Hạnh bàn nhau là với sự có mặt của tôi và nội dung nói chuyện như
thế mà chỉ nói trong lớp học thì hơi “uổng” nên đã liên lạc với Trung tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á (Center
for Southeast Asian Studies) thuộc đại học Berkeley để Trung tâm này đứng
ra tổ chức nói chuyện, cũng với đề tài như chúng tôi đã thống nhất, địa điểm tại phòng hội của Viện Nghiên Cứu Đông Á (Institute of East
Asian Studies) cũng thuộc Đại học Berkeley. Khi được báo lại, tôi cũng hơi
ngần ngại vì ngay từ trước khi sang Mỹ, tôi đã chủ trương chuyến đi có tính
cách riêng tư, mục đích thăm viếng bạn bè, tìm hiểu nước Mỹ và cuộc sống người
Việt trên đất Mỹ, không muốn xuất hiện ở các nơi công cộng hay trên các phương
tiện truyền thông vì việc này sẽ rất phức tạp. Vài ngày kế tiếp tôi nghe nói việc
chuẩn bị tổ chức buổi nói chuyện ở TTNCĐNA phát sinh hai vấn đề. Thứ nhất,
thành phần người nghe, không chỉ có sinh viên và những người nghiên cứu văn học
Việt Nam mà được thông báo rộng rãi cho các thành viên thường tham dự sinh hoạt
ở Trung tâm này và cả đại diện của một số báo chí. Thứ hai là những người tổ chức
bất đồng về việc có phiên dịch buổi nói chuyện của tôi sang tiếng Mỹ và mời
thêm một số sinh viên và những nhà nghiên cứu Mỹ hay không. Khi biết tình hình
đó, tôi thấy việc tổ chức như thế đã không đúng với sự thống nhất ban đầu là
nói chuyện trong lớp học, có khía cạnh trái với chủ trương của tôi và gây rắc rối
trong nội bộ những người tổ chức, tôi yêu cầu họ hủy bỏ buổi nói chuyện mặc dù
đây là một điều rất đáng tiếc. Những người tổ chức tôn trọng ý kiến của tôi và
họ đã đề nghị Trung Tâm thông báo hủy bỏ.
Mọi việc tưởng thế
là xong nhưng mấy ngày sau Thái Anh báo là Hội
Sinh Viên Việt Nam ở Đại học UC
Berkeley cũng muốn có một buổi tiếp xúc với tôi. Tôi đồng ý trên nguyên tắc và
chi tiết sẽ bàn sau. Không biết Thái Anh và Hội bàn bạc như thế nào nhưng mấy
ngày trước buổi tiếp xúc, Thái Anh gặp lại tôi, nói thêm về chuyện này. Tôi bảo
đây là một buổi tiếp xúc, nghĩa là nội dung có tính cách “ngẫu hứng”, có thể
trò chuyện về bất cứ vấn đề gì nhưng để buổi nói chuyện được tập trung, không
lan man, tôi đề nghị có thể trao đổi chung quanh đề tài “Sinh viên Việt Nam ở hải ngoại
có muốn và có thể làm gì để giúp quê hương Việt Nam?”. Tôi nghĩ đề tài
này thích hợp với vai trò của Hội Sinh Viên. Mỗi nơi, mỗi đối tượng nói chuyện
cần có đề tài thích hợp là điều đương nhiên phải nghĩ tới. Với sinh viên ban
triết ở
nghĩa hiện sinh ở Việt
Với sinh viên lớp văn học Việt
tôi định nói về văn học kháng chiến, cuộc đời và thơ Hữu Loan. Có lẽ một phần
do tôi đã quá “vô tư” và thiếu cảnh giác, chọn một đề tài tuy chính đáng nhưng
hơi “nhạy cảm” nên về sau phát sinh rắc rối.
Trong quá trình chuẩn
bị, tôi không hề gặp trực tiếp đại diện của Hội Sinh Viên mà chỉ gặp họ ngay
lúc buổi nói chuyện bắt đầu, cùng với tất cả mọi người tham dự. Vừa gặp gỡ, tôi
rất thích phong cách năng động và trẻ trung của nhóm sinh viên này. Cuộc gặp mặt
được tổ chức lúc 7 giờ tối, trong một phòng học khá rộng, bàn ghế xếp hướng về
phía bảng. Trước khi bắt đầu, một cô bé rất xinh trong ban tổ chức hỏi tôi muốn
để bàn ghế như thế này hay sắp xếp lại theo kiểu ngồi vòng tròn. Tôi nói thật
là một gợi ý hay, nếu được nên ngồi vòng tròn sẽ thoải mái và đúng phong cách
sinh viên, hơn nữa đây là một buổi trò chuyện, đối thoại chứ đâu phải nghe giảng
bài. Thế là mỗi người một tay kéo bàn ghế sắp xếp lại. Tiếp theo là phần tự giới
thiệu từng người. Hầu hết sinh viên tham dự, chừng hơn 30 người, đều là thành
viên trong ban chấp hành hoặc giữ các vai trò tích cực trong Hội Sinh Viên. Về
phía khách, ngoài chúng tôi, có Thái Anh
là người phiên dịch, Oánh và chị Khánh Tuyết là người đã từng gắn bó với
sinh hoạt của đại học này từ ngày xưa.
Tôi mở đầu bằng
phát biểu cảm tưởng khi đối diện với các bạn sinh viên ở đây, tôi cảm thấy trẻ
lại không phải 20 mà là 40 tuổi, như trở về với thời sinh viên hào sảng và sóng
gió của mình. Tuy nhiên thời trẻ tôi đã từng lên án thế hệ đàn anh khi họ để lại
cho chúng tôi một gia tài rách nát. Bây giờ đối thoại với tôi, nếu các bạn nghe
xong cần đả đảo thì cứ đả đảo. Các bạn trẻ tỏ vẻ vui thích trước ý tưởng này.
Ban tổ chức cũng đã
chuẩn bị in một bản tiểu sử của tôi bằng tiếng Anh phát cho mọi người. Tuy nhiên
Thái Anh đề nghị tôi nên nói thêm đôi nét về tiểu sử, đặc biệt là về thời sinh
viên và chuyến đi xuyên Việt năm 1988 vì những chuyện này có thể hữu ích và hào
hứng đối với sinh viên. Sau đó tôi nêu đề tài thảo luận mà tôi đã đề nghị, mọi
người đồng ý và bắt đầu trao đổi hết sức sôi nổi. Đây không phải là buổi thuyết
trình mà là đối thoại, tôi chỉ gợi mở vấn đề một cách ngắn gọn và sau đó mọi
người phát biểu ý kiến, kể cả vài khách mời cũng hăng hái tham gia tranh luận.
Một vài sinh viên đã từng về Việt
nhiều chuyện phức tạp kể lại kinh nghiệm của mình, từ đó nhiều vấn đề được nêu
ra: Tại
sao chính phủ lại gây khó khăn trong việc Việt kiều về làm từ thiện? Do không
thông thạo tiếng Việt và ít thời giờ tiếp cận, làm thế nào để biết người trong
nước thực sự muốn gì trước khi giúp đỡ? Không “giúp con cá” mà chỉ nên “giúp cần
câu cá”? Không nên giúp tiền bạc mà chỉ giúp ý thức về tự do dân chủ? Nếu người
dân trong nước không chịu vùng lên đòi tự do dân chủ thì có nên làm thay cho họ
không? Hoàn cảnh quá khó khăn, làm sao vượt qua sự chán nản để duy trì được thiện
ý và hoạt động giúp đỡ?...
Khi được hỏi ý kiến,
tôi khuyên họ nên cố gắng học thêm tiếng Việt, tìm hiểu lịch sử và văn hóa Việt
Nam để thực sự thấy mình là người Việt, có tình cảm của người dân Việt chứ
không phải là người ngoại quốc. Cần phân biệt quê hương và chế độ. Quê hương
trường tồn còn chế độ chỉ là giai đoạn. Việt
phải kiên trì theo đuổi mục đích của mình, đừng bỏ cuộc…
Cuộc nói chuyện, theo một số sinh viên đã bày tỏ cảm tưởng, thật
hào hứng và hữu ích cho họ, và đối với tôi, dĩ nhiên cả cho tôi vì qua buổi tiếp
xúc này tôi đã được gặp, trò chuyện và hiểu thêm về thế hệ trẻ Việt Nam ở Mỹ.
Không phải lúc nào cũng có cơ hội như thế này. Đến 9 giờ buổi nói chuyện kết
thúc vì một số sinh viên còn có sinh hoạt khác sau đó. Mọi người chụp ảnh chung
trước khi chia tay. Sắp ra về, một số sinh viên hỏi chúng tôi có rảnh không, đề
nghị chúng tôi ở lại trao đổi thêm với những người không bận công việc. Chúng
tôi đồng ý, thế là khoảng gần 10 sinh viên lại kéo bàn ghế thành một vòng tròn
nhỏ cùng chúng tôi trao đổi tiếp đến 11giờ đêm. Tan cuộc Thái Anh rủ mọi người
đi ăn mì vì đã đói bụng. Một vài em đi
được và chúng tôi chở các em cùng đi đến một nhà hàng Tàu chuyên mở cửa về
khuya ở gần đây mà Thái Anh biết rõ vì là “thổ công” vùng này.
Lúc chia tay, các bạn
sinh viên thông báo tuần tới họ có tổ chức một bữa ăn “bò 7 món” và mời chúng
tôi đến dự. Thái Anh hào hứng nhận lời ngay vì anh đang “độc thân vui tính” mà
mấy cô sinh viên lại xinh quá là xinh. Oánh nói đùa cũng có thể đi để tìm cô
dâu tương lai cho cậu con trai lớn vì rất thích một cô bé ngây thơ, có duyên nhất
trong đám. Đúng là tuổi trẻ có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Vài ngày sau, Nguyễn Ngọc Oánh mời chúng tôi đến nhà
ăn tối và gặp gỡ một số người nói chuyện. Trước đây tôi không biết gì về Oánh
dù anh ở trong ban biên tập của website
Danchimviet, vì anh ít viết, chủ yếu lo về kỹ thuật.
Khoảng hơn 10 khách
dự. Sau đó tôi mới biết phần lớn những người này trước đây là thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên Bắc Cali
nhưng đều đã ly khai tổ chức này vì mâu
thuẫn nội bộ. Vài người lớn tuổi cùng đi với vợ. Họ là những trí thức, viên chức cao cấp của chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Họ hỏi tôi nhận định
về tình hình trong nước. Có lẽ những điều tôi nói cũng không có gì mới mẻ lắm đối
với họ vì tôi đã viết ra trong các bài chính luận đăng trên mạng hoặc trong các
tác phẩm mà họ đã từng đọc và họ theo dõi tình hình trong nước rất sát qua
thông tin trên Internet. Họ trao đổi, thảo luận về những vấn đề được đặt ra,
đôi khi quan điểm khác nhau. Cách nói của những người này mang tính trí thức,
không đao to búa lớn hay mạ lỵ, cay cú khi đề cập đến chính quyền trong nước mà
phân tích vấn đề một cách khá khách quan, tỉnh táo. Điều ưu tư lớn của họ là
phương thức nào hữu hiệu nhất để có thể thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Hình như không ai có thể đưa ra được điều gì khác hơn so với những gì họ đã
làm.
Trong lúc uống trà,
một người lớn tuổi nói riêng với tôi là ông ta, cũng như một số người khác, thường
nói chuyện chính trị trong những buổi “họp mặt cuối tuần”, lúc ở nhà này, khi ở
nhà khác như một nhu cầu tâm lý. Họ quan tâm đến quê hương nhưng chỉ có thể làm
được một số việc có tính cách tuyên truyền , hỗ trợ ở hải ngoại chứ không có điều
kiện và không thể dấn thân cho những hoạt động gì có tính nguy hiểm như về nước
hoạt động. Tất nhiên ở tuổi tác và hoàn cảnh đã yên ấm của họ ở hải ngoại, đó
là một tâm lý bình thường. Còn suy tư về đất nước đã là điều đáng quý, chưa kể
có làm được gì hay không.
Trong thời gian
chúng tôi ở Bắc Cali, Oánh còn mời chúng
tôi vào cuối tuần đến nhà ở lại và đi chơi riêng mấy lần.
Oánh kể thời mới lớn,
chưa hiểu biết gì nhiều, anh đã tham gia vào Mặt Trận của Hoàng Cơ Minh và rất hâm mộ lãnh tụ. Mỗi lần đứng
trong hàng nghe lãnh tụ diễn thuyết anh cảm thấy xúc động và phấn khởi đến run
người, sẵn sàng lao vào hiểm nguy để chiến đấu. Sau đó khi những sự thật không
mấy tốt đẹp của Mặt Trận bị bộc lộ, anh đã công khai phản đối rồi ra khỏi tổ chức.
Anh tiếp tục gia nhập Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên rồi cũng rời bỏ dù anh đã học hỏi được nhiều trong tổ chức này. Oánh là
kỹ sư cơ khí, làm việc trong công ty Mỹ. Sau giờ làm việc, ban đêm anh thường
thức khuya đến 1-2 giờ sáng để lo cho trang web, có khi thức suốt đêm lúc trang
web gặp sự cố. Đúng là “ăn cơm nhà vác ngà voi”.
Hai lần Oánh đưa
chúng tôi cùng đi tập thể dục và tắm hơi cho thư giãn. Mặc dù có trung tâm thể
dục ở gần nhà nhưng anh lại thích đến YMCA, một trung tâm khác, xa nhà đến nửa
giờ lái xe, tận
Mỗi tuần mấy buổi, anh đến đây tập và thư giãn khoảng 3 tiếng cho bõ công đi
xa. Oánh và tôi vào khu tập thể dục dụng cụ. BY vào hồ bơi. Tôi chỉ đi xem và
ngồi đạp xe chút chút vì đang đau lưng không tập được. Trung tâm này quả là lớn.
Phòng tập đến cả trăm máy đủ loại từ chạy bộ đến đạp xe, cử tạ… tập theo nhiều
tư thế với nhiều kiểu máy khác nhau. Trước các máy thường có màn hình để xem
tin tức hay nghe ca nhạc. Người Mỹ thật khỏe và dư năng lượng. Tôi thấy nhiều
người chạy bộ trên máy cả giờ, mồ hôi ướt đẫm áo, xong chuyển sang tập môn
khác. Ngoài phòng thể dục dụng cụ còn các phòng khác tập thể dục nhịp điệu, võ
thuật, yoga… ai thích gì tập môn đó. Có điều làm chúng tôi hơi bị sốc khi vào
phòng chung tắm nước nóng, nước lạnh hay tắm hơi, mọi người đều … ở truồng đi lại
nghênh ngang. Dĩ nhiên là khu vực của nam nữ riêng.
Một lần Oánh mời
chúng tôi đến nhà chơi đúng vào ngày kỷ niệm sinh nhật BY. Tôi nói cho Oánh biết.
Thế là Oánh đi đặt một bánh mừng sinh nhật, đi siêu thị mua thức ăn và xuống bếp
làm một món đặc biệt. Đêm đó chúng tôi uống hết 4 chai rượu vang và nửa chai rượu
mạnh. Chúng tôi nói chuyện tâm tình. Oánh đem những mẩu tâm sự trong tác phẩm
“Mảnh trời xanh…” ra hỏi chúng tôi, từ đó lan man nói chuyện tình yêu, hôn
nhân, con cái. Những tâm tình rất người mà có lẽ dưới gầm trời nào, thế kỷ nào
cũng có những vấn đề tương tự. Những tâm tình này làm con người gần gũi
nhau hơn.
Không lâu sau, một
nhóm khác mời chúng tôi gặp mặt. Đó là nhóm
Việt học ở
khác với Viện Việt học có trụ sở ở
Đây là một nhóm nhỏ hoạt động có tính cách thân hữu, tự do cho mọi người thích
nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, còn Viện Việt học gồm nhiều học giả,
trí thức khoa bảng và hoạt động có tổ chức quy mô hơn. Cũng là một buổi ăn cơm
tối tại nhà một người trong nhóm, khoảng mươi người, theo kiểu họp mặt cuối tuần.
Ở đây người ta cũng nói chuyện chính trị và trao đổi nhiều nhất, đến mức tranh
luận vì ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề có nên hay không thành lập tổ chức
đấu tranh cho dân chủ. Tất nhiên chỉ trao đổi vấn đề thuần trên phương diện lý
thuyết.
Ông Trương Bổn Tài còn hẹn gặp riêng chúng
tôi nói chuyện. Ông trực tiếp đến nhà đưa chúng tôi đi. Tôi hỏi thăm về quá
trình của ông. Ông cho biết đã đi du học Mỹ từ sớm trước 75, theo học các ngành
khoa học, có bằng tiến sĩ và đang dạy về kinh tế tại đại học
ông thích nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và đã viết nhiều công trình chứng minh
nguồn gốc của dân tộc Việt Nam khác với các kết luận trước đây và cho rằng
chính người Trung quốc chịu ảnh hưởng về tư tưởng của dân tộc Việt Nam chứ
không phải ngược lại. Đây là điều sẽ làm tăng lên sự kiêu hãnh chính đáng của
dân tộc Việt. Công trình của ông được một số nhà nghiên cứu tán thành và phát
triển, không chỉ ở
mà còn nhiều nơi trên thế giới.
Ông Tài người bé nhỏ
một cách kỳ lạ. Tôi tưởng tượng đến hình ảnh ông đứng trên bục giảng của đại học,
phía dưới là những sinh viên Mỹ to cao gấp rưỡi ông. Rõ ràng trí tuệ con người
không lệ thuộc vào vóc dáng bên ngoài. Ước gì dân tộc Việt
trí tuệ như phát kiến của ông, không phải chỉ trong quá khứ xa xưa mà quan trọng
là trong tương lai.
Ông đưa chúng tôi đến
ăn tối ở nhà cô Vĩnh Thanh Thảo, một
phụ nữ duyên dáng và năng động, phụ tá tích cực của ông trong nhóm Việt học,
nghe nói cũng là người có giọng hát rất hay nổi tiếng như một ca sĩ nghiệp dư.
Nhà cô Thảo ở trên một vùng đồi cao rất đẹp. Phía sau nhà có hồ bơi và một đôi
vịt trời lạc đến đang sinh sống ở đây. Cô bảo hầu như năm nào cũng có một đôi
tìm đến, khi chúng sinh con, lớn lên, cô phải mang đi thả ra các hồ lớn để
chúng tìm về với bầy. Một cách bảo vệ môi trường và lòng yêu chim muông thật dễ
thương.
Cô Thảo chuẩn bị một
bữa ăn trang trọng, kiểu cách và cho uống rượu sa kê hâm nóng. Khi được hỏi ý
kiến về họat động của nhóm Việt học, tôi nói rằng hoạt động trên lãnh vực văn
hóa tuy kết quả có thể đến chậm hơn nhưng chắc chắn cần thiết và đôi khi tốt đẹp
hơn những hoạt động chính trị vốn là một lãnh vực ẩn tàng nhiều nguy cơ xung đột
cũng như những thủ đoạn tàn bạo. Đó là những đóng góp rất đáng quý vào tương
lai của dân tộc Việt. Chúng tôi muốn được nghe giọng hát của cô Thảo nhưng cô hẹn
một dịp khác thuận lợi, có “không khí” hơn và sau này quả nhiên có dịp đó.
Trong thời gian đầu
ở Bắc Cali, thỉnh thoảng chúng tôi gặp
Tưởng Năng Tiến. Đây là một anh
chàng cao lêu nghêu, hơi gầy, thường xuyên đội chiếc mũ lưỡi trai mầu trắng,
không gồ ghề “râu hùm hàm én” như trong tấm hình anh đưa lên mạng. Trong những
buổi ăn uống chung anh ít nói và hình như nổi tiếng là một tay uống rượu có hạng.
Mấy lần mời bạn bè gặp mặt anh thường hẹn ở quán có tên Cao nguyên và thông báo trước thực đơn qua email. Một
thói quen kể cũng ngộ nghĩnh và chắc có lý do. Mấy năm trước đây, anh chủ động
hỏi thăm địa chỉ email của chúng tôi và gởi thư làm quen. Ngoài việc đánh giá
cao các bài viết và tác phẩm của chúng tôi trong “nhóm Đà Lạt” mà anh đã từng đọc, anh có cảm tình đặc biệt với chúng
tôi có lẽ vì anh cũng là dân Đà Lạt chính tông. Bởi thế anh còn hay tự xưng là K’ Tiến hay “thượng dân” (dân thượng
du, dù Đà Lạt chỉ có độ cao chứ dân thành phố không “thượng” chút nào, trái lại
rất văn minh lịch sự). Các bài báo của anh viết phổ biến trên mạng rất thâm
thúy, đôi khi cay độc nhưng bằng một giọng dí dỏm, đùa cợt, xen lẫn “ngôn ngữ đường phố” với những dấu mở ngoặc
đóng ngoặc đặc biệt làm thành một phong cách riêng, không lẫn với ai khác. Anh
đọc nhiều và có thể liên kết các sự kiện, nhân vật ở các không gian và thời
gian khác nhau một cách tài tình.
Thời gian email qua
lại trước đây, chúng tôi chỉ toàn nói chuyện kỷ niệm về Đà Lạt. Anh nhớ rõ từng
căn nhà, góc phố; từng mảnh hồ nơi anh đi câu cá; từng quán mì quảng, bún bò
bình dân thân quen; cả mối tình đơn phương thời thơ dại ... Anh mơ có ngày về
thăm lại Đà Lạt và chở chúng tôi bằng xe hơi rong chơi qua đèo Dran, đèo Ngọan
Mục. Dưới bề ngoài có vẻ hơi khô khan, anh lại là người rất tình cảm và tinh tế
khi gặp gỡ và chăm sóc chúng tôi ở đây. Nhiều lần anh đưa chúng tôi đi chơi
riêng. Cứ lúc nào rảnh việc, anh gọi điện thoại hỏi thăm, nếu chúng tôi không bận,
anh lại đến chở chúng tôi đi.
Lần đầu anh chở
chúng tôi đi mua sắm các thứ cần thiết. Tuy đã nói chúng tôi không thiếu gì,
anh vẫn nhất quyết vào cửa hàng mua mấy lọ thuốc bổ, bàn chải đánh răng (kiểu sạc
điện) và mỹ phẩm dưỡng da cho BY vì thấy BY chưa quen khí hậu da bị khô và môi
nứt. Sau đó đi ăn cho biết phở Việt
Lần khác anh đưa
chúng tôi đi lên núi, theo con đường ngoằn ngoèo vắng vẻ dẫn lên hướng Đài Khí
tượng xa tít tắp trên đỉnh cao. Anh nói thỉnh thoảng khi làm việc quá căng thẳng
anh vẫn chạy xe lên con đường này để thư giãn và nhớ về quê hương phố núi. Anh
chỉ cho chúng tôi mấy cây hoa đào vẫn còn nở ven đường gần giống mai anh đào Đà
Lạt. Trên con đường này rất ít nhà cửa nhưng nhà nào cũng là biệt thự to đẹp,
xây dựng công phu, kiểu cách, chắc chủ nhân phải là triệu phú. Tôi ngạc nhiên
không hiểu làm sao đưa được điện nước lên đây, anh bảo người ta đóng thuế, được
phép xây nhà thì nhà nước phải lo. Thỉnh thoảng lại có trại nuôi ngựa với bãi cỏ
và sân tập rộng mênh mông. Chúng tôi ngưng lại chụp ảnh ở những nơi có thể nhìn
thấy toàn cảnh thành phố
trải dài chi chít nhà cửa phía dưới.
Tôi hỏi thăm về
công việc. Anh cho biết đang làm công tác tư vấn tâm lý ở một khoa của bệnh viện.
Làm việc này phải biết lắng nghe vì người ta đến với nhu cầu bộc bạch tâm sự và
nhờ giúp đỡ “gỡ rối tơ lòng”. Nghe cũng mệt chứ không đơn giản. Có bà khách kể
nhiều chuyện quá cuối cùng mình cũng không biết bà ta có mấy chồng, đang sống với
ai và cần giải quyết vấn đề gì. Có người muốn tự tử hỏi làm sao để khỏi chán nản.
Anh nói mình khuyên nó nhưng bụng nghĩ tao cũng muốn tự tử đây nhưng chưa biết
giải quyết thế nào làm sao tao giúp mày được. Dĩ nhiên đó chỉ là chuyện vui
trong nghề nhưng làm nghề này cứ nghe hoài những chuyện như vậy cũng dễ khùng lắm.
Lần khác nữa anh
đưa chúng tôi đi Half Moon Bay cho
biết bờ biển nước Mỹ vùng Bắc Cali. Quãng đường khá dài dễ đến 2 gần giờ lái
xe, thỉnh thoảng cũng có mấy cái vista
point ngắm cảnh đồi núi với đường ra
vào rất công phu vì không phải nằm ngay bên đường mà lùi vào bên trong để có tầm
nhìn. Các vista point này không quy định
giờ cấm đậu xe một cách cụ thể mà ghi “sunset to sunrise” vì tùy theo mùa trời
sáng tối khác nhau, cũng có thể xem là một ý tưởng hợp lý có phần lãng mạn. Sau
này bạn bè đưa đi rong ruổi khắp nơi, chúng tôi còn có dịp dừng lại ở nhiều vista point trên đất Mỹ và đây quả thật
là một tiện nghi độc đáo, làm cho con đường trở nên có hồn và con người không
phải chỉ biết chăm chăm nuốt dặm xa mà quên đi thiên nhiên xinh đẹp.
Trên đường đi có
nhiều trang trại của người Mễ. Anh giải thích đây phần lớn là những người nhập
cư lậu nhưng vì họ sinh sống lâu năm, sản xuất ra nhiều hàng nông sản và không
quấy rối gì nên nhà nước để yên cho họ, lợi cả đôi đường. Bãi biển đầu tiên
chúng tôi thấy ngay bên đường chỉ là một bãi nhỏ, có nhiều đá và nước không mấy trong thế mà cũng có người
đậu xe xuống tắm. Bãi biển thế này thua xa bãi biển Việt
thăm hoặc đi ngang một số bãi biển suốt dọc bờ tây nước Mỹ nhưng cũng không có
nơi nào đẹp như Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Huế… Nước ở đây
lại rất lạnh, mỗi năm chỉ có thể tắm được mấy tuần. Nghe nói bờ biển ở
chúng tôi không có dịp đến.
Mục đích chuyến đi
này là anh cho chúng tôi đến khu vực cảng Harbor
District của
Đây là một cảng dành cho tàu đánh cá nhỏ, năm nay đang kỷ niệm 75 năm thành lập
nên có các bảng ghi chữ và hình vẽ đóng ở các cột trên đường ra cầu cảng. Hai
bên cầu cảng tàu neo đậu san sát, dày đặc nhưng chỉ là những tàu nhỏ với những
cột dựng chi chít. Những chiếc đậu gần cầu có bảng quảng cáo bán tôm cá tươi. Hải
âu nhiều vô kể và con nào cũng mập mạp, to như con gà, lông bóng mượt, có lẽ do
được tha hồ ăn ké cá của ngư dân. Một số con vào đậu trên thành cầu hay cột
tàu. Ngoài xa có bờ chắn sóng lớn xây bằng
đá kéo dài dọc theo vùng cảng, chỉ chừa lối cho tàu ra vào. Lúc trở về, tôi mới
chú ý thấy một bia tưởng niệm ghi tên những ngư dân đã bỏ mình ngoài biển cả, độ
mươi người. Sau cùng, có điều ngạc nhiên là khi vào rest room tôi thấy trên tường có phù điêu hình tôm, cua, cá rải
rác, khắc họa đặc sản của vùng cảng này. Chẳng hiểu còn nơi nào khác có “sáng
kiến” độc đáo như ở đây.
Chúng tôi có dịp đi
thăm
cách
khoảng hai giờ lái xe, nơi ở của Trần
Kiêm Đoàn. Cái gì cũng có cơ duyên. Mới năm ngoái ở Sài Gòn, tôi tình cờ gặp
Trần Kiêm Đoàn ở nhà một người bạn chung của Đoàn và tôi, từ đó quen nhau dù
chúng tôi đã từng biết nhau qua các bài viết trên mạng. Đoàn cùng học với tôi ở
Đại học Sư Phạm Huế, cùng ban văn chương, nhưng sau tôi mấy khóa nên dạo đó tôi
không quen. Cuộc đời của anh cũng khá long đong. Sau 1975 anh vẫn tiếp tục dạy
học ở trường Đồng Khánh Huế rồi bị “đuổi dạy” vì quan điểm không phù hợp với chế
độ mới. Vợ chồng anh phải đi bán chợ trời kiếm sống một thời gian rồi vượt
biên. Qua Mỹ thời gian đầu anh làm đủ thứ nghề như cắt cỏ, đánh cá, xây dựng …
rồi thi đua với con quyết chí học thêm. Anh lấy bằng tiến sĩ, dạy đại học và
làm việc cho một cơ quan nhà nước Mỹ. Đoàn viết văn, làm thơ, viết báo nhiều, đặc
biệt được độc giả ái mộ qua các bài viết về xứ Huế, “con yêu bánh nậm” và tiểu thuyết “Tu bụi”.
Đoàn cùng đi với
ông Hoàng Xuân Thiệu, người Huế,
nguyên giáo sư sử, từ Sacramento qua Milpitas, rủ chúng tôi đi uống café , hẹn
thêm Lê Tường Lâm ở San Jose, cũng
là một thầy giáo văn chương, bạn cũ của Đoàn từ thời sinh viên Huế. Chúng tôi
ngồi ở quán Coffee Lovers, trên đường
Story của
Đây là quán có chỗ ngồi ngoài trời có thể tha hồ hút thuốc. Chúng tôi nói chuyện
văn chương thế sự theo tâm thế của những người từng là nhà giáo một thời trước
1975. Đoàn mời chúng tôi qua thăm anh và bạn bè ở
Mấy hôm sau, anh chị
chủ nhà chở chúng tôi đi. Dù xe có GPS nhưng không hiểu sao đến nơi tìm mãi
không ra nhà, chúng tôi phải đậu xe ở một khu mua sắm gọi điện thoại nhờ Đoàn
ra đón. Đoàn ở một khu mới mở rộng của thủ phủ
Đoàn mời một số bạn cùng đến ăn tối. Tất cả đều là người Huế. Ông Hoàng Xuân
Thiệu. Anh Hoàng Ngân Hà nguyên giáo
sư Anh văn cùng khóa với tôi ở Đại học Sư Phạm Huế. Anh Nguyễn Đăng Hoàng, du học trước 75, đang dạy đại học. Hai anh Định Nguyên và Ngô Viết Trọng, nguyên sĩ quan cảnh sát nhưng qua đây đều viết văn.
Định Nguyên chuyên viết chính luận và Trọng đã xuất bản mấy cuốn tiểu thuyết lịch
sử. Vợ chồng anh chị Kiềm – Cơ, Kiềm
là em gái của Đông Trình, một nhà
thơ bạn thân của tôi trong nhóm Việt trước đây. Tôi mang theo một số cuốn “Mảnh
trời xanh…” để tặng họ. Anh chị chủ nhà của tôi về ngay trong đêm.
Chúng tôi ở lại mấy hôm để các bạn đưa đi thăm thú
Trần Kiêm Đoàn,
Nguyễn Đăng Hoàng và Định Nguyên cùng đi với chúng tôi. Thật không có gì thú vị
và hữu ích bằng việc được các bạn “thổ công” của một địa phương đưa đi khám phá
nơi đó vì họ biết nên đưa chúng ta đến đâu và có thể trả lời cho ta mọi câu hỏi.
Đầu tiên chúng tôi đến Capitol, nơi
làm việc của Quốc Hội và Thống đốc bang. Tòa nhà này đã được xây dựng từ hơn
150 năm trước, di chuyển, thay đổi kiểu kiến trúc nhiều lần và hiện nay có cùng
kiểu dáng, tuy nhỏ hơn, với Capitol của liên bang ở thủ đô Washington DC.
Khách được vào tham
quan tự do nhưng qua cửa phải kiểm tra an ninh. Ngay lối vào là một hành lang
dài, hai bên có những tấm bảng trình bày rất thẩm mỹ, nhiều màu sắc, giới thiệu
đặc điểm của các
tiết về địa lý, dân số, thế mạnh kinh tế, đặc sản…, chúng tôi chỉ xem lướt qua
chứ xem kỹ phải mất cả ngày. Nếu có cuốn sách đem về nhà đọc thì hay hơn. Tiếp
tục đi lên các tầng lầu, dọc theo cầu thang và hành lang ở mỗi tầng có treo
hình và tiểu sử, sự nghiệp các thống đốc bang qua các nhiệm kỳ. Nơi quốc hội họp
là một phòng hình tròn rộng, có chỗ ngồi riêng trên cao cho phóng viên báo chí
và dân chúng đến theo dõi. Việc thiết kế phòng họp này đã cho thấy tính dân chủ
trong sinh hoạt chính trị ở Mỹ. Ngoài ra còn nhiều phòng làm việc khác của quốc
hội và văn phòng chính phủ tiểu bang.
Chúng tôi cũng dừng
lại chụp hình khá lâu bên cạnh tượng con gấu, biểu tượng của bang Cali, trước
phòng làm việc của thống đốc bang, hiện nay là ông Arnold Schwarzenegger,
nguyên tài tử điện ảnh loại phim hành động nổi tiếng với thân hình lực sĩ đẹp
nhất thế giới. Mước Mỹ đúng là xứ sở của cơ hội cho mọi người có tài năng và ý
chí thăng tiến. Như ông thống đốc này, vốn
là dân nhập cư, lập nghiệp bằng con đường điện ảnh và bây giờ trở thành một nhà
hoạt động chính trị đứng đầu tiểu bang. Sau khi hết nhiệm kỳ, có thể ông trở lại
nghề cũ. Thật là tự nhiên, bình thường và tự do.
Bên ngoài Capitol,
phía trước là một quãng trường rộng đang có một sinh hoạt kỷ niệm gì đó của dân
Do Thái. Họ dựng lều, ăn uống, ca hát trên bãi cỏ rất vui nhộn. Các bạn cho biết
tổ chức, đoàn thể nào cũng có thể xin phép mượn chỗ này để sinh hoạt chứ không
phải là nơi kín cổng cao tường chỉ dành cho những người làm chính trị. Phía sau
là một vườn hồng mênh mông đang lúc hoa sắp tàn nhưng cũng vẫn còn khá rực rỡ
nhiều màu sắc đỏ, vàng, hồng, trắng. Giữa vườn có một khu tưởng niệm các chiến sĩ Mỹ hi sinh trong chiến tranh Việt
Trên sàn xi măng trước lối vào có hình bản đồ Miền Nam Việt
sự quan trọng. Bên trong có nhiều tượng không lớn lắm nhưng đường nét tinh tế,
mô tả người lính trong các tư thế chiến đấu, bị thương, cứu giúp đồng đội, bị cầm
tù … rất sinh động. Sau này đi nhiều nơi, chúng tôi thấy ngoài Đài tưởng niệm
là bức tường đá đen nổi tiếng ở thủ đô ghi tên 58.200 lính Mỹ bỏ mình trong chiến
tranh Việt Nam, còn rất nhiều nơi khác có đài tưởng niệm. Chiến tranh Việt
là một dấu ấn khó quên trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.
Sutter’s Fort là một khu bảo tàng đặc biệt
mà các bạn đưa chúng tôi đi xem. Đây là nơi phục chế pháo đài ngày trước của đại
tá Sutter, người có công sáng lập ra thủ phủ
quanh, bên trong dọc theo tường là những phòng nhỏ đặc biệt được sử dụng cho
các sinh hoạt của pháo đài. Chính giữa là một ngôi nhà gỗ lớn hai tầng, nơi ở
và làm việc của ban chỉ huy. Ngoài ra còn nhiều dãy nhà ăn và nhà sinh hoạt
khác. Đọc tài liệu hướng dẫn và xem, nghe qua màn hình vi tính ở từng phòng ta
có thể hình dung cuộc trường chinh gian khổ mà đoàn quân của đại tá Sutter trải
qua trước khi dừng chân cố thủ tại đây. Các hiện vật được phục chế tỉ mỉ cho thấy
từ súng ống, quần áo, bàn ghế đến nhà kho, nhà bếp, nơi chứa lương thực, lò
rèn, cả chỗ giam tù của pháo đài này.
Đây là cách phục chế theo đúng nguyên mẫu chứ không phải hiện đại hóa bằng những
vật liệu, màu sắc của thời đại văn minh nên khách tham quan có cảm giác thực sự
được hít thở bầu khí của một thời quá khứ.
Một nơi khác thật
đáng xem là cơ sở nuôi cá hồi bên dòng
sông
năm theo bản năng ngược dòng sông tìm về nguồn cội để đẻ trứng. Trên đường về,
gặp các đập chắn do con người xây dựng, chúng không vượt qua được sẽ chết giữa
đường. Dựa vào đặc điểm này, trước con đập ở đây, người ta xây một hệ thống xi
măng nhiều cấp dẫn vào nhà máy ngay trên bờ. Cá sẽ tự động theo con đường này,
“vượt vũ môn” đi vào trong các hồ. Ở đây người ta bắt chúng dễ dàng, mổ bụng
làm thụ tinh nhân tạo. Đẻ trứng xong, cá mẹ chết, người ta nuôi cá con lớn rồi
mang thả lại ra biển. Việc này khá tốn kém nhưng cốt duy trì được đàn cá. Công trình này vừa
mang tính khoa học kỹ thuật cao vừa bảo vệ được môi trường. Một đất nước có
trình độ khoa học và tính nhân bản như thế nào mới làm được điều này.
Trong khi đi chơi,
chúng tôi trò chuyện về nhiều vấn đề. Nguyễn
Đăng Hoàng trẻ hơn chúng tôi, tuy xa quê hương lâu năm nhưng anh nhận định
mọi vấn đề về đất nước một cách khách quan, tỉnh táo trên cơ sở thực tiễn và
phân tích một cách thấu đáo. Anh nói chuyện chậm rãi, khúc chiết, trình bày vấn
đề gì cũng hơi dài dòng nhưng đâu ra đấy. Định
Nguyên sôi nổi và nặng phần phê phán hơn nhưng cũng không cực đoan. Trần Kiêm Đoàn tâm sự với tôi nhiều khi
chúng tôi thức khuya ở nhà anh. Anh có một phòng làm việc riêng trên lầu chứa
sách quý và một giàn loa nghe nhạc tuyệt vời. Anh kể cho tôi nghe nhiều chuyện
riêng tư trong cuộc đời, những điều anh chưa viết ra mặc dù anh đã viết khá nhiều
về những kỷ niệm và những biến cố trong đời mình khi nổi trôi theo vận nước qua
những hoàn cảnh ngang trái, bi đát như biết bao người khác trong cùng thế hệ từng
nếm trải chiến tranh, áp bức và thù hận. Với tư cách một người cầm bút, anh muốn
vượt lên trên những xung động và phân ly hiện nay, đưa ra được điều gì có tính
vượt thoát hơn, có tầm cao hơn cho số phận dân tộc mà không bị ràng buộc bởi cuộc
tương tranh ý thức hệ và sự thù hận vẫn còn dai dẳng. Tôi tâm đắc với anh trong
nhiều suy nghĩ.
Hôm sau các bạn đưa
chúng tôi đi chơi tiếp. Nguyễn Đăng Hoàng mời cả nhóm đi ăn ở một cửa hàng Pháp
đặc biệt và nói mọi người sẽ ngạc nhiên. Chúng tôi ngạc nhiên thật vì đến nơi
thấy một cửa hàng nhỏ xíu, khách hàng người Mỹ tới hơn chục người đang xếp hàng
từ cửa ra đến ngoài đường đợi vào ăn. Chúng tôi cũng phải kiên nhẫn đứng chờ đến
nửa giờ mới vào tìm được một chỗ ngồi chật chội. Hoàng giải thích ông chủ nhà
hàng người Pháp này, ông Daniel Pont,
trước có một nhà hàng lớn nổi tiếng ở nơi khác. Về già ông không làm nhà hàng lớn
nữa nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc để bán món xúp Pháp “gia truyền”, món soup hành, onion soup đã lừng danh của
ông, được coi là ngon nhất Sacramento,
nên mở cửa hàng La Bonne Soup and
Café này. Chỉ có một mình ông làm, vừa là đầu bếp, vừa là người phục vụ, vừa
thu tiền. Khách vào gọi món gì đứng đợi ông làm xong, trả tiền, lấy mang ra tự
tìm chỗ ngồi, không có chỗ thì đứng hoặc mang ra ngoài ăn. Ngoài món xúp, ông
còn làm các loại bánh mì kiểu Pháp. Do khẩu vị, tôi không thấy món xúp lừng
danh của ông có gì đặc biệt nhưng xem ra khách Mỹ ở đây rất thích nên họ chịu xếp
hàng như thế. Mà hình như giá cũng không phải rẻ.
Chúng tôi đi ngang
qua khu phố cổ. Nơi đây vẫn còn những
con đường lát đá gập ghềnh, những căn nhà gỗ làm quán bar, những chiếc xe ngựa
theo kiểu ngày xưa, hơi giống cảnh trong những phim cao bồi miền Viễn Tây nhưng
hiện đại hơn.
Các bạn đưa chúng tôi đi thăm thung lũng
và Sonoma gần đó hai nơi sản xuất rượu vang đã đưa Mỹ hai lần đạt giải rượu
vang ngon nhất thế giới trong các cuộc thi quốc tế, vượt qua cả rượu vang Pháp
có truyền thống lâu đời vốn thống trị trong ngành làm rượu này.
khoảng một giờ lái xe. Gần đến nơi, hai bên đường các vườn nho bạt ngàn chạy dọc
theo thung lũng. Các gốc nho trồng ngay hàng thẳng lối, được chăm sóc kỹ, dây
nho quấn theo giàn thấp chừng hơn một mét, các chùm nho mọng san sát vừa tầm
cho việc thu hái. Đây đó có những nhà máy phía xa xa trên đồi cao. Có một khu vực
hai bên đường tập trung nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm rượu của các nhà
máy. Chúng tôi vào một nơi. Cửa hàng trình bày trang nhã nhiều loại rượu với
các loại chai khác nhau trông thật bắt mắt và các tờ quảng cáo, tạp chí chuyên
ngành về rượu vang. Trước đây ở những nơi nầy khách vào xem được nếm rượu miễn
phí nhưng do suy thoái kinh tế, người bán hàng ở đây nói muốn nếm phải trả $5 mỗi
người. Trong khi nếm rượu trò chuyện, bạn tôi tán dóc giới thiệu chúng tôi ở
vùng trồng nho của Việt
sang thăm, học hỏi kinh nghiệm làm rượu của
Thế là người bán hàng khoái chí mời chúng tôi vào đứng trong quầy chụp ảnh với
ông ta để lưu niệm và cũng không lấy tiền nếm rượu nữa.
Đến thăm một nhà
máy rượu nhưng bất ngờ do suy thoái kinh tế, nhà máy này đã phá sản, cửa đóng
then cài. Bên cạnh nhà máy này là một siêu thị nho nhỏ khá đặc biệt. Các quầy
hàng san sát nhau bán đủ các thứ, có một ít bàn ghế ở chỗ trống để khách ngồi uống
nước. Chúng tôi vào uống trà. Không ngờ ở đây lại có quầy hàng bán đủ loại trà
phương đông và được chủ quầy hàng, một cô gái trẻ, pha chế một cách khá cầu kỳ
theo kiểu trà đạo để khách uống tại chỗ.
Mấy ngày ở
nhà Đoàn hay ăn ở ngoài, một bữa anh Ngô
Viết Trọng mời đến ăn ở nhà anh. Thêm một số khách của anh, hầu hết là người
Huế, nên chủ nhà thết đãi món Huế gồm các loại bánh bèo, bánh nậm, bột lọc và
bún bò. Dân Huế ở đây như vậy cũng khá đông và họ nặng tình đồng hương, thường
quần tụ qua lại giúp đỡ nhau trên xứ người để khỏi thấy lạc lõng. Anh Trọng người
gầy nhỏ, hiền lành, hay cười ít nói. Không ngờ nguyên là sĩ quan cảnh sát, bây
giờ anh lại tập trung viết tiểu thuyết lịch sử, đã xuất bản được mấy cuốn. Anh
tặng tôi các cuốn “Lý Trần tình hận”, “Công nữ Ngọc Vạn”, “Dương Vân Nga – Non cao và vực
thẳm”. Sau đó lúc nào rảnh, tôi “tranh thủ” đọc vì sách không dày lắm.
Anh tập trung viết về những giai đoạn lịch sử hào hùng với những nhân vật anh
hùng hay có bí ẩn, dựa vào chính sử, các giai thoại và hư cấu thêm. Chưa nói đến
giá trị tác phẩm như thế nào, một người Việt viết văn ở Mỹ có mối quan tâm và
công trình như thế thật đáng trân trọng.
Sau mấy ngày thăm
viếng, Đoàn lái xe đưa chúng tôi về lại
Chúng tôi không ngờ sau này lại có hai lần nữa trở lại
Người đầu tiên
trong số học trò cũ tôi gặp ở Mỹ là Lê
Thị Bích Thủy. Bích Thủy cùng với Ngọc
Hà là hai chị em, học trò khá thân của tôi trong lớp C văn chương hồi tôi mới
ra trường dạy học ở Ban Mê Thuột. Thời đó tôi 22 tuổi, chỉ lớn hơn học trò vài
tuổi, cùng với mấy bạn đồng khóa nhận nhiệm sở ở đây, nơi chúng tôi đã quyết định
chọn lựa, mang tinh thần sôi nổi của những ngày sinh viên đấu tranh ở đại học
Huế và hoài bão giáo dục thế hệ đàn em vào ngôi trường khá bình lặng của vùng
cao nguyên “buồn muôn thuở, bụi mù trời”. Tôi rất thân thiết với học trò. Ngoài
lớp học chúng tôi cùng nhau đi picnic, uống café, hát hò, tập thể dục như anh
em và các em thường đến nhà trọ của tôi vui chơi, phá phách. Qua thông tin của
Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Ban Mê Thuột ở Hoa Kỳ, biết tôi đến Mỹ, đang ở
Milpitas, Bích Thủy ở San Jose, lập tức liên lạc đến thăm chúng tôi tại nhà và
mời chúng tôi đi ăn cùng với cả gia đình. Thủy cho biết Ngọc Hà đang ở
Bích Thủy kể chuyện
làm ăn. Cô cùng với chồng từ khi sang đây chủ yếu làm nghề nấu, bán thức ăn cho
công nhân ở các nhà máy. Thức ăn nấu nướng xong ở nhà, lái xe đến trước các nhà
máy vào giờ nghỉ trưa để bán cho công nhân. Công việc này cũng khá vất vả. Ban
đầu phải thuê thêm người nấu và người lái xe nhưng sau này bán được ít nên hai
vợ chồng tự làm lấy. Mẹ của Bích Thủy khá cao tuổi, biết tôi từ hồi ở Ban Mê
Thuột, rất thích nhắc lại chuyện xưa. Bà nói liên miên làm các con phải nhắc
khéo bà để cho thầy nói chuyện. Tôi bảo cứ để bác nói vì bác vui và tôi cũng
thích nghe để nhớ lại chuyện cũ. Điều cảm động là lúc gần chia tay chúng tôi mới
biết là chỉ còn vài ngày nữa Bích Thủy phải vào bệnh viện giải phẫu lần thứ hai
vì một căn bệnh nguy hiểm nhưng cô vẫn cố gắng gặp gỡ chúng tôi vì sợ sau này
không còn dịp. Cô thật chí tình với người thầy cũ hơn 40 năm mới gặp lại.
Một ngày cuối tuần Oánh đưa chúng tôi đi thăm
Francisco
trong vùng Vịnh này không xa nhau lắm và đường cao tốc rất tốt. Qua khỏi
lúc đợi ở trạm thu phí trước khi vào thành phố, tôi thấy các cổng cho xe qua được
ghi đến số 18, xe cộ ken dày đặc. Băng qua khu downtown với nhiều nhà chọc trời làm đường phố tối sẫm, chúng tôi
đi về hướng cầu
Gate
một tòa lâu đài để chụp hình. Oánh nói đây là một lâu đài nổi tiếng xây dựng
theo phong cách Ý, nóc tròn kiểu nhà La Mã, chung quanh có hồ bao bọc, thường
được khách du lịch và ngay cả dân địa phương đến thăm viếng. Chúng tôi chỉ
ngưng lại chụp hình bên đường, lấy bối cảnh hồ và lâu đài phía sau.
Khu vực chân cầu
chỗ đậu xe cũng khó. Chúng tôi đi bộ lại gần chỗ chân cầu, từ đây có thể nhìn
xéo suốt cầu và hòn đảo phía ngoài xa, nơi có trại giam cũ nổi tiếng
trong sương. Tuy có tên
sơn mầu đỏ sậm (Mỹ gọi là International
Orange) chứ không phải mầu vàng, nhìn gần thật đồ sộ và mạnh mẽ. Cây cầu
treo bằng dây văng này bây giờ không phải dài nhất thế giới vì có nhiều cầu mới
ở Mỹ cũng như các nước khác dài hơn nhiều. Tuy nhiên nó đã nổi tiếng từ lâu,
xem như biểu tượng và là niềm tự hào của thành phố
dài nhất. Chỗ dừng chân cho khách tham quan đầu cầu này khá cao, có tượng kỹ sư
thiết kế cầu ghi rõ tiểu sử của ông và các chi tiết liên quan đến việc xây dựng
cầu, một khúc dây cáp thật cho người xem thấy được độ lớn và đặc điểm của dây
văng, một cái kính viễn vọng để nhìn ra xa ngoài vịnh.
Chúng tôi lên cầu,
đi dọc theo lối dành cho người đi bộ ra phía giữa cầu. Lên đây lại khó nhìn ngắm
vì hai bên có rào chắn cao. Xe chạy bên ngoài gây tiếng động ầm ầm và làm rung
chuyển cả cầu. Đi khoảng một phần ba, chúng tôi quay trở lại vì cũng không nhìn
thấy gì thêm và khách chen chúc quá đông. Được đặt chân lên chiếc cầu nổi tiếng
này cũng là một dấu ấn cho chuyến đi du lịch Mỹ.
xuống dốc liên tục, dốc hơn Đà Lạt, Sapa nhiều. Oánh lái xe đến đường
của thành phố, dài đến cả cây số, từ trên cao đổ xuống, nhìn rợn người, có lẽ dốc
đến gần 45 độ. Oánh đã từng làm việc ở
đây nên rất rành đường sá. Để bớt nguy hiểm, phần dốc trên đỉnh xuống người ta
chừa phần làm đường khá rộng giữa hai dãy nhà, đường quanh co uốn lượn hình chữ
chi giữa các bồn hoa và cây cảnh để đỡ dốc và xe chỉ được chạy chiều xuống, từng
chiếc một. Oánh chạy xe chầm chậm mà tôi cũng thấy lên ruột. Đến giữa dốc, có
con đường cắt ngang. Oánh tìm chỗ đậu xe để chúng tôi chụp hình. Một số người
có lẽ là du khách cũng làm như thế. Từ đây nhìn lên, thấy đường đâm thẳng lên
trời với hai dẫy nhà như treo lơ lửng trên không. Nhìn xuống, con đường không
còn quanh co giữa các bồn hoa nữa mà thẳng tắp sâu xuống hun hút. Một khung cảnh
thật lạ của thành phố này.
Chúng tôi ăn trưa
muộn ở một nhà hàng Mỹ. Nhìn ra ngoài đường phố âm u vì nhà cao tầng che khuất
ánh sáng mặt trời. Một bà già đang cho đàn bồ câu ăn bên lề đường. Bà có vẻ
thích thú cười khoe chiếc miệng móm mém khi BY đưa máy ảnh ra chụp. Chúng tôi
trở về nhà Oánh, nghỉ ngơi đôi chút rồi đi tiếp đến nhà của Thái Anh ở
chức ăn tối và mời một số bạn đến nghe Trần Văn Thủy nói chuyện. Khi chúng tôi
đến, trời đã tối và trong nhà đã có nhiều khách ồn ào. Thái Anh nhờ Oánh và tôi
ra phi trường
đón Thủy và Phong vì sắp đến giờ nhưng Thái Anh còn bận ở nhà tiếp khách. BY
vào nhà Thái Anh trước, chúng tôi tiếp tục đi ra phi trường.
Đến phi trường đợi
khoảng mươi phút, máy bay đến. Tôi đã từng gặp Hoàng Khởi Phong mấy lần và vừa
gặp lại ở nam
Với Trần Văn Thủy tôi có gặp một lần đã lâu lắm, từ hồi tôi còn ở Hội Văn nghệ
Lâm Đồng năm 1988, lúc đó anh vào thăm Đà Lạt và Hội chúng tôi có tổ chức cho
anh một buổi gặp gỡ công chúng. Mới gần đây anh có dịp đọc cuốn “Mảnh
trời xanh trên thung lũng” của tôi và chúng tôi thỉnh thoảng trao đổi
email tỏ lòng quý mến nhau. Gặp nhau ở đây, anh thật sự vui mừng. Anh nhờ Hoàng
Khởi Phong đi lấy hành lý để có thể nói chuyện
với Oánh và tôi.
Chúng tôi về đến
nhà Thái Anh, mọi người đang ăn uống, ngồi chật phòng khách, phòng ăn, vào đến
tận bếp. Thái Anh giới thiệu khách với mọi người và lập tức Trần Văn Thủy đi
tìm BY để chào hỏi. Anh đã nói rất có ấn tượng và tình cảm đặc biệt với BY khi
đọc “Mảnh trời xanh…”. Thái Anh mang thức ăn cho những người mới đến. Chúng tôi
ăn vội vàng để có thể bắt đầu buổi nói chuyện của Trần Văn Thủy. Sau khi Thái
Anh giới thiệu qua về Trần Văn Thủy, Thủy làm tôi phát ngượng vì anh bắt đầu bằng
cách nói trước tiên xin bày tỏ sự ngưỡng mộ và quý mến đối với BY và tôi vì những
gì chúng tôi đã sống và chịu đựng. Tôi không dám nghi ngờ đây là tình cảm thật
hay cách tỏ ra khiêm tốn của anh, một đạo diễn tài ba, nói chuyện rất có duyên,
lôi cuốn và hùng biện. Anh đã từng nói chuyện nhiều nơi trên đất Mỹ nên quá
quen thuộc với những buổi gặp gỡ như thế này. Anh trình bày về quá trình và những
khó khăn trong việc làm hai cuốn phim tư liệu nổi tiếng “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện
tử tế” trong thời kỳ trước đổi mới ở trong nước. Đặc biệt việc đưa cuốn
phim “Chuyện tử tế” ra nước ngoài ly kỳ như một chuyện phim gián điệp. Phim của
mình làm nhưng anh không có bản nào trong tay và phải đi từ bắc vào nam truy
tìm lấy một bản, sau đó Đại sứ quán Cộng Hòa Dân Chủ Đức ở Hà Nội lúc bấy giờ
đã chuyển bộ phim này ra nước ngoài. Sau khi bộ phim được giải thưởng cao ở International Film Festival Leipzig
(1988) và nhiều giải thưởng quốc tế anh mới thôi bị rắc rối.
Người nghe đặt nhiều
câu hỏi và anh trả lời rất thông minh, dí dỏm. Cũng có người hỏi tôi về lý do tại
sao tôi được đi Mỹ và tôi giải thích rất chân tình về những gì đã diễn ra đưa đến
chuyến đi này. Kết thúc buổi trò chuyện Trần Văn Thủy đề nghị mọi người nếu có
ai viết gì về anh liên quan đến thái độ chính trị, anh yêu cầu trích dẫn những
gì anh đã phát biểu trong nước trên báo chí hay truyền hình. Anh không muốn bị
hiểu lầm khi ra khỏi nước mới tỏ thái độ thế này thế khác. Những gì cần nói anh
công nhiên đứng trong nước để nói. Tôi rất tán thành thái độ này của anh và tôi
cũng đã lựa chọn như thế. Hơn 12 giờ đêm chúng tôi mới được nghỉ ngơi.
Ngày mai chúng tôi
sẽ có một chuyến đi xa. Chuyến đi thăm thắng cảnh Lake Tahoe mà Thái Anh đã chuẩn bị và sắp xếp trước cho chúng tôi
cùng đi với Trần Văn Thủy và Hoàng Khởi Phong, một dịp hiếm có khi chúng tôi
cùng gặp gỡ nơi đây.
Thái Anh lái xe đưa
chúng tôi đến
đón chị Khánh Tuyết cùng đi. Chị có
hùn với mấy người bạn mua một ngôi nhà nghỉ ở vùng rừng
Tahoe
cảnh này. Chị Khánh Tuyết đã quen biết Trần Văn Thủy và Hoàng Khởi Phong từ trước
khi Trần Văn Thủy làm công trình nghiên cứu trong kế hoạch của William Joiner Center, thể hiện qua cuốn
sách “Nếu đi hết biển”. Cuốn sách chủ
yếu ghi lại các cuộc trò chuyện với một số nhân vật, phần lớn là nhà văn trên đất
Mỹ về các vấn đề văn học nghệ thuật và chính trị. Hoàng Khởi Phong và Khánh Tuyết
được dành hai chương trong cuốn sách này. Khánh Tuyết trước ở Đà Lạt, làm công
tác thanh niên thiện chí, quen biết anh Chris,
một chuyên gia về y tế cộng đồng đi trong đoàn Thanh niên Chí nguyện của Hoa Kỳ sang công tác ở Việt Nam. Chị qua
Mỹ từ cuối thập niên 60, học, làm việc tại đây, kết hôn với Chris, tham gia nhiều
công tác từ thiện và hoạt động phản chiến cùng với sinh viên
Chris đã mất từ mấy
năm trước, cô con gái duy nhất có gia đình ở xa, chị sống một mình trong căn
nhà khá cũ kỹ bầy biện các hiện vật và sách báo đầy các phòng như một bảo tàng
nho nhỏ. Chị giới thiệu cho chúng tôi xem một số hiện vật liên quan đến cuộc
tình cảm động của chị và Chris, một người suốt đời làm công tác thiện nguyện cứu
người, cuối cùng chết vì bệnh nan y. Chị chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi Lake
Tahoe: thức ăn, đồ uống, bánh kẹo, túi ngủ. Bàn tay phụ nữ có khác. Lo cho 6
người ăn ở trong hai ngày đâu phải chuyện đơn giản.
Từ đây đi
khôi thông thuộc đường sá nên chỉ nghỉ một lần, lúc gần tới nơi. Lake Tahoe là
một thắng cảnh du lịch, vui chơi giải trí nổi tiếng nằm giữa hai bang
Đó là vùng cao với một hồ mênh mông rộng nhất trong các hồ trên núi ở Mỹ. Nơi
đây người ta có thể cắm trại, bơi thuyền, tắm hồ, leo núi, đi xe đạp, trượt tuyết…tùy
theo mùa. Gần đến Lake Tahoe, hai bên đường là rừng thông ngút ngàn, gợi nhớ cảnh
Đà Lạt nhưng thông ở đây có vẻ cứng cỏi và khô hơn, không dịu dàng mảnh dẻ vi
vu như thông Đà Lạt. Xa xa núi tiếp núi cao dần, trên đỉnh vẫn còn tuyết trắng
thấp thoáng. Không khí bắt đầu mát dịu dần. Bên đường có một tấm bảng đá ghi “Welcome to
từ hướng nam. Một ngôi nhà nhỏ phía trước căng một hàng dây treo các tấm thảm lớn
thêu các con vật như gấu, sư tử, chó sói… có lẽ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở
đây. Lại còn mấy tấm da lớn như da gấu, xe chạy nhanh quá tôi nhìn không rõ. Gần
đến vùng trung tâm, bắt đầu có những khu nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ khách du
lịch nằm rải rác.
Chúng tôi đến nhà
nghỉ của chị Khánh Tuyết theo những con đường nhỏ trong rừng, qua nhiều ngả ba,
ngả tư làm chị đôi khi cũng lúng túng lúc chỉ đường. Những ngôi nhà rải rác nhiều
kiểu, có villa sang trọng, có những nhà nhà gỗ đơn sơ, tất cả đều lặng lẽ giữa
rừng thông vắng bóng người. Nhà chị Tuyết ở gần tận cuối một con đường. Một
ngôi nhà gỗ có gác, ban công phía trên lộ thiên, mái dốc. Chị nói ngôi nhà này
do người chủ cũ tự làm trong các kỳ nghỉ mất 5 năm mới xong. Chị vừa mở cửa,
chúng tôi giật mình vì nghe tiếng chó sủa inh ỏi. Hóa ra là chó điện tử để chống
trộm, chủ yếu là chống gấu vì ở vùng này vẫn có gấu sục sạo vào nhà kiếm thức
ăn.
Mang đồ ngoài xe
vào xong, chị Tuyết ở nhà chuẩn bị bếp núc còn Thái Anh đưa chúng tôi ra hồ. Chị
Tuyết đã quá quen với vùng này nên không muốn đi. Trên đường có nhiều khu vực
quy định làm khu cắm trại. Muốn lái xe ra hồ phải trả thêm tiền, nhưng vì cách
hồ chỉ một phần ba dặm nên chúng tôi để xe ở một bãi đậu phía ngoài có người
canh gác. Ra với thiên nhiên mà cứ lên xuống xe còn gì thú vị.
Khu vực này thấp, đất
liền chỉ cao hơn mặt hồ chút ít, có bãi cát rộng như bãi biển, nhìn qua bờ đối
diện xa tít tắp với rừng núi bao bọc. Sóng vỗ lăn tăn, gió mát ngào ngạt. Một
nhóm thanh niên đang chơi đùa dọc mép nước. Chúng tôi ngồi trên cát ngắm cảnh hồ
một lúc rồi đi chụp ảnh. Có một vị trí chụp rất đẹp từ hồ nhìn vào phía núi với
phông là đỉnh núi cao nhất tuyết phủ trắng xóa vượt lên rừng thông xanh. Chúng
tôi chầm chậm đi bộ trở vào vì tôi đau chân thỉnh thoảng phải ngồi nghỉ và Trần
Văn Thủy cũng không đi nhanh được. Mới gần đây Thủy bị một tai nạn giao thông
đáng ngờ ở Hà Nội, may mà anh không bị thương nặng, nhưng sau khi điều trị,
chân đi khập khiễng.
Thái Anh tiếp tục
lái xe chạy vòng quanh hồ, hướng về phía núi cao để ngắm cảnh. Con đường này
dài đến 72 miles, uốn lượn theo bờ, lúc lên cao, lúc xuống thấp. Chúng tôi dừng
lại ở chỗ có mấy cái vista point rất
đẹp. Ở đây có nhà vệ sinh, các bảng chỉ dẫn đặc điểm của hồ và đặc biệt là vị trí có tầm nhìn từ trên cao bao quát mặt
hồ rộng lớn bên dưới. Ngay phía trước các vista
point này là một vịnh Emerald Bay nhỏ,
nước xanh biếc, nổi bật một tiểu đảo cây cối lưa thưa, có biệt thự của một bà
triệu phú tên Knight. Bà đã hiến biệt
thự này cho nhà nước trước khi từ trần. Sống
trên đảo đó đúng là cách biệt với thế giới. Trời gần tối chúng tôi mới quay về.
Về nhà mọi người
xúm lại cùng chị Tuyết sửa soạn bữa ăn. Nhà này cũng khá tiện nghi, có điện nước,
bếp ga, tủ lạnh, nồi niêu song chảo, bàn ăn rộng rãi. Mỗi người một tay, chẳng
mấy chốc đã có bữa ăn nóng sốt dọn ra. Ăn uống, dọn dẹp rửa bát đĩa xong, chúng
tôi đốt lò sưởi ngồi nói chuyện. Trong nhà có sẵn củi đã được chặt xếp gọn
gàng. Giữa rừng, khí hậu lạnh, có ngọn lửa ấm bập bùng trước mắt thật không có
gì thú vị bằng. Chúng tôi nhấm nháp sô cô la với trà nóng. Câu chuyện tâm tình
kéo dài đến tận khuya. Sự gặp gỡ chung cùng ở đây cũng là một điều kỳ diệu.
Chúng tôi biết ơn Thái Anh về sự sắp xếp này. Trần Văn Thủy là đạo diễn xuất
thân từ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, du học Liên Xô. Hoàng Khởi Phong nguyên là
sĩ quan Quân cảnh của Việt Nam Cộng Hòa Miền Nam, nhà văn lưu vong trên đất Mỹ.
Thái Anh du học từ thời trẻ trước 75, thấm nhuần văn hóa Mỹ nhưng không quên
nguồn cội. Khánh Tuyết có chồng Mỹ, sống trên đất Mỹ, hoạt động từ thiện và phản chiến trong thời kỳ chiến
tranh Việt
Tôi là sinh viên tranh đấu Miền Nam chống Mỹ, chống chính quyền Sài Gòn, một thời
làm Việt cộng rồi chống guồng máy cộng sản độc tài toàn trị. BY gắn bó với tôi
hơn nửa đời. Những người có xuất thân hầu như chẳng có điểm gì giống nhau nhưng
có lẽ gặp gỡ nhau ở chỗ đều muốn làm “người tử tế”, như ý trong bộ phim của Trần
Văn Thủy. Tưởng là đơn giản, nhưng trong bất cứ xã hội nào, nhất là trong những
xã hội thiếu tự do, không có dân chủ, làm người tử tế không dễ chút nào. Chúng
tôi cảm thấy gần gũi và thân tình một cách tự nhiên, ấm áp như ngọn lửa hồng mà
mọi người luôn tiếp củi làm cho nó bốc cao bập bùng.
Các túi ngủ chị
Khánh Tuyết mang theo thật tiện lợi vì gọn nhẹ. Mỗi người chui vào một túi, nửa
số người nằm dưới nhà, nửa lên gác. Sáng hôm sau BY và tôi dậy sớm ra ngoài. BY
thích thú đi khám phá các đống tuyết nhỏ còn sót lại trong rừng chung quanh
nhà. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tận tay sờ lên tuyết. Hoàng Khởi Phong cũng
dậy ra ngoài cùng tôi đứng hút thuốc. Dân ghiền thuốc lá được hút trong bầu khí
lạnh giữa rừng này thật không gì bằng. Chúng tôi nói chuyện và Hoàng Khởi Phong
nhận ra chúng tôi có nhiều điểm chung trong quan điểm sáng tác văn học và cách
sống mà trước đây anh chưa phát hiện. Trong khi sửa soạn ăn sáng, tôi hứng chí
hát mấy bài tình ca. Trần Văn Thủy thích thú lắng nghe và yêu cầu tôi hát lại lần
nữa bài “Tình khúc thứ nhất” của Vũ Thành An. Thái Anh và chị Khánh Tuyết
cũng cất tiếng hát, mỗi người một bài hay mọi người đồng ca những bài cùng biết,
câu được câu mất, cảm thấy mình trẻ trung không tuổi. Ăn uống xong, chúng tôi
phải dọn dẹp, lau chùi nhà cửa khá lâu để
nhà không bị hôi và khi người khác đến ở không phiền.
Trước khi trở về,
Thái Anh định đưa chúng tôi đi cáp treo lên đỉnh núi ngắm cảnh nhưng đến trạm mới
biết vì ít khách nên cáp treo chỉ hoạt động vào ngày cuối tuần. Lại định đánh
xe một vòng trọn hồ nhưng khi đi quá vùng ranh
giới hai bang Cali và Nevada, nơi có các Casino của Nevada, đường bị tắc vì
đang sửa chữa nên đành phải quay lại hướng cũ, chạy theo nửa vòng hồ phía Cali.
Trên đường thỉnh thoảng lại có một khu nhà ở lẫn trong rừng cây. Một đoạn bờ thấp
có các cầu gỗ đóng ra hồ làm chỗ lên xuống ca nô cho những người có phương tiện
này. Chúng tôi ngưng lại chụp hình. Rời bờ hồ theo một hướng khác khi đến, Thái
Anh dừng xe ở một rest area để ăn
trưa với thức ăn mang theo. Nơi đây khá cao, vẫn còn nhiều tuyết, một bãi rộng
trắng toát chạy vào trong rừng cây. BY và tôi thích thú được chụp hình trên bãi
tuyết này vì bây giờ là mùa tuyết tan nên chỉ trên vùng núi cao này mới có thể
còn chạm được tuyết.
Trên đường cao tốc
trở về, Thái Anh phóng như bay theo thói quen của anh. Chợt có tiếng còi hụ và
xe cảnh sát giao thông đuổi theo nháy đèn buộc Thái Anh ép vào lề dừng lại.
Viên cảnh sát “mặt sắt đen sì” yêu cầu Thái Anh xuất trình giấy tờ và làm biên
bản phạt xe chạy quá tốc độ. Thái Anh cố cãi là anh chạy theo flow, cùng tốc độ với các xe khác, khi
chuyển lane chỉ tăng tốc độ một chút.
Chị Khánh Tuyết cũng xuống nói chuyện góp phần thuyết phục nhưng anh cảnh sát
khăng khăng không nghe. Thái Anh đành nhận giấy phạt. Chạy tiếp một lúc xe sắp
hết xăng, anh lại bực mình quá không lái được nữa, phải xuống ngồi dưới cho chị
Tuyết lái thay. Anh nói chắc viên cảnh sát thấy trên xe toàn dân châu Á, nghĩ
là đi đánh bạc ở Casino về nên phạt
cho bõ ghét. Anh cũng giải thích về những chuyện rắc rối tiếp theo sau khi bị
phạt. Tôi không dám chọc giận Thái Anh nhưng nghĩ thầm bị phạt là đúng. Thái
Anh lái xe nhanh kinh khủng. Hôm chở chúng tôi về Nam Cali anh chạy toàn 80-90
miles/giờ, vượt quá tốc độ quy định. Ở
suýt cho chúng tôi “hôn cột điện” khi lạng lách quá nhanh. May chị Tuyết rành
đường vùng này vì đã gần tới nhà, tìm được chỗ đổ xăng kịp thời và đưa chúng
tôi về an toàn.
T.D.B.C.
(Xem tiếp kỳ sau:
Miền Đông Washington)
Gặp gỡ trên đất Mỹ (2)
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
17:26
Rating:
Không có nhận xét nào: